Danh sách các nhân viên và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục. Tổng số các nhân viên tham gia phỏng vấn là 7 người.
Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính:
- Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và đo lường thang đo)
- Xây dựng dàn bài phỏng vấn
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính:
- Đối tượng tham gia phỏng vấn
- Xác định số lượng mẫu tham gia định tính - Thực hiện phỏng vấn
Bước 3: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả
- Quyết định giữ hay loại biến
3.2.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ động lực làm việc của nhân viên. Họ cũng đồng ý rằng, động lực làm việc của nhân viên chịu tác động từ nhiều yếu tố. Năm yếu tố đề cập trong lý thuyết của luận văn: đào tạo và thăng tiến, tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, đánh giá thành tích là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hầu hết các nhân viên đồng ý các thành phần đo lường của yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và khái niệm động lực làm việc là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận của các chuyên gia về các thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc là 100%.
Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình Thang đo
Mức độ đánh giá của chuyên gia Tỷ lệ đồng thuận Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Kết luận Các yếu tố ảnh hưởn đến động lực làm việc
1. Đào tạo và thăng tiến 7 100%
2. Thu nhập và phúc lợi 7
100%
3. Điều kiện làm việc 7
100%
4. Quan hệ công việc 7
100%
5. Đánh giá thành tích 7
100%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính
Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của đối tượng phỏng vấn và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy:
(1) Các khái niệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và
khái niệm động lực làm việc có tồn tại. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu
(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của đào tạo và thăng tiến, Tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, đánh giá thành tích ảnh hưởng mạnh đến động lực làm việc của nhân viên. Mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và động lực làm việc của nhân viên là cần thiết được kiểm định.
Dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.
Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm 6 khái niệm đơn hướng, đó là, đào tạo và thăng tiến, tiền lương và phúc lợi, điều kiện làm việc, quan hệ công việc, đánh giá thành tích và động lực làm việc. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Đồng ý, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.
Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả sẽ tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.
3.2.2.2. Xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên được kế thừa và điều chỉnh từ nghiên cứu của Huỳnh Văn Dang (2018).
1) Thang đo đào tạo và thăng tiến
Bảng 3. 3. Nội dung thang đo đào tạo và thăng tiến
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
DTTT1 Tôi được tham gia các khóa tập huấn cần thiết để
làm việc tốt hơn
Huỳnh Văn Dang (2018).
DTTT2 Đơn vị có kế hoạch đào tạo phát triển nhân viên rõ
ràng
DTTT3 Các chương trình bồi dưỡng, đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực hiện nay tại đơn vị là rất phù hợp
DTTT4 Cơ hội thăng tiến tại đơn vị là công bằng và bình
đẳng cho tất cả mọi người
Thang đo cơ hội thăng tiến được đo lường bằng 4 biến quan sát và xây dựng dựa vào nghiên cứu của Huỳnh Văn Dang (2018); được kí hiệu từ DTTT1 đến DTTT4.
2) Thang đo tiền lương và phúc lợi
Bảng 3. 4. Nội dung thang đo tiền lương và phúc lợi
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
TLPL1 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc
Giao Hà Huỳnh Uyên (2015)
TLPL2 Tiền lương đủ để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống
TLPL3 Tôi có thể sống tốt dựa vào tiền lương
TLPL4 Công ty tham gia đóng đầy đủ các loại bảo hiểm theo
quy định
TLPL5 Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du
lịch, nghỉ dưỡng
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Giao Hà Huỳnh Uyên
(2015).
Thang đo tiền lương và phúc lợi được đo lường bằng 5 biến quan sát. Các biến quan sát được kí hiệu từ TLPL1 đến TLPL5.
3) Thang đo điều kiện làm việc
Bảng 3. 5. Nội dung thang đo điều kiện làm việc
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
DKLV1 Môi trường làm việc của cơ quan tôi chuyên nghiệp
Nghê Thanh Nhanh (2018)
DKLV2 Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh
DKLV3 Không khí làm việc ở cơ quan tôi thoáng mát, vui vẻ
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh
Thang đo điều kiện làm việc được đo lường bằng 3 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ DKLV1 đến DKLV3.
4) Thang đo quan hệ công việc
Bảng 3. 6. Nội dung thang đo quan hệ công việc
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
QHCV1 Đồng nghiệp của tôi rất hòa đồng
Nghê Thanh Nhanh (2018)
QHCV2 Tôi và đồng nghiệp của tôi phối hợp và sẵn sàng giúp đỡ
nhau
QHCV3 Mọi người được đối xử công bằng
QHCV4 Cấp trên của tôi là người thân thiện, tôn trọng nhân viên
QHCV5 Ý kiến của tôi được cấp trên lắng nghe
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh
(2018)
Thang đo quan hệ công việc được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ QHCV1 đến QHCV5.
5) Thang đo đánh giá thành tích
Bảng 3. 7. Nội dung thang đo đánh giá thành tích
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
DGTT1 Đánh giá thành tích chính xác, kịp thời và đầy đủ
Giao Hà Huỳnh
Uyên (2015)
DGTT2 Đánh giá công bằng giữa các nhân viên
DGTT4 Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc tuyên dương, khen thưởng
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Giao Hà Huỳnh Uyên
(2015)
Thang đo ghi nhận đóng góp cá nhân được đo lường bằng 4 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Giao Hà Huỳnh Uyên (2015), kí hiệu từ DGTT1 đến DGTT4.
6) Thang đo động lực làm việc
Bảng 3. 8. Nội dung thang đo động lực làm việc
Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn
DLLV1 Tôi sẵn sàng nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt mọi
công việc được giao
Nghê Thanh Nhanh (2018)
DLLV2 Tôi duy trì nỗ lực thực hiện công việc trong thời gian tới
DLLV3 Tôi tích cực tham gia các hoạt động của ngành
DLLV4 Tôi luôn vì mục tiêu công việc và hoạt động của cơ quan,
đơn vị
DLLV5 Tôi nỗ lực góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đơn
vị
Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Nghê Thanh Nhanh
(2018)
Thang đo động lực làm việc được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Nghê Thanh Nhanh (2018), kí hiệu từ DLLV1 đến DLLV5.
3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng