Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực TRIỆU hải, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 100 - 104)

Để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện ngoài năng lực tài chính cần có cả các giải pháp về huy động và sử dụng các nguồn lực khác, nâng cao năng lực quản lý kinh tế y tế Bệnh viện. Cụ thể là:

a. Tăng cường quản l cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính: TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Đểđảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đưa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lượng quản lý là việc làm hết sức có nghĩa. Trong quá

trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:

• Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lược sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ

mới, hiện đại nhưng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.

• Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc không có nghĩa là mua sắm thiết bị đắt tiền mà là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện.

Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính như: phương tiện đi

lại, máy vi tính... theo hướng tiết kiệm, hiệu quả.

• Tăng cường quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản l . Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ.

Đưa phần mềm quản l văn ph ng nội, ngoại trú vào sử dụng cũng như nâng cấp, cải tiến phần mềm kếtoán đang d ng.

b. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao:

Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách, có nghiệp vụ

tài chính kế toán và có tính trách nhiệm cao cần được xem như một nhiệm vụ then chốt trong việc hoàn thiện quản l tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bước thực hiện các công việc sau:

•Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính kế toán của Bệnh viện,

trên cơ sở đó tiến hành tuyển dụng, sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính trong bộ máy quản lý bệnh viện theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.

•Đánh giá đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong bộ máy tài chính kế toán của Bệnh viện cả vềtrình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Kết quả phải được thông báo

cho các đối tượng và là cơ sởđể tiến hành công tác đào tạo, trả lương, thưởng, bố trí,

đề bạt v..v.. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

•Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng như cập nhật các văn bản chếđộ, kiến thức mới trong quản lý. Cán bộ làm công tác tài chính kế toán phải là những người trung thực, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi. Do đó, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện cả về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độchuyên môn và năng lực thực tiễn.

c. Ngoài ra, để tiết kiệm chi, Bệnh viện cần rà soát và đánh giá lại một số hoạt

động phục vụ công tác chuyên môn:

Hoạt động nào mà bệnh viện thực hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc bệnh viện tựlàm như hiện nay bằng việc ký hợp đồng thuê đơn

vị chuyên trách cung cấp. Đây là một hướng mới phù hợp với cơ chế thị trường, nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Chẳng hạn: hoạt động vệ sinh nhà, buồng bệnh; hoạt

động giặt là; an ninh bệnh viện; các dịch vụ ăn uống và nhà ở cho cán bộ công nhân viên và bệnh nhân. Thêm nữa, thay cho việc phải tuyển dụng thêm nhân viên vào biên chế, bệnh viện có thể ký hợp đồng sử dụng lao động hoặc linh động trong việc mời chuyên gia của đơn vị khác đến khám chữa bệnh theo yêu cầu và mổ các trường hợp khó.

d. Cần xây dựng cơ chế thu hút lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ

thuật cao bởi đây là lực lượng góp phần thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại

đơn vị thay vì phải chuyển đến các bệnh viện xa hơn.

e. Thay đổi phong cách, thái độ phục vụ bệnh nhân: mỗi cán bộ nhân viên cần

xác định bệnh nhân là “khách hàng”, thái độ phục vụngười bệnh cũng như người nhà bệnh nhân sẽ góp phần thu hút người bệnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Cần có nhân viên trực tại bộ phận khám bệnh để hướng dẫn bệnh nhân về thủ tục khám chữa bệnh, quy trình thanh toán chi phí khám chưa bệnh….

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị”, luận văn rút ra những kết luận sau:

- Luận văn đã trình bày những nội dung của quản lý tài chính trong các cơ sở

dịch vụ công nói chung và bệnh viện công lập công lập nói riêng. Bên cạnh đó luận

văn đã nêu ra được những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính bệnh viện của Việt Nam hiện nay theo cơ chế tự chủ.

- Trên nền tảng lý luận đó, luận văn đã trình bày thực trạng công tác quản lý tài

chính đối với Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải, đặc biệt là tình hình lập dự toán ngân sách, tình hình thực hiện dự toán thu – chi và quyết toán giai đoạn 2015 – 2017

đã được luận văn nêu rõ.

- Từ thực trạng công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải, tác giả đã nêu ra được những kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc gặp phải và nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải trong giai đoạn 2015 – 2017.

- Từ nghiên cứu lý thuyết và thực trạng, luận văn đã đề ra các giải pháp khai thác nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải. Đồng thời luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Y tếđể tạo môi trường thuận lợi cho bệnh viện phát triển và làm tốt công tác quản lý tài chính.

2.Kiến nghị

Trong những năm qua nhà nước đã có nhiều đổi mới về chính sách QLTC đối với ngành y tế nói chung và các BVCL nói riêng nhằm hỗ trợ cho các BVCL hoạt

động có hiệu quả hơn và đáp ứng được mục tiêu công bằng xã hội đối với người dân. Một trong những đổi mới về cơ chế chính sách QLTC là giao quyền tự chủ tài chính cho các BVCL nhằm giúp cho các bệnh viện chủ động trong việc huy động thêm các nguồn lực từbên ngoài. Nhưng qua thời gian thực hiện đã bộc lộ một số bất cập sau:

Thứ nhất, cơ chế tự chủ về tài chính đã tạo động lực thúc đẩy các bệnh viện công phải tìm mọi cách để tăng nguồn thu, cắt giảm chi tiêu nhưng trong điều kiện quy

định về giá thu viện phí của Nhà nước còn ở mức thấp. Do vậy, nhiều bệnh viện có xu

hướng lạm dụng việc chỉ định dùng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm các xét

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nghiệm thừa và chỉ định dùng thuốc ngoại đắt tiền cho người bệnh để thu phí dịch vụ cao. Chính điều này đã làm khó khăn cho người bệnh và đưa đến sự lãng phí chung của xã hội. Trong thực tế khi bệnh nhân chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác

thì các cơ sở KCB đều thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, khám lại từ đầu không sử

dụng các kết quảtrước đó đã làm tăng thêm chi phí chữa bệnh của người dân.

Thứ hai, hiện nay vấn đề y đức trong các bệnh viện công cũng khá nhức nhối, thì việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính lại càng làm vấn đề thêm phức tạp. Nhiều bệnh viện, nhiều cán bộ y tế chỉ quan tâm khám chữa bệnh dịch vụ cao mà ít quan tâm

đến bệnh nhân BHYT, bệnh nhân nghèo làm cho mục tiêu quan trọng nhất của các bệnh viện công lập là đảm bảo công bằng xã hội cho người dân không thực hiện được.

Thứ ba, trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện công lập tất yếu sẽ hình thành thịtrường dịch vụ y tếvà theo đó là sự cạnh tranh giữa các BV công

để thu hút bệnh nhân. Sự cạnh tranh dẫn đến việc đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế

mang tính cục bộ của từng bệnh viện công, gây ra bất hợp lý về thiết bị y tế của cả hệ

thống y tế, hậu quả là lãng phí và kém hiệu quả trong sử dụng thiết bị y tế. Việc cung cấp dịch vụ y tế công cùng gây tình trạng vượt tuyến, kết quả là lãng phí nguồn lực

đầu tư cho các bệnh viện tuyến dưới và quá tải ở bệnh viện tuyến trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý tài CHÍNH tại BỆNH VIỆN đa KHOA KHU vực TRIỆU hải, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)