Giải pháp về công tác thực hiện kế hoạch thu chi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực TRIỆU hải, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 95 - 99)

•Mục tiêu của nhóm giải pháp này là nhằm tiến hành phân bổ các nguồn thu cho các hoạt động của bệnh viện một cách hợp lý và sử dụng có hiêu quả các nguồn thu

đó.

•Căn cứ để tổ chức thực hiện là dựa vào kế hoạch thu-chi đã được xây dựng ở trên theo định kỳ tháng, qu , năm của Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải. Đây là

quá trình thực hiện các hoạt động tài chính theo kế hoạch thông qua sự phối hợp hoạt

động của phòng Tài chính - Kế toán với các ph ng, ban khác đểđạt được mục tiêu kế

hoạch. Vai trò của quản lý tài chính là lựa chọn thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch, tổ chức vận hành các hoạt động trong kế hoạch và giám sát việc vận hành ra sao. Cần

điều chỉnh, bổsung, thúc đẩy tiến độnhư thế nào.

•Nguyên tắc; Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu- chi kinh phí Bệnh viện cần

được phân bổ theo nguyên tắc:

Xác định khảnăng thu

- Dự toán sốkinh phí chi thường xuyên được cấp từ ngân sách;

- Đánh giá khảnăng thu bổ sung cho chi thường xuyên của bệnh viện từ nguồn thu viện phí, dịch vụ, viện trợ về thuốc, vật tư;

- Dự toán tổng thu hình thành kinh phí cho năm dự toán của bệnh viện. Kế hoạch chi theo mục lục chi ngân sách:

- Ưutiên đảm bảo đủ các khoản chi bắt buộc về: (i) Lương, phụ cấp lương theo

biên chế được duyệt và chế độ quy định; (ii) Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh và hoạt động chuyên môn;(iii) Chi điện,

nước, vệ sinh, xăng dầu, điện thoại, hành chính- quản lý trên nguyên tắc dự toán ở

mức triệt để tiết kiệm khoản chi và có quy chế quản lý chặt chẽ việc sử dụng;

- Xác định những nhu cầu chi thường xuyên khác, cân đối kinh phí dành cho dự

toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh.

- Dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định xây dựng nhỏ dựa trên định

hướng, kế hoạch hoạt động chuyên môn ngắn hạn và dài hạn của bệnh viện.

•Nội dung; Tổ chức thực hiện kế hoạch thu- chi các nguồn kinh phí của bệnh viện gồm những nội dung sau:

- Xác định bộ máy tổ chức: Phòng Tài chính- Kế toán và cán bộ của Phòng thông qua nghiệp vụtài chính là người trực tiếp tổ chức thực hiện các kế hoạch thu chi

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc. Phòng cũng chịu trách nhiệm chính trong viêc phối hợp các hoạt động tài chính của các đơn vị trong Bệnh viện. Từđó mà thực hiện được các kế hoạch phát triển dài hạn cũng như kế hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện.

- Tạo động lực làm việc cho bộ máy và cho mọi cán bộ nhân viên bệnh viện để

họ nhiệt tình, tích cực thực hiện kế hoạch. Ngoài việc trả lương hàng tháng theo cấp bậc, hệ sốquy định của Bộ công an bệnh viện cần có chếđộ đãi ngộ hợp l , đảm bảo sự hài lòng của nhân viên...

Bệnh viện cần có chính sách phúc lợi hợp lý với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên

gia là những lao động có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra có tiền thưởng cho CBCNVC khi họ hoàn thành khối lượng công việc lớn. Có như vậy mới phát huy được nhân tố con người, giảm tình trạng tiêu cực trong bệnh viện và nâng cao uy tín của bệnh viện – là những yếu tố cần thiết để hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Phối hợp các hoạt động đề thực hiện kế hoạch thu- chi đểcó kinh phí cho tăng lương và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, ngoài nguồn thu từ viện phí, Bệnh viện cần

tăng cường nguồn thu từ các dịch vụ bổ trợ, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, các hợp đồng thử nghiệm .v..v..

Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, thiết bị y tế. Sử dụng công nghệđúng mục đích, đúng chức năng, tránh tình trạng mua mà không sử

dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất hoặc sử dụng mà không bảo trì.

Bệnh viện có thể phát triển theo hướng mô hình khép kín phục vụ bệnh nhân từ

A-Z, học hỏi theo mô hình Bệnh viện lớn của Trung Ương là một điển hình làm tốt mô hình này.VD : Bệnh viện TW Huế hay Bệnh viện 108. Bệnh nhân đến bệnh viện ngoài việc được khám chữa bệnh ra còn có thể đăng k chỗ ngủ trọ ngay tại Bệnh viện.

Người có nhu cầu có thể mua thuốc và vật dụng khác ngay trong khuôn viên của Bệnh viện và Bệnh viện có cả dịch vụ ăn uống rất thuận tiện cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Các quầy bán thuốc và dịch vụ ăn uống được đấu thầu hoặc khoán số tiền phải nộp nhằm tăng thêm thu nhập cho Bệnh viện.

•Giải pháp cụ thể cần thực hiện:

(1)Chống thất thu viện phí và quản lý chặt chẽ thu- chi tiền mặt:

Cơ sở khoa học và thực tiễn đề ra giải pháp này cho Bệnh viện là:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Viện phí và quỹ tiền mặt đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trưc tiếp tới công tác quản lý tài chính của bệnh viện. Đặc biệt viện phí đang và sẽ là nguồn thu chủ

yếu cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện, nhưng hiện nay Bệnh viện vẫn còn để

thất thoát khá lớn trong quá trình thu viện phí (khoảng 30%).

- Việc quản lý chi tiêu trong bệnh viện vẫn còn những “kẽ hở” tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng lãng phí, thất thoát.

Do đó, để đảm bảo tính hiệu quả bệnh viện cần có biện pháp cụ thể chống thất thu viện phí và quản lý chặt chẽ thu- chi tiền mặt trong bệnh viện

- Phối hợp chặt chẽ giữa khoa điều trị và phòng Tài chính- Kế toán trong việc thống kê chi phí điều trị của bệnh nhân và tính số viện phí phải nộp theo theo bảng giá (niêm yết và công khai) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi phí về thuốc, vât

tư tiêu hao ( tính theo giá nhập của bệnh viện).

- Định kỳ kiểm tra công tác quản lý thu- chi tại các khoa và phòng TCKT, đối chiếu số liệu giữa các bảng kê chi phí điều trị của bệnh nhân và hóa đơn thu viện phí

lưu tại phòng TCKT.

- Các trường hợp miễn, giảm viện phí đều phải có phê duyệt của Ban giám đốc bệnh viện và trưởng phòng TCKT.

- Phòng TCKT phải đảm nhiệm chức năng là đầu mối quản lý thống nhất công tác thu và quản lý số thu viện phí trong bệnh viện.

- Thường xuyên và định kỳ kiểm quỹ, đối chiếu sổ sách giữa kế toán quỹ và thủ

quỹ.

- Thực hiện đúng quy định về việc tồn quỹ tiền mặt và gửi tiền mặt vào kho bạc

Nhà nước.

- Tuyệt đối cấm sử dụng tiền mặt tồn quỹđểcho vay, cho mượn trái quy định. - Các khoản tạm ứng tiền mặt phải thu hồi chậm nhất là trong niên độ kế toán,

tránh đểdây dưa kéo dài.

- Thi hành kỷ luật và quy trách nhiệm cá nhân, bắt buộc đền bù các khoản mất tiền mặt theo quy định.

(2) Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chếđộ chi tiêu nội bộ hợp lý. Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán. Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong

lĩnh vực y tếnhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quảvà tăng cường công tác quản lý tài chính.

Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộđược công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên

chi nghiệp vụđể đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.

(3) Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện theo một quy trình thống nhất:

- Bước 1: Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:

+ Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế

nội bộcũng như quyđịnh hiện hành của nhà nước.

+ Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất

lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả 5 mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút

kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.

- Bước 2: Cân đối giữa khảnăng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tựưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lượng trước”- quỹ

dự ph ng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của

Nhà nước thay đổi...

(3) Thực hiện khoản quản tại một số Khoa trong BV Thực hiện khoán quản có

nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do Bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các Khoa, phòng nhận khoán một mức khoán. Nếu vượt qua ngưỡng khoán đó thì đơn vị nhận khoán được thưởng theo mức trong

khung quy định của Nhà nước: được thưởng 27% tổng số thu.

Việc xác định mức khoán kế hoach dựa trên số kinh phí mà Bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu, tiết kiệm các khoản chi.

Trích lập và sử dụng các quỹ một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực TRIỆU hải, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)