Thu thập thông tin trong và sau điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị bước một ung thư phổi giai đoạn IV bằng erlotinib tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 43 - 47)

a. Xử lý bệnh xác định là tiến triển sau điều trị

- Tại não: Xạ trị toàn não, xạ trị gamma knife hoặc không điều trị, chỉ chăm sóc giảm nhẹ kết hợp erlotinib.

- Ngoài não: Nếu không có triệu chứng: Tiếp tục dùng erlotinib. Nếu có triệu chứng hay di căn tạng rầm rộ: Chuyển hoá trị một trong các phác đồ có docetaxel, gemcitabine, vinorelbine… nếu thể trạng còn cho phép hay chỉ chăm sóc giảm nhẹ.

b. Đánh giá hiệu quả điều trị và tác dụng không mong muốn

Đánh giá đáp ứng khách quan:

- Đánh giá sự thay đổi kích thước các tổn thương đích và tổn thương không phải đích qua đó đánh giá đáp ứng khách quan theo RECIST 1.1.

- Thời điểm đánh giá: Sau mỗi 2 đợt điều trị kéo dài 2 tháng hoặc khi có diễn biến lâm sàng đặc biệt.

- Phương pháp đánh giá: Thu thập thông tin lâm sàng và cận lâm sàng như trước điều trị. So sánh các giá trị tổn thương đích với trước khi điều trị.

- Các mức độ đáp ứng: Theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 ta có các mức: đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh giữ nguyên và bệnh tiến triển.

- Đánh giá mức độ đáp ứng khách quan liên quan một số yếu tố: tình trạng nổi ban trên da, tuổi, giới, loại đột biến gen EGFR.

- Tỷ lệ đáp ứng = tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn + tỷ lệ đáp ứng một phần.

Tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng theo RECIST 1.1 [73] - Một số quy ước:

+ Tổn thương đo được: Là tổn thương có thể đo được chính xác ít nhất một đường kính với đường kính lớn nhất ≥ 20 mm theo các phương pháp thông thường hoặc ≥ 10 mm bằng chụp CT.

+ Tổn thương không đo được: Là các tổn thương khác các tổn thương nói trên gồm các tổn thương nhỏ (đường kính lớn nhất < 20 mm theo các phương pháp thông thường hoặc < 10 mm bằng chụp CT).

+ Tổn thương đích: Là tổn thương đo được trên lâm sàng hoặc trên chẩn đoán hình ảnh, mỗi tổn thương có kích thước tối thiểu ≥20mm bằng các phương pháp thông thường hoặc trên 10 mm bằng chụp CT xoắn ốc, mỗi cơ quan lấy tối đa là 5 tổn thương là tổn thương đích, tổng cộng 10 tổn thương trên cơ thể và tất cả các cơ quan có tổn thương có đại diện, lấy tổng đường kính của các tổn thương chọn làm tổn thương đích để làm cơ sở đánh giá đáp ứng, các tổn thương đã được xạ trị trước đó không được xem là tổn thương đích. Các tổn thương này được ghi nhận lúc trước điều trị.

+ Tổn thương không phải đích: Tất cả các tổn thương, vị trí bệnh còn lại được coi là các tổn thương không phải đích. Các tổn thương này không cần đo đạc nhưng ghi nhận có hoặc không trong suốt quá trình theo dõi.

 Đánh giá tổn thương đích: Đáp ứng hoàn toàn

( ĐƯHT)

Biến mất hoàn toàn các tổn thương đích ít nhất kéo dài trong 4 tuần, không xuất hiện tổn thương mới. Đáp ứng một phần

(ĐƯMP)

Giảm ít nhất 30% tổng đường kính lớn nhất các tổn thương đích so với tổng đường kính lớn nhất ban đầu trongthời gian ít nhất 4 tuần, không xuất hiện tổn thương di căn mới, không có tổn thương tiến triển ở bất kỳ vị trí nào.

Bệnh tiến triển (BTT)

Tăng ít nhất 20% tổng đường kính lớn nhất các tổn thương đích so với tổng đường kính lớn nhất lúc nhỏ nhất kể từ lúc bắt đầu điều trị hoặc xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương mới.

Bệnh giữ nguyên (BGN)

Tổng đường kính lớn nhất các tổn thương đích không giảm đủ để đánh giá ĐƯMP và cũng không tăng đủ để đánh giá BTT so với tổng đường kính lớn nhất lúc nhỏ nhất kể từ lúc bắt đầu điều trị trong thời gian ít nhất 4 tuần, và không xuất hiện tổn thương mới.

 Đánh giá tổn thương không phải tổn thương đích: Đáp ứng hoàn toàn

(ĐƯHT)

Biến mất tất cả các tổn thương không phải đích và các chất chỉ điểm u trở về bình thường

Đáp ứng một phần/ Bệnh giữ nguyên

(ĐƯMP/BGN)

Vẫn tồn tại một hoặc nhiều tổn thương không phải đích hoặc/và các chất chỉ điểm u vẫn cao hơn giới hạn bình thường

Bệnh tiến triển (BTT)

Xuất hiện một hoặc nhiều tổn thương mới hoặc/và các tổn thương không phải đích vốn có trước đó tiến triển rõ ràng.

 Đánh giá đáp ứng tổng thể

Tổn thương đích

Tổn thương không

phải đích Tổn thương mới

Đáp ứng tổng thể

ĐƯHT ĐƯMP/BGN Không ĐƯMP

ĐƯMP BGN Không ĐƯMP

BGN BGN Không BGN

BTT Bất Kỳ Có/ Không BTT

Bất Kỳ BTT Có/ Không BTT

Bất Kỳ Bất Kỳ Có BTT

c. Đánh giá thời gian sống thêm.

- Bao gồm: Sống thêm không tiến triển (STKTT) tính bằng đơn vị tháng. + Xác định các mốc thời gian:

* Ngày bắt đầu điều trị với erlotinib.

* Ngày xuất hiện bệnh tiến triển khi đánh giá đáp ứng khách quan. * Ngày có thông tin cuối cùng.

* Ngày bệnh nhân tử vong. * Ngày kết thúc nghiên cứu. + Phương pháp đánh giá:

* Đánh giá sống thêm theo phương pháp Kaplan-Meier (phương pháp ước tính xác xuất chuyên biệt, áp dụng cho các dữ liệu quan sát chưa hoàn tất).

* Đánh giá sống thêm không bệnh tiến triển (STKTT):

- Cách tính: Là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu điều trị Tarceva đến khi bệnh tiến triển qua đánh giá đáp ứng khách quan (đối với BN tử vong hoặc mất thông tin mà không có bệnh tiến triển được xem như có bệnh tiến triển tại thời điểm tử vong hoặc mất thông tin).

- Công thức: (STKTT) (tháng) = (ngày có thông tin cuối, ngày bệnh tiến triển – ngày bắt điều trị erlotinib)/30,42.

Xác định các giá trị trung vị.

Phân tích mối liên quan giữa sống thêm bệnh không tiến triển với một số yếu tố: giới, tuổi, chỉ số toàn trạng, tình trạng hút thuốc, loại đột biến gen EGFR, mức độ đáp ứng với điều trị, tình trạng nổi ban trên da.

2.3.2.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị Tarceva.

- Ghi nhận độc tính trước mỗi đợt điều trị hoặc khi có dấu hiệu lâm sàng. - Đánh giá độc tính trên huyết học, chức năng gan thận, da và trên các cơ quan khác theo tiêu chuẩn đánh giá độc tính của NCI (National Cancer Institute Common Toxicity Criteria) phiên bản 2.0 [74].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị bước một ung thư phổi giai đoạn IV bằng erlotinib tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)