Đáp ứng với điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày tái phát di căn bằng phác đồ TCX (Trang 71 - 73)

4.2.1. Đặc điểm điều trị

Từ những kết quả đáng khích lệ của thử nghiệm V325 của Van Cutsem và cộng sự [4], phác đồ phối hợp đa hóa chất DCF đã được đưa vào ứng dụng trong thực hành lâm sàng trong điều trị UTDD giai đoạn muộn. Hiệu quả của những phác đồ đa hóa chất so với phác đồ đơn hóa chất đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng do tỉ lệ đáp ứng cao tuy nhiên tác dụng không mong muốn

đặc biệt hạ BCTT cũng rất cao. Vì những lý do trên, nhiều biến thể của DCF và TCX là một điển hình đã được thay thế nhằm đạt được hiệu quả điều trị nhưng giảm độc tính trong những trường hợp UTDD di căn.

Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của hóa chất đối với UTDD giai đoạn tái phát và các phác đồ được nghiên cứu trước đây thường là những phác đồ truyền 5-FU đơn thuần hoặc phối hợp với leucovorin, phác đồ đa hóa chất áp dụng chủ yếu là ELF được nghiên cứu đánh giá nhiều trên Thế giới từ những năm 90 của thế kỷ trước hiện cũng không còn được xem như một điều trị chuẩn cho BN UTDD tiến triển [2]. Ngay tại cơ sở điều trị ung thư lớn nhất cả nước là Bệnh viện K, tỷ lệ BN UTDD giai đoạn muộn được điều trị hóa chất triệu chứng cũng không cao. Nghiên cứu của Tống Thị Minh Thương trên các BN UTDD giai đoạn III-IV từ năm 2007-2008 tại Bệnh viện K cũng không ghi nhận được trường hợp nào được điều trị hóa chất triệu chứng đơn thuần [60].

4.2.1.1. Liệu trình điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân được điều trị tối thiểu là 3 chu kỳ, bệnh nhân điều trị nhiều nhất là 12 chu kỳ. Có 18 bệnh nhân (chiếm 40%) được điều trị từ 6 chu kỳ trở lên. Số chu kỳ liên quan trực tiếp đến thời gian sống thêm bệnh không tiến triển, do đó thông qua số chu kỳ thấy được phác đồ TCX giúp kéo dài đáng kể thời gian sống thêm bệnh không tiến triển cho BN.

4.2.1.2. Liều điều trị

- Mỗi phác đồ hóa chất khi được đưa vào sử dụng trong điều trị đều phải trải qua rất nhiều thử nghiệm về độc tính, tác dụng điều trị và được đánh giá cẩn thận trong thực hành để đạt được liều lượng và liệu trình điều trị tối ưu. Vì vậy trong các hướng dẫn đều khuyến cáo rằng cần điều trị cho BN theo

đúng liều lượng và liệu trình của phác đồ. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp điều trị triệt căn khi mà BN còn có cơ hội khỏi bệnh hoặc sống lâu dài. Ở những BN giai đoạn tái phát, chất lượng cuộc sống của người bệnh được đặt lên hàng đầu, bởi vậy trong thực hành, các thầy thuốc thường không điều trị cho BN theo liều chuẩn mà chỉ áp dụng các mức liều từ 85-100% so với liều chuẩn, để BN không phải chịu quá nhiều biến chứng nặng nề khi mà hiệu quả về sống thêm lâu dài không thể đảm bảo chắc chắn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn các bệnh nhân điều trị liều từ 85% đến 100%, chiếm 84,5%. Do việc lựa chọn liều phụ thuộc nhiều vào thể trạng của từng BN và kinh nghiệm của người thầy thuốc nên việc áp dụng các mức liều khác nhau khá đa dạng và cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị ung thư dạ dày tái phát di căn bằng phác đồ TCX (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)