Những hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực TRIỆU hải, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 81 - 91)

vc Triu Hi

Do cơ chế quản lý trong suốt thời gian qua đã tạo cho Bệnh viện quen với việc

được NSNN bao cấp mà chưa chủ động trong việc tự thu để chi. Khi chuyển sang cơ

chế tài chính mới, được tự chủ về tài chính, một mặt tạo tiền đề cho Bệnh viện phát triển nhưng mặt khác cũng đặt Bệnh viện trước nhiều bỡ ngỡ, và không ít khó khăn

cần giải quyết. Đó là:

1) Thiếu các nguồn lực để duy trì và đảm bảo chi cho các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng và để thực hiện mục tiêu công bằng trong phân phối các dịch vụ y tế cho nhân dân. Nguồn NSNN cấp không đủ để đầu tư mới, duy tu, sửa chữa và nâng cấp cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Trang thiết bị tuy đã được trang bị thêm nhưng còn hạn chế và lạc hậu; một sốkhoa như: khoa điều trị cao cấp , hồi sức cấp cứu, xét nghiệm, phòng mổ, chuẩn đoán hình ảnh đã được xây mới, tuy nhiên một số khoa đang trong tình trạng xuống cấp mà vẫn chưa được đầu tư

sửa chữa hoặc xây mới: khoa nội, khoa truyền nhiễm, nhà giặt là, cấp cứu đa khoa.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2) Hiêu quả sử dụng các nguồn tài chính của bệnh viện chưa cao, chất lượng phục vụ còn hạn chế. Bệnh nhân nặng ở BV thường phải chuyển viện đến Bệnh viện

Trung ương Huếđể điều trị. Kết quảlà dân đã nghèo thì lại phải chịu gánh nặng về chi phí y tế lớn hơn. Bệnh viện còn thiếu cán bộcó trình độđại học, sau đại học và cán bộ

chuyên sâu vềcác lĩnh vực.

3) Công tác quản l chi chưa chặt chẽ dẫn đến thói quen sử dụng tiền của, tài sản công lãng phí, thậm chí có cả hiện tượng tham ô, tuy chỉ là một số ít người và số

tiền nhỏ, nhưng đã dẫn đến làm tăng chi phí, thất thoát các nguồn thu của bệnh viện. - Công tác nghiên cứu khoa học chưa trở thành phong trào mạnh mẽ. Một số

cán bộ không có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, ít cập nhật những công nghệ mới trong y học hiện đại, do đó cũng thiếu động cơ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

- Một số nhân viên có thái độ chưa đúng mực và tận tụy với người bệnh. Văn

hóa bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức, thái độ, năng lực của đội ngũ y bác sĩ,

nhân viên của bệnh viện, song nó cũng phụ thuộc cảvào trình độdân trí như thái độ, ý thức tôn trọng luật pháp, nội quy của những người đến khám chữa bệnh ởđây. Chẳng hạn nhân dân đến khám chữa bệnh nếu có ý thức tiết kiệm sử dụng điện, nước, giữ gìn trật tự vệ sinh chung và tuân thủ các quy định về thu nộp viện phí, BHYT, thì cũng

giúp bệnh viện giảm bớt những khó khăn về tài chính.

4) Xu hướng chạy theo “lợi nhuận” tăng lên, làm giảm khả năng tiếp cận của

người nghèo đến dịch vụ bệnh viện: việc thực hiện cơ chế tài chính mới tại các bệnh viện hiện nay giúp các bệnh viện công trên cả nước nói chung và Bệnh viện đa khoa

khu vực Triệu Hải nói riêng có cơ hội mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu

đểtăng thu nhập dẫn đến nguy cơ chạy theo lợi nhuận và thương mại hóa hệ thống y tế

công lập, đặc biệt là trong bối cảnh các cơ chế và giải pháp kiểm soát còn yếu. Lạm dụng dịch vụ là một trong những vấn đến quan trọng cần có hướng giải quyết. Lạm dụng dịch vụ y tếở các bệnh viện có thể xảy ra dưới các hình thức sau:

+Tăng số lượng bệnh nhân nhập viện nội trú để tăng thu cho bệnh viện, kể cả

bệnh nhân nhẹ, nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là từ viện phí nên số lượng bệnh nhân quyết định nguồn thu của bệnh viện. Trên thực tế, việc điều trị bệnh nhân nhẹ có

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+Lạm dụng xét nghiệm chẩn đoán đặc biệt là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, sinh hóa,… cho bệnh nhân làm các xét nghiệm không cần thiết.

+Lạm dụng thuốc trong điều trị, sử dụng biệt dược, thuốc nhập ngoại không cần thiết, kết hợp thuốc bất hợp lý.

+Kéo dài thời gian điều trị: bởi vì thời gian nằm điều trị dài còn liên quan đến chi trả của BHYT do đó làm tăng nguồn thu của bệnh viện.

5)Năng lực lãnh đạo của các lãnh đạo bệnh viện còn chưa đáp ứng: Nhận thức về tự chủ còn chưa thống nhất, kiến thức, kỹnăng về quản lý kinh tế y tế, tài chính y tế, quản trị bệnh viện còn hạn chế trong khi hệ thống thông tin, giám sát còn yếu kém, dẫn đến việc triển khai thực hiện ở phần lớn các bộ phận còn lúng túng.

Những tồn tại, hạn chế trên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý tài chính

ở bệnh viện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phân tích rõ các nguyên nhân này là yếu tố quan trọng để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa

khu vực Triệu Hải.

2.4.3.Nguyên nhân ca nhng hn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Yếu tố pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước

Đây là yếu tố tạo môi trường đổi mới quản lý tài chính bệnh viện, đòi hỏi bệnh viện phải hoạt động theo hướng tự chủ, cân đối thu chi và có thu nhập để lại.

Tuy nhiên, cơ chế chính sách còn chồng chéo, chưa đồng bộ. Một số chính sách hiện hành chậm được sửa đổi, bổ sung tạo ra sự không đồng bộ trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới. Hiện nay, cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước

đối với bệnh viện công hiện nay chủ yếu mang tính khai thác (thu nộp) mà chưa kích thích tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Bởi theo quy định hiện hành nguồn thu viện phí d ng để tăng cường khả năng cung cấp vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, thưởng cho cán bộ công nhân viên và nộp cấp trên mà chưa được tiết kiệm cho hoạt động xây dựng cơ bản.

Các chính sách, văn bản pháp luật quy định về cơ chế tài chính của bệnh viện

còn rườm rà, không đồng nhất gây nên khó khăn và thiếu sót trong quản lý tài chính. Chế độ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ chưa đồng bộ, vẫn bị

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

ràng buộc bởi những quy định cũ, nên chưa thực sự tạo điều kiện cho các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tự chủ trong thu chi tài chính. Không thể phụ nhận tính tích cực của Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong việc tạo ra hành lang pháp lý rông rãi cho các

đơn vị sự nghiệp có thu phát huy tối đa quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm để

phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ. Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị định

43/2006/NĐ-CP trong các cơ sở y tế diễn ra trong bối cảnh các chính sách liên quan hiện hành còn nhiều điểm không phù hợp.

Các VBQPPL còn chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn nhau trong việc xửl cơ

chế tự chủtài chính đối với bệnh viện công. Thiếu các thông tư hướng dẫn cụ thể cách thức, phương pháp để bệnh viện đạt tới mục tiêu tự chủ tài chính một cách hiệu quả

nhất.

b. Tình hình kinh tế- xã hội

Những kết quảđáng ghi nhận vềtăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất

nước nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, của công tác chăm sóc sức khỏe đời sống cộng đồng tại các huyện xung quanh khu vực bệnh viện, đã có tác động tích cực tới quản lý tài chính tại bệnh viên.

Tuy nhiên, ngược với sự phát triển kinh tế của đất nước, tốc độ tăng của chi NSNN cho y tế lại sụt giảm rõ rệt do chính sách thắt chặt tài khóa của nhà nước. Chi công trong tổng chi tiêu y tế (bao gồm NSNN, BHYT và viện trợ) trong vài năm qua có xu hướng giảm, từ 46,6 năm 2015 xuống còn 42,6 năm 2017 (theo số liệu của Tài khoản y tế quốc gia).

c. Về vị trí địa lý

Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải nằm giữa 2 bệnh viện lớn là Bệnh viện đa

khoa tỉnh Quảng Trị (cách 20km về phía Bắc) và Bệnh viện TW Huế (cách 50km về phía Nam), nên tâm l người dân hầu hết khi có bệnh và có điều kiện thường sẽ

chuyển đến 2 bệnh viện kểtrên. Điều này làm giảm đáng kể nguồn thu cho bệnh viện.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan.

a. Quy mô bệnh viện còn nhỏ bé và chất lượng của bệnh viện chưa cao Tuy là

bệnh viện đa khoa đầu ngành của tỉnh Quảng Trị nhưng sốlượng giường bệnh và khả

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

năng đáp ứng, tiếp nhận bệnh nhân của Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải mới dừng lại con số 310 giường bệnh.

Do còn hạn chế về nguồn tài chính cũng như thu hút đầu tư nên đầu tư cho máy

móc, trang thiết bị ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại của Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải còn nhiều hạn chế. Máy móc của bệnh viện hiện chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đang ngày càng gia tăng cả vềlượng và chất. Trang thiết bị của bệnh viện nguồn cung chủ yếu là được cấp phát và phân bổ từ trên xuống, số lượng máy móc bệnh viện tự sắm sửa rất ít và chất lượng không cao. Đặc biệt trong lĩnh

vực y học, máy móc thiết bị là xương sống quan trọng không thể thiếu, khoa học công nghệ càng phát triển thì thiết bị càng hiện đại nhưng giá thành cũng theo đó mà tăng lên. Điều này thực sự gây ra áp lực cho quản lý tài chính Bệnh viện trong bối cảnh nhu cầu vềđầu tư mua sắm thiết bị hiện đại thì lớn nhưng khảnăng về nguồn tài chính của Bệnh viện cũng như khảnăng chi trả của người dân thì rất hạn hẹp.

b. Yếu tốcon người

Nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải còn thiếu nhiều y

bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân

dân ngày càng tăng cao, mô hình bệnh tật thay đổi, các dịch bệnh mới, bệnh lạ diễn biến khó lường.

Nhận thức của lãnh đạo về chếđộ quản lý tài chính mới còn hạn chế. Chưa đầu

tư nghiên cứu sâu cơ chế mới, tâm lý dặt dè khi phải chuyển đổi phương thức thực hiện mới.

Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán của bệnh viện có trình độ, năng lực

còn chưa đáp ứng được các yêu cầu hoàn thiện, đổi mới quản lý tài chính cho phù hợp

theo cơ chế mới, nhất là khi quy mô bệnh viện tăng lên, các yếu tố thị trường tác động mạnh đến hoạt động của bệnh viện. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TRIỆU HẢI.

3.1.Mục tiêu, định hƣớng phát triển Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải.

3.1.1.Mc tiêu phát trin chung ca ngành y tế.

Đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì vai trò của ngành y tế là không thể

phủ nhận. Ngành y tế không chỉđảm bảo sức khỏe cho con người lao động, học tập mà

còn đảm bảo về chất lượng cuộc sống.

Y tế được biết đến là dịch vụ vềchăm sóc sức khỏe con người cũng như là một trong những dịch vụ yêu cầu bắt buộc phải phát triển trên mức kinh tế để có thể đảm bảo cuộc sống cho người dân cũng như là sự tồn vong của nhân loại. Những ứng dụng của khoa học công nghệ luôn chú trọng vào việc có thểứng dụng vào y tế rất nhiều và

được ưu tiên hàng đầu.

Ngành y tế giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, điều trị bệnh, bảo đảm cuộc sống sức khỏe cho con người để học tập và lao động. Chính vì thế mà chúng ta có thể khẳng định rằng ngành y tế có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội.

Đảng và nhà nước ta xác định tầm nhìn về chăm sóc sức khỏe đến năm 2020,

tầm nhìn 2030 như sau:

Quan điểm/định hướng

1. Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; Dịch vụ y tế

là dịch vụ xã hội đặc biệt, hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động phi lợi nhuận. Đầu

tư cho sức khoẻlà đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.

2. Đổi mới và hoàn thiện Hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻem dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó

khăn, v ng sâu, v ng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụchăm sóc sức khoẻcơ bản, có chất lượng.

3. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, Ngành TW, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

4. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản l vĩ mô, định hướng phát triển sự

nghiệp BV,CS và NCSKND thông qua hệ thống pháp l và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực, quản lý giá và chất lượng dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển y tế ngoài công lập, kết hợp công - tư để huy động nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe gắn với việc tăng nhanh đầu tư từ NSNN cho y tế, Ưu tiên phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, kết hợp quân dân y, phối hợp y tế ngành. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngành y tế, phát triển y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.

5. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong hoạt động của ngành y tế, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

6. Kiểm soát quy mô dân số, và nâng cao chất lượng dân số để đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

Mục tiêu tổng quát

Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng dân số.

Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xẩy ra. Giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, loại t rừ bệnh sởi, mở rộng việc sử

dụng vắc xin để phòng ngừa các bệnh khác. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, bệnh tật học đường, các bệnh liên quan đến

môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng. Đẩy mạnh chăm

sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủđộng, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực TRIỆU hải, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)