Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên viettel bà rịa vũng tàu (Trang 46)

Nguồn: Đề xuất của tác giả

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính 3.2.1. Quy trình nghiên cứu định tính

Mô hình lý thuyết và thang đo nháp 1 chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết. Chúng được xây dựng trên thị trường quốc tế và có sự khác biệt về văn hóa, mức độ phát triển kinh tế cũng như chưa phù hợp với thị trường Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Thang đo nháp 2 Nghiên cứu định tính Định lượng sơ bộ (n =70)

Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tương quan biến - tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha

EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm phương sai trích Thang đo chính thức Định lượng chính thức (n = 160) Xác định vấn đề nghiên cứu

CFA: (1) Kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, (2) Giá trị hội tụ, (3) giá trị riêng biệt

SEM: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

(Nguyễn Đình Thọ, 2014). Khi nghiên cứu trong một bối cảnh khác với bối cảnh đã được nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần phải đánh giá lại mô hình lý thuyết và thang đo có phù hợp bối cảnh nghiên cứu hay không (Nguyễn Văn Thắng, 2017). Vì vậy, để khám phá, đánh giá chuẩn hóa mô hình lý thuyết và thang đo của các khái niệm nghiên cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu nghiên cứu định tính thông qua phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia.

Quy trình nghiên cứu định tính (phương pháp thảo luận nhóm)

Hình 3. 2. Quy trình nghiên cứu định tính

Nguồn: Đề xuất của tác giả

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Danh sách các nhân viên và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục. Tổng số các nhân viên tham gia phỏng vấn là 7 người.

Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính:

- Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và đo lường thang đo)

- Xây dựng dàn bài phỏng vấn

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính:

- Đối tượng tham gia phỏng vấn

- Xác định số lượng mẫu tham gia định tính - Thực hiện phỏng vấn

Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả

- Quyết định giữ hay loại biến

3.2.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ động lực làm việc của nhân viên. Họ cũng đồng ý rằng, động lực làm việc của nhân viên chịu tác động từ nhiều yếu tố. Năm yếu tố đề cập trong lý thuyết của luận văn: đào tạo và thăng tiến, tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, đánh giá thành tích là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hầu hết các nhân viên đồng ý các thành phần đo lường của yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và khái niệm động lực làm việc là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận của các chuyên gia về các thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc là 100%.

Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình Thang đo

Mức độ đánh giá của chuyên gia Tỷ lệ đồng thuận Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Kết luận Các yếu tố ảnh hưởn đến động lực làm việc

1. Đào tạo và thăng tiến 7 100%

2. Thu nhập và phúc lợi 7

100%

3. Điều kiện làm việc 7

100%

4. Quan hệ công việc 7

100%

5. Đánh giá thành tích 7

100%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính

Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của đối tượng phỏng vấn và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy:

(1) Các khái niệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và

khái niệm động lực làm việc có tồn tại. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu

(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của đào tạo và thăng tiến, Tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, đánh giá thành tích ảnh hưởng mạnh đến động lực làm việc của nhân viên. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và động lực làm việc của nhân viên là cần thiết được kiểm định.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.

Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm 6 khái niệm đơn hướng, đó là, đào tạo và thăng tiến, tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, đánh giá thành tích và động lực làm việc. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả sẽ tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.

3.2.2.2. Xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên được kế thừa và điều chỉnh từ nghiên cứu của Huỳnh Văn Dang (2018).

1) Thang đo đào tạo và thăng tiến

Bảng 3. 3. Nội dung thang đo đào tạo và thăng tiến

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

DTTT1 Tôi được tham gia các khóa tập huấn cần thiết để

làm việc tốt hơn

Huỳnh Văn Dang (2018).

DTTT2 Đơn vị có kế hoạch đào tạo phát triển nhân viên rõ

ràng

DTTT3 Các chương trình bồi dưỡng, đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực hiện nay tại đơn vị là rất phù hợp

DTTT4 Cơ hội thăng tiến tại đơn vị là công bằng và bình

đẳng cho tất cả mọi người

Thang đo cơ hội thăng tiến được đo lường bằng 4 biến quan sát và xây dựng dựa vào nghiên cứu của Huỳnh Văn Dang (2018); được kí hiệu từ DTTT1 đến DTTT4.

2) Thang đo tiền lương và phúc lợi

Bảng 3. 4. Nội dung thang đo tiền lương và phúc lợi

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

TLPL1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc

Giao Hà Huỳnh Uyên (2015)

TLPL2 Tiền lương đủ để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống

TLPL3 Tôi có thể sống tốt dựa vào tiền lương

TLPL4 Công ty tham gia đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo

quy định

TLPL5 Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du

lịch, nghỉ dưỡng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Giao Hà Huỳnh Uyên

(2015).

Thang đo tiền lương và phúc lợi được đo lường bằng 5 biến quan sát. Các biến quan sát được kí hiệu từ TLPL1 đến TLPL5.

3) Thang đo điều kiện làm việc

Bảng 3. 5. Nội dung thang đo điều kiện làm việc

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

DKLV1 Môi trường làm việc của cơ quan tôi chuyên nghiệp

Nghê Thanh Nhanh (2018)

DKLV2 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh

DKLV3 Không khí làm việc ở cơ quan tôi thoáng mát, vui vẻ

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh

Thang đo điều kiện làm việc được đo lường bằng 3 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ DKLV1 đến DKLV3.

4) Thang đo quan hệ công việc

Bảng 3. 6. Nội dung thang đo quan hệ công việc

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

QHCV1 Đồng nghiệp của tôi rất hòa đồng

Nghê Thanh Nhanh (2018)

QHCV2 Tôi và đồng nghiệp của tôi phối hợp và sẵn sàng giúp đỡ

nhau

QHCV3 Mọi người được đối xử công bằng

QHCV4 Cấp trên của tôi là người thân thiện, tôn trọng nhân viên

QHCV5 Ý kiến của tôi được cấp trên lắng nghe

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh

(2018)

Thang đo quan hệ công việc được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ QHCV1 đến QHCV5.

5) Thang đo đánh giá thành tích

Bảng 3. 7. Nội dung thang đo đánh giá thành tích

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

DGTT1 Đánh giá thành tích chính xác, kịp thời và đầy đủ

Giao Hà Huỳnh

Uyên (2015)

DGTT2 Đánh giá công bằng giữa các nhân viên

DGTT4 Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc tuyên dương, khen thưởng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Giao Hà Huỳnh Uyên

(2015)

Thang đo ghi nhận đóng góp cá nhân được đo lường bằng 4 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Giao Hà Huỳnh Uyên (2015), kí hiệu từ DGTT1 đến DGTT4.

6) Thang đo động lực làm việc

Bảng 3. 8. Nội dung thang đo động lực làm việc

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn

DLLV1 Tôi sẵn sàng nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt mọi

công việc được giao

Nghê Thanh Nhanh (2018)

DLLV2 Tôi duy trì nỗ lực thực hiện công việc trong thời gian tới

DLLV3 Tôi tích cực tham gia các hoạt động của ngành

DLLV4 Tôi luôn vì mục tiêu công việc và hoạt động của cơ quan,

đơn vị

DLLV5 Tôi nỗ lực góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đơn

vị

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh

(2018)

Thang đo động lực làm việc được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ DLLV1 đến DLLV5.

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để thu thập dữ liệu, luận văn chủ yếu gửi bảng khảo sát trực tuyến đến các địa chỉ email của các nhân viên đang làm việc Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, một số Bảng khảo sát được gửi đến các cửa hàng giai dịch thuộc Viettel Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian, luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mẫu nghiên cứu sơ bộ (n = 45): Khi các nhân viên phản hồi theo đường dẫn đã gửi sẽ được cập nhật liên tục trên google form. Như vậy, tới số quan sát thứ 45, tác giả sử dụng cỡ mẫu n = 45 để đánh giá sơ bộ thang đo.

3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu

Quy trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua hai giai đoạn trong nghiên cứu định lượng:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 50 nhân viên, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá được thể hiện trong Bảng 3.9.

Bảng 3. 9. Tiêu chí đánh giá kiểm định thang đo

Thứ tự phân tích

Kĩ thuật phân tích

Tiêu chí đánh giá Nguồn

Bước 1 Cronbach’s

Alpha

Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Giá trị Cronbach’s Alpha: > 0,6 Nunnally &

Burnstein (1994) Bước 2

EFA

Giá trị KMO nằm trong khoảng (0,5; 1); và giá trị Sig: < 0,5

Hệ số tải: > 0,5

Phương sai trích lũy kế: > 50%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.3.4. Phương pháp phân tích AMOS-SEM

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

+ Đánh giá độ tin cậy của của khái niệm nghiên cứu: (a) Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) (Joreskog, 1971), (b) tổng phương sai trích (Fornell & Larcker, 1981) và (c) hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Theo Hair (1998): “phương sai trích (Variance Extracted) của mỗi khái niệm nên vượt quá giá trị 0,5”. Phương sai trích phản ánh biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn. Schumacker và Lomax (2010) cho rằng trong phân tích nhân tố khẳng định, độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm (nhân tố); hệ

+ Tính đơn hướng (unidimensionality): Theo Steenkamp & Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu thị trường cho phép điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng.

+ Giá trị hội tụ (Convergent validity): Gerbring và Anderson (1988) cho rằng các thang đo đảm bảo giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của thang đo đều cao (>0,5); và có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05).

+ Giá trị phân biệt (Discriminant validity): Các khái niệm trong mô hình tới hạn. Hệ số tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu khác 1 thì các thang đo đạt được giá trị phân biệt.

+ Giá trị liên hệ lý thuyết (Nomological validity): Các vấn đề từ (1) đến (4) được đánh giá thông qua mô hình đo lường. Riêng giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá trong mô hình lý thuyết (Anderson và Gerbing, 1988). Khi các vấn đề trên thỏa mãn thì mô hình đo lường là tốt. Tuy nhiên rất hiếm mô hình đo lường nào đạt được tất cả các vấn đề trên.

Để đánh giá mức độ phù hợp mô hình, nghiên cứu sử dụng 2 (CMIN/df);

chỉ số (CFI), (TLI); RMSEA. Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường

khi kiểm định 2 có P-value < 0,1.

Tuy nhiên 2 có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu mô hình

có các tiêu chí: GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2 (Carmines & McIver, 1981); RMSEA ≤ 0,08, RMSEA ≤ 0,05 được xem là rất tốt (Steiger, 1990); mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường.

- Kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính SEM: Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với những đo lường của chúng ta và có thể xem xét đo các trường hợp độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc. Chính vì vậy, phương pháp phân tích SEM được sử dụng rất phổ biến trong các ngành khoa học xã hội trong những năm gần đây và thường được gọi là phương pháp phân tích dữ liệu thế hệ thứ hai (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) được sử dụng để ước lượng các tham số trong các mô hình. Lý do là khi kiểm định phân phối của các biến quan sát thì phân phối này lệch một ít so với phân phối chuẩn đa biến, tuy nhiên hầu hết các Kurtosis và Skewness đều nằm trong khoảng [-1; +1] nên ML vẫn là phương pháp ước lượng thích hợp (Muthen & Kaplan, 1985). Phương pháp Bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số mô hình để kiểm tra độ tin cậy của các ước lượng. Kết quả ước lượng ML sẽ được sử dụng để kiểm định lại các giả thuyết.

3.5. Đánh giá sơ bộ thang đo

Như vừa đề cập ở trên, các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các thang đo ở không gian nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung, điều chỉnh thang đo phù hợp với Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu. Do đó, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ để tiếp tục đánh giá hệ số tin cậy Cronch’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA.

Mẫu nghiên cứu sơ bộ là 45 nhân viên đang làm việc tại Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc điểm mẫu được phân loại theo đặc điểm: giới tính, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn.

Bảng 3. 10. Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 33 47% Nữ 37 53% Trình độ học vấn Dưới đại học 24 34% Đại học 46 66% Sau đại học - Kinh nghiệm làm việc Dưới 3 năm 15 21% Từ 3 đến dưới 5 năm 26 37% Từ 5 năm đến dưới 7 16 23% Từ 7 năm trở lên 13 19%

3.5.1. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo ảnh hưởng đến động lực làm việc và thang đo động lực làm việc được trình bày trong Bảng 3.11.

Bảng 3. 11. Kiểm định sơ bộ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này

Tiền lương và phúc lợi: = 0,891

TLPL1 14.23 14.034 .879 .834

TLPL2 14.13 15.766 .588 .902

TLPL3 13.97 15.043 .721 .871

TLPL4 14.20 14.742 .843 .844

TLPL5 14.44 15.845 .666 .882

Đào tạo và thăng tiến: = 0,888

DTTT1 10.43 7.147 .747 .860 DTTT2 10.47 7.499 .710 .873 DTTT3 10.44 6.801 .781 .847 DTTT4 10.66 6.692 .787 .844 Đánh giá thành tích: = 0,838 DGTT1 10.49 6.137 .586 .835 DGTT2 10.57 5.814 .774 .751 DGTT3 10.86 6.443 .662 .801

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên viettel bà rịa vũng tàu (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)