Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại ngân hàng agribank tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 30)

CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Trên cơ sở của kết quả thảo luận nhóm, kết hợp với thang đo đã tổng hợp từ các nghiên cứu trước của Smith (1969) và Trần Kim Dung (2005, 2010), bảng câu hỏi được thiết kế gồm hai phần như sau:

Phần I: Các biến quan sát được thiết kế để thu thập sự đánh giá của nhân viên về sự hài lòng trong công việc của họ. Phần I được thiết kế gồm các biến quan sát.

Phần II: Phân loại thông tin các đối tượng phỏng vấn

Bảng câu hỏi thiết kế lần thứ nhất sẽ được gửi đi tham khảo ý kiến của nhân viên và lãnh đạo một số ngân hàng, sau đó sẽ tiến hành phỏng vấn thử 30 nhân viên để kiểm tra mức độ rõ ràng về ngữ nghĩa và tính hợp lý.

Bảng câu hỏi chính thức sẽ được chỉnh sữa, hoàn thiện, gởi đến các đối tượng để tiến hành phỏng vấn chính thức.

3.5. Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lƣợng)

Thông tin dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các nhân viên đang công tác tại các chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu bằng cách in ra bảng hỏi rồi phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ngân hàng và tạo bảng hỏi online thông qua công cụ Google Form để tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua email cơ quan.

Phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Số lượng mẫu được tham khảo theo Hair & ctg (1998)

Biến quan sát dự kiến là 40. Như vậy n = 40x5 = 200

Dự kiến tác giả sẽ gửi bảng câu hỏi khảo sát toàn bộ số lượng công nhân viên hiện tại của Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu (khoảng 350 cán bộ, nhân viên).

Dữ liệu sau thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0.

Các phương pháp phân tích được sử dụng như sau:

3.6. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu 3.6.1. Lập bảng tần số mô tả mẫu

Dựa trên dữ liệu đã được thu thập cùng với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0, tác giả sẽ lập bảng tần số để mô tả mẫu theo các thuộc tính như: Giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi, thâm niên công tác, đơn vị công tác.

3.6.2. Phân tích hệ số Cronbach alpha

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha. Xem xét các biến quan sát thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) > 0,3 + Hê số Cronbach’s alpha > 0.6

3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Mục đích: Thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Xác định các tập hợp biến quan sát cần thiết nghiên cứu, tìm mối tương quan giữa các biến với nhau.

- Các hệ số trong phân tích EFA, điều kiện đê các biến quan sát thỏa mãn + Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): 0,5 < KMO <1

+ Kiểm định Barlett có sig < 5% + Giá trị Eigenvalue > 1

+ Tổng phương sai trích > 50%. + Hệ số tải Factor Loading > 0,5

3.6.4. Xây dựng mô hình hồi qui

- Mục đích: Giải thích biến phụ thuộc bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập.

- Xem xét các yếu tố giả định:

+ Hệ số R bình phương hiệu chỉnh: Phản ảnh mức độ ảnh hưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc. Thông thường R2 >5 0% được xem là mô hình nghiên cứu là phù hợp

+ Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình. Thông thường Sig <5% thì mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.

+ Các hệ số Beta, Sig, VIF

 Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta: Beta >0

 Giá trị Sig từng biến độc lập : Sig <=5%

 Hệ số phóng đại phương sai VIF: VIF < 2

Nếu các giả định trên thỏa điều kiện, mô hình hồi quy tuyến tính được bội được xây dựng.

3.6.5. Phân tích One-way Anova

Phương pháp này dùng để đánh giá sự khác biệt về mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên theo các đặc tính cá nhân như: giới tính, thâm niên công tác, cơ quan công tác. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản lý áp dụng các chính sách phù hợp cho từng đối tượng cũng như cho thấy được bức tranh về mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên tại Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - THẢO LUẬN

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả thu được từ nghiên cứu này từ công cụ phân tích thống kê một cách chi tiết bao gồm: Phần đầu tiên trình bày thống kê mô tả về các đặc điểm nhân khẩu học của nhân viên đang công tác tại Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu bằng cách phân tích tầng suất (Frequency), đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định EFA,và phân tích hồi quy đa biến, tìm ra những mối quan hệ giữa các biến được cung cấp.

4.1. Thống kê mô tả mẫu

Trong nghiên cứu này dữ liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi và qua email cơ quan. Tổng số đối tượng khảo sát được gửi bảng hỏi là 350 cán bộ nhân viên của Agribank. Kết quả phản hồi thu về sau khảo sát là 198 mẫu đạt tỷ lệ 56.6%, sau khi loại những bảng hỏi trả lời thiếu quá nhiều thông tin, không trung thực và sai sót, kết quả còn lại 154 bảng đủ tiêu chuẩn để tiến hành phân tích.

Phân tích nhân khẩu học bao gồm câu hỏi thông tin dùng để xác định giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn và thâm niên của nhân viên Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục đích của những câu hỏi này là để cung cấp một cái nhìn tổng thể và hình ảnh chung của người trả lời trong nghiên cứu này. Hơn nữa, dựa trên phân tích nhân khẩu học, sự khác biệt ý kiến giữa các phân nhóm được so sánh. Bảng 4.1 tóm tắt các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu này.

Bảng 4. 1: Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu

Đặc Điểm Mẫu nghiên Cứu

Số Lƣợng Tỷ Lệ % Giới Tính Nam 80 51.9 Nữ 74 48.1 Tổng 154 100.0 Tuổi Dưới 30 72 46.8 Từ 30 - 44 67 43.5 Từ 45 - 59 15 9.7 Tổng 154 100.0 Học vấn Trung cấp/ Cao Đẳng 39 25.3 Cử nhân 110 71.4

Thạc sĩ 05 3.3 Tổng 154 100.0 Thâm niên Dưới 5 năm 54 35.1 Từ 5 - 10 năm 68 44.2 Từ 11 - 15 năm 19 12.3 Trên 15 năm 13 8.4 Tổng 154 100.0 Về giới tính:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng nhân viên Agribank nam giới là 80 người (chiếm 51.9%), nữ giới là 74 người tương đương với tỷ lệ 48.1 %. Từ đó cho thấy có sự chênh lệch giữa nhân viên nam và nhân viên nữ. Trong đó tỷ lệ nam trong lực lượng lao động của Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu nhiều hơn nữ, tỷ lệ này cũng đúng với thực tế tại Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu vì đặc thù của công việc nhiều áp lực và sức cạnh tranh cao.

Về Độ tuổi:

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 154 nhân viên Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia vào cuộc khảo sát, có 72 nhân viên có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 46.8%, có 67 nhân viên nằm trong độ tuổi từ 30 – 44 chiếm tỷ lệ 43.5%, có 15 nhân viên nằm trong độ tuổi từ 45 – 59 chiếm tỷ lệ 9.7%, Như vậy số nhân viên có độ tuổi từ dưới 30 chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong cuộc khảo sát này và nhìn chung lực lượng lao động tại Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu khá trẻ với độ tuổi dưới 45 chiểm tỷ lệ tới khoảng 90%.

Về học vấn:

Kết quả cho thấy trong tổng số 154 nhân viên của Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu tham gia vào cuộc khảo sát, chỉ có 05 nhân viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ 3.3%, có 39 nhân viên có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chiếm tỷ lệ 25.3%, và có tới 110 nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 71.4%. Như vậy trong cuộc nghiên cứu này số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất và trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất. Điều này cho thấy rằng đối tượng khảo sát có trình độ học vấn đại học và sau đại học là chủ yếu và phù hợp với đặc thù công việc đòi hỏi yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Về thâm niên công tác:

Trong số 154 nhân viên tham gia vào cuộc khảo sát, có 54 nhân viên có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 35.1 %, có 68 nhân viên có thâm niên công tác từ 5 – 10 năm chiếm tỷ lệ 44.2%, có 19 nhân viên có thâm niên công tác từ 11 – 15 năm, chiếm tỷ lệ 12.3 % và có 13 nhân viên có thâm niên công tác trên 15 năm chiếm tỷ lệ 8.4%. Như vậy số nhân viên có thâm niên công tác từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất và số nhân viên có thâm niên công tác trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Về mô tả các phát biểu của các khái niệm

Dựa trên 40 biến quan sát được thiết kế trong bảng câu hỏi khảo sát, tác giả thống kê mô tả sự hài lòng chung của nhân viên Agribank và sự hài lòng của từng khía cạnh quan sát của tám nhân tố theo mô hình nghiên cứu đề nghị.

Bảng 4. 2: Mô tả sự hài lòng chung trong công việc của nhân viên Agribank Agribank N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn HL 37 154 2 5 3.96 0.65 HL 38 154 2 5 3.71 0.69 HL 39 154 2 5 3.84 0.73 HL 40 154 2 5 3.77 0.79

Bảng 4.2 cho thấy trong số 04 biến quan sát được thiết kế trong bảng câu hỏi để khảo sát sự hài lòng nói chung của 154 nhân viên, tất cả 04 biến quan sát: HL37 (Nói chung tôi yêu thích công việc của mình); HL 38 (nói chung hài lòng khi làm việc ở Agribank); HL 39 (gắn bó công việc lâu dài tại Agribank ) và HL 40 (xem Agribank như ngôi nhà thứ hai) đều có những ý kiến trả lời từ “2- không đồng ý” đến “5-hoàn toàn đồng ý”. Trong số các biến quan sát của sự hài lòng nói chung thì hài lòng 37 có sự hài lòng cao nhất đạt 3.96 điểm, thấp nhất là hài lòng 38 đạt 3.71 điểm.

Trong số 36 biến quan sát được thiết kế trong bảng câu hỏi để khảo sát đối với từng yếu tố độc lập có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc thì có 27 biến quan sát đều có trả lời “1-hoàn toàn không đồng ý” và “5-hoàn toàn đồng ý”. Riêng có 09 biến quan sát: bao gồm PL13, ĐN15, ĐN16, ĐN17, ĐN18, CT20, CT21, CV29 và KT36 thì có ý kiến trả lời thấp nhất là 2-không đồng ý.

Bên cạnh đó, biến quan sát có điểm đánh giá cao nhất là PL 11 (cung cấp đầy đủ chế độ BHYT, BHXH) đạt 4.18 điểm, Điều này cho thấy, Agribank là một ngân hàng thương mại nhà nước có uy tín và thương hiệu nên các chính sách về bảo hiểm, công đoàn được chấp hành nghiêm túc. Biến quan sát có sự hài lòng thấp nhất là TN 03 (Tôi được Agribank trả thu nhập cao) chỉ đạt 2.51 điểm. Điều này cần được các nhà quản lý quan tâm vì hiện tại do sự cạnh tranh về nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng nên các ngân hàng đang thay đổi các chính sách về thu nhập theo hướng tăng lên, đặc biệt là ở các ngân hàng nước ngoài.

Bảng 4. 3: Thống kê Mô tả các thành phần độc lập của nhân viên Agribank Agribank Mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn TN01 154 1 5 2.95 1.021 TN02 154 1 5 2.72 1.006 TN03 154 1 5 2.51 .895 TN04 154 1 5 2.79 1.001 TN05 154 1 5 3.06 .876 ĐK06 154 1 5 3.23 .953 ĐK07 154 1 5 3.23 .911 ĐK08 154 1 5 3.14 .915 ĐK09 154 1 5 3.49 .810 ĐK10 154 1 5 2.99 .956 PL11 154 1 5 4.18 .718 PL12 154 1 5 4.03 .666 PL13 154 2 5 3.73 .819 PL14 154 1 5 3.89 .691 ĐN15 154 2 5 3.73 .637 ĐN16 154 2 5 3.83 .684 ĐN17 154 2 5 3.89 .600 ĐN18 154 2 5 3.83 .675 CT19 154 1 5 3.68 .913 CT20 154 1 5 3.53 .901 CT21 154 2 5 3.64 .729 CT22 154 2 5 3.60 .779 CT23 154 1 5 3.63 .714 CV24 154 1 5 3.63 .783 CV25 154 1 5 3.66 .866 CV26 154 1 5 3.62 .856 CV27 154 1 5 3.95 .748 CV28 154 1 5 3.84 .768

CV29 154 2 5 3.65 .737 CH30 154 1 5 3.34 .794 CH31 154 1 5 3.23 .862 CH32 154 1 5 3.43 .791 CH33 154 1 5 3.53 .802 KT34 154 1 5 3.34 .744 KT35 154 1 5 3.03 .792 KT36 154 2 5 3.10 .751

4.2. Kiểm tra độ phù hợp của các thang đo

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhằm mục đích loại bỏ những biến rác. Kết quả thể hiện trong Bảng 4.4.

Bảng 4. 4: Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến

Thành phần Thu nhập: Cronbach’s Alpha = 0.856

TN 01 11.09 8.828 .790 .792

TN 02 11.32 9.447 .680 .823

TN 03 11.53 9.950 .693 .821

TN 04 11.25 9.899 .597 .845

TN 05 10.97 10.496 .600 .843

Thành phần Điều kiện làm việc: Cronbach’s Alpha = 0.841

ĐK 06 12.84 7.797 .743 .779

ĐK 07 12.84 8.228 .689 .796

ĐK 08 12.93 8.237 .683 .797

ĐK 09 12.58 8.821 .662 .806

Thành phần Phúc lợi: Cronbach’s Alpha = 0.731

PL 11 11.64 2.859 .554 .665

PL 12 11.80 2.946 .582 .653

PL 13 12.10 2.912 .407 .760

PL 14 11.94 2.832 .606 .637

Thành phần Quan hệ với đồng nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0.825

ĐN 15 11.55 2.667 .651 .778

ĐN 16 11.45 2.576 .630 .789

ĐN 17 11.40 2.777 .645 .782

ĐN 18 11.45 2.524 .676 .767

Thành phần Quan hệ với cấp trên: Cronbach’s Alpha = 0.859

CT 19 14.41 6.413 .710 .822

CT 20 14.56 6.850 .607 .850

CT 21 14.45 6.929 .799 .802

CT 22 14.49 6.918 .733 .816

CT 23 14.46 7.766 .566 .855

Thành phần Bản chất công việc: Cronbach’s Alpha = 0.823

CV 24 18.72 8.699 .591 .794 CV 25 18.69 7.860 .707 .767 CV 26 18.73 8.095 .661 .778 CV 27 18.40 8.451 .698 .772 CV 28 18.51 8.748 .596 .793 CV 29 18.70 10.119 .295 .849

Thành phần Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Cronbach’s Alpha = 0.884

CH 31 10.29 4.417 .742 .855

CH 32 10.10 4.520 .803 .831

CH 33 10.00 4.784 .689 .873

Thành phần Khen thƣởng: Cronbach’s Alpha = 0.833

KT 34 6.13 1.957 .679 .783

KT 35 6.45 1.739 .746 .714

KT 36 6.37 1.973 .657 .803

Thành phần Sự hài lòng chung: Cronbach’s Alpha = 0.825

HL 37 11.32 3.515 .605 .799

HL 38 11.58 3.304 .637 .785

HL 39 11.44 3.059 .701 .754

HL 40 11.51 2.970 .664 .774

- Thành phần Thu nhập gồm 05 biến quan sát là TN01, TN02, TN03, TN04 và TN05. Kết quả 05 biến như sau:

 Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.856 > 0.6

Các biến quan sát đạt yêu cầu, tiếp tục được đưa vào phân tích bước tiếp theo.

- Thành phần Điều kiện làm việc gồm 05 biến quan sát là ĐK06, ĐK07, ĐK08, ĐK09 và ĐK10. Kết quả 05 biến như sau:

 Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.841 > 0.6

Các biến quan sát đạt yêu cầu, tiếp tục được đưa vào phân tích bước tiếp theo.

- Thành phần Phúc lợi này gồm 04 biến quan sát là PL11, PL12, PL13 và PL14. Kết quả 04 biến như sau:

 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,731 > 0.6

Các biến quan sát đạt yêu cầu, tiếp tục được đưa vào phân tích bước tiếp theo.

- Thành phần Quan hệ với đồng nghiệp gồm 04 biến quan sát là ĐN15, ĐN16, ĐN17 và ĐN18. Kết quả 05 biến như sau:

 Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

 Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.825 > 0.6

Các biến quan sát đạt yêu cầu, tiếp tục được đưa vào phân tích bước tiếp theo.

- Thành phần Quan hệ với cấp trên gồm 05 biến quan sát là CT19, CT20,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại ngân hàng agribank tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 30)