Độc tính trên da

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị bước một ung thư phổi giai đoạn IV bằng erlotinib tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 83 - 85)

Về mặt sinh lý, EGFR được biểu hiện ở các tế bào sừng ở lớp biểu bì cơ bản, sự tích hợp bên ngoài của chân tóc trong nang lông, tuyến bã và tuyến mồ hôi. Nó đáp ứng các chức năng quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng sinh keratinocytes, điều chỉnh quá trình biệt hóa và sản sinh keratin. Sự ức chế EGFR gây ra rối loạn quá trình sản xuất keratin, giải phóng các cytokine gây viêm và tăng cường tập trung các bạch cầu đa nhân trung tính, gây ra viêm trong các đơn vị tuyến bã, tuyến nhờn.

-Nổi ban

Phát ban được thấy từ quan sát thực tế lâm sàng và các báo cáo của những nghiên cứu là rất phổ biến với các bệnh nhân sử dụng erlotinib. Đặc điểm nổi ban biểu hiện dưới dạng hồng ban và sẩn mủ thường ở mức độ nhẹ hoặc vừa, những ban này có thể nổi lên và nặng hơn ở những vi trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vị trí thường gặp là mặt, da đầu, thân mình (ngực,lưng), cánh tay, khuỷu tay, nếp bẹn.

Nghiên cứu pha 3 mù đôi, ngẫu nhiên BR21 báo cáo tỷ lệ nổi ban da là 75% [72] trong đó chủ yếu là nhẹ, thoáng qua, mức độ 3 và 4 là 8% và <1%.

Nghiên cứu POLARSTAR với 3488 bệnh nhân của Nhật Bản thì tỉ lệ nổi ban này là 63% [71]. Phần lớn các rối loạn này ở mức độ nhẹ (độ 1) và mức độ trung bình (độ 2). Chỉ có 6.7% trường hợp phát ban độ 3 hoặc cao hơn. Thời gian xuất hiện ban da, khô da, ngứa lần lượt trung bình là 8, 15 và 11 ngày.

Một phân tích tổng hợp năm 2012 [96] báo cáo tỷ lệ tác dụng phụ nổi ban trên da là tác dụng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng thuốc erlotinib, tỷ lệ này dao động từ 54% đến 89%.

trong đó chủ yếu là độ 1 và độ 2 với tỷ lệ lần lượt là 39,3% và 25%, nổi ban độ 3 chỉ gặp ở 3,6%. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Huyền [82]. Về vị trí nổi ban, chúng tôi ghi nhận vị trí gặp nhiều nhất là vùng mặt. Việc này có lẽ do Việt Nam là một nước nhiệt đới có lượng ánh sáng mặt trời chiếu mức độ cao, trong khi da vùng mặt lại không được bảo vệ hoàn toàn như những vùng khác nên tỷ lệ gây viêm cũng cao hơn vùng khác. Về kiểm soát tác dụng phụ nổi ban trên da, ở mức độ nhẹ (độ 1 và độ 2) thường sẽ không phải điều trị bổ trợ hoặc cũng có thể sử dụng thuốc bôi hydrocortisone 1% hoặc 2,5% sau đó đánh giá lại sau 2 tuần, với mức độ vừa (độ 3) chúng tôi sử dụng kem bôi hydrocortisone 2,5% kèm với kháng sinh đường uống (doxcycline hoặc tetrecycline).

-Viêm kẽ móng

Viêm kẽ móng là do hiện tượng viêm phần mềm quanh móng có thể kèm theo gãy, mất móng. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này gặp là 8,9%, đều là độ 1, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Kết quả này phù hợp với các báo cáo từ các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm kẽ móng là ít gặp và nhẹ nhàng. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thu Hà [77 ] cho thấy tỷ lệ viêm quanh móng là 7,5%, Nguyễn Thị Thanh Huyền [82] là 38,7%.

-Khô da

Khô da cũng là một tác dụng không mong muốn hay gặp trên da. Theo báo cáo của nghiên cứu BR21 [72] thì tỷ lệ khô da là 12%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này gặp là 30,4%, đều là độ 1, được kiểm soát với các thuốc giữ ẩm da thì phục hổi tốt và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

-Tiêu chảy

Tiêu chảy là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hay gặp trong quá trình điều trị erlotinib. Theo báo cáo của nghiên cứu OPTIMAL [5] tỷ lệ này gặp là 25%, nghiên cứu EURTAC [6] là 57%, nghiên cứu BR21 [72] là 54%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 41,1% trong đó chủ yếu là độ 1 (33,9%), không có trường hợp nào gặp độc tính mức độ 3 hoặc độ 4. Với các bệnh nhân có độc tính này, chúng tôi sử dụng loperamide để khắc phục và đều có hiệu quả tốt.

-Nôn

Nôn là một tác dụng phụ không gặp trong điều trị erlotinib, nhưng nếu không được kiểm soát tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.Trong nghiên cứu BR21 [72], tỷ lệ nôn gặp ở tất cả các mức 23%, trong đó chủ yếu là mức độ nhẹ, chỉ có 2% ở mức độ 3 và mức độ 4 là dưới 1%.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỷ lệ nôn gặp ở mức 14,3% bệnh nhân và mức độ nhẹ biểu hiện đều ở mức độ, ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả điều trị bước một ung thư phổi giai đoạn IV bằng erlotinib tại bệnh viện phổi trung ương (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)