KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1.Đặ c điể m điề u kiệ n tự nhiên.

2.1.1.1. Vị trí đị a lý

Ngư Thủy Bắc là một xã của huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Đây là một xã ven biển trên vùng cát. Xã này được lập từ xã Ngư Thủy với diện tích 3167.88ha.

+ Phía Đông giáp Biển Đông.

+ Phía Tây giáp xã Thanh Thủy và Cam Thủy.

+ Phía Nam giáp xã Hưng Thủy và xã Ngư Thủy Trung. + Phía Bắc Nam giáp xã Hải Ninh huyện Quảng Ninh. Xã Ngư Thủy Bắc gồm có 5 thôn:

- Thôn Bắc Hòa - Thôn Tân Hải - Thôn Tân Thuận - Thôn Tân Hòa - Thôn Trung Thành

2.1.1.2.Đị a hình, đị a mạ o

Địa hình Ngư Thủy Bắc là xã đồng bằng ven biển, phần lớn là các đồi cát nên làm mất đi khả năng canh tác của xã, do đó toàn bộ diện tích rừng của xã Ngư Thủy Bắc là rừng phòng hộ.

2.1.1.3.Đặ c điể m khí hậ u, thủ y văn.

 Khí hậu.

Ngư Thủy Bắc là một xã mang đặc điểm chung của khí hậu miền Trung Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Đặc điểm của mùa này là nhiệt độ cao và thường có gió Tây Nam kho nóng và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ 25oC, lượng mưa trung bình là 2.200 – 2.580mm, chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm.

Mùa lạnh còn gọi là mùa khô, bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Đặc điểm cảu mùa này là nhiệt độ thấp thường có gió Đông Bắc và lượng mưa ít,

Độ ẩm cao nhất là 96,7%, độ ẩm thấp nhất là 23%

Bão thường xuyên xuất hiện trong các tháng từ 10-12, gió cấp 10,11, có khi cấp 12 và giật trên cấp 12.

Thủy văn, nguồn nước: Mực nước ngầm nông, vào mùa hè từ 4m – 5m, về mùa đông 2m-3m.

 Thủy văn, thủy lợi

Ngư Thủy Bắc là một xã vùng đồng bằng ven biển không có các sông suối lớn. Trên địa bàn chỉ có các suối nhỏ. Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu được cung cấp từ các suối nhỏ và lượng mưa.

 Địa chất và công trình

Đia hình hiện trạng của xã tương đối thuận lợi để xây dựng, tuy nằm sát biển nhưng được che chắn bởi các dụn cát tự nhiên.

Khu vực dân cư thuộc xã không bị úng ngập do nằm trên vùng cát có độ cao độ địa hình > mực nước thủy triều (3,5:5,5)m.

 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Ngư Thủy Bắc là một xã thuộc vùng đất cát, có tổng diện tích tự nhiên là 3160.25 ha. Là một xã với đặc điểm địa hình vùng bãi ngang, khả năng canh tác của đất kém. Đất chủ yếu được hình thành do quá trình bồi tụ, trầm tích của biển. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo dinh dưỡng.... ít sử dụng cho trồng cây lương thực, chủ yếu trồng rừng phòng hộ.

Tài nguyên biển

Xã Ngư Thủy Bắc có bờ biển dài. Ngư trường của Ngư Thủy Bắc có hầu hết hải sản của biển trong đó có những chủng loại có giá trị xuất khẩu, chất lượng cao. Tiềm năng thủy hải sản của Ngư Thủy Bắc chưa được khai thác tốt do phương tiện đánh bắt của nhân dân còn thô sơ, chưa được đầu tư...

Tài nguyên nước

Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu 2-5m, là nguồn nước hợp vệ sinh cung cấp cho nhân dân sinh hoạt nhờ có hệ thống giếng khoan và giếng khơi cơ bản. Các giếng khoan khai thác từ 25-40 m, hệ thống khơi khai thác từ 8-12m, nhân dân tự xây bể hứng nước mưa.

Nguồn nước mặt: Xã Ngư Thủy Bắc không có sông suối lơn, chỉ có những con suối nhỏ phục vụ cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.

Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp 2329.88 ha, chiếm 72.73 % diện tích tự nhiên. Trong đó rừng phòng hộ có 1868.37 ha, đất có rừng sản xuất 461.51 ha. Đất rừng của xã Ngư Thủy Bắc chủ yếu là rừng phòng hộ, vì công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng được triển khai và thực hiện tốt.

Tài nguyên nhân văn

Nhân dân Ngư Thủy Bắc giàu truyền thống cách mạng, với bản chất cần cù tinh thần đoàn kết đã tạo nên một sức mạnh trong việc khai hoang mở rộng đất đai, anh cầm dũng chống giặc ngoại xâm để bảo vệ và xây dụng Tổ Quốc.

Trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước, nhân dân Ngư Thủy Bắc đã một lòng đoàn kết, môt lòng theo Đảng, anh dũng đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước đem lại nhiều chiến thắng lịch sử và tạo nên các di tích lịch sử, công trình kiên trúc văn hóa có giá trị lưu lại mãi mãi, đó là tài sản phong phú về văn hóa vật thể và phi vật thể không thể thay thế, cần bảo tồn tôn tạo và đầu tư phát triển để khái thác sử dụng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa.

 Thực trạng môi trường

Ngư Thủy Bắc chưa bị tác động của các nhà mấy, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay quá trình đô thị hóa nên môi trường sinh thái cơ bản vẫn giữ được trạng thái tự nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, môi trường ở một số khu vực dân cư ít nhiều bị ôi nhiễm bởi rác thải, chất thải, việc xử lý thu gom chưa được đồng bộ kịp thời.

Để đảm bảo môi trường sinh thái phát triển bền vững trong thời gian tới cần chú trọng phát triển và bảo vệ diện tích rưng phòng hộ và có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn, xóm và cộng đồng.

2.1.2. Điề u kiệ n kinh tế xã hộ i

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao độ ng

 Dân số

Xã Ngư Thủy Bắc có 5 thôn: - Thôn Bắc Hòa.

- Thôn Tân Hải. - Thôn Tân Thuận. - Thôn Tân Hòa. - Thôn Trung Thành.

Dân số toàn xã năm 2010 có: 3584 người, mật độ dân số trung bình 114,2 người/km2toàn xã có 759 hộ. Trong đó số năm là 1789 người, nữ 1795 người.

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phong trào kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền sâu rộng và triển khai, thực hiện tích cực. Tỷ lệ tăng dân số tư nhiên giảm 1,6% so với năm 2010, mặc dù công tác tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình đươc các ban ngành quan tâm nhưng tỷ lệ sinh con thứ ba vẫn còn cao.

 Lao động, việc làm.

Theo thống kê, đến nay trên địa bàn toàn xã có 1056 người trong độ tuổi lao động, sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp là chủ yếu. Nhưng do dân số đông, ruộng ít, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề kinh doanh dịch vụ phát triển chưa cao. Điều đáng quan tâm là lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ khá cao song còn dư thừa và lãng phí rất lơn, nhất là lúc nông nhàn và mùa mưa bão ở nông thôn.

Vì vậy, viêc phát triển ngành nghề kinh tế mới, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, kai thác hải sản là cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu việc làm, thu hút lao động của xã.

2.1.2.2. Tình hình sử dụ ng đấ t

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Ngư Thủy Bắc có đến ngày 1/1/2016: 3167.88 ha.

Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu đất đai của xã Ngư Thủy Bắc năm 2016 TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I Đất nông nghiệp 2574,58 81,27

1 Đất sản xuất nông nghiệp 72,55 2,29 1.1 Đất trồng cây hằng năm 68,66 2,17 1.2 Đất trồng cây lâu năm 3,89 0,12

2 Đất lâm nghiệp 2329,53 73,54

2.1 Đất rừng sản xuất 461,51 14,57 2.2 Đất rừng phòng hộ 1868,02 58,97 3 Đất nuôi trồng thủy sản 136,94 4,32

II Đất phi nông nghiệp 83,16 2,63

1 Đất ở 29,29 0,92

2 Đất chuyên dùng 38,32 1,21

3 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,04

4 Đất sông ngòi, kênh, rạch 11,51 0,36

III Chưa sử dụng 510,14 16,1

Tổng cộng: 3167,88 100

Năm 2016 diện tích đất tự nhiên của xã là 3167,88 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 2574,58 ha, nhóm đất phi nông nghiệp là 83,16 ha, nhóm đất chưa sử dụng là 510,14 ha. Thông qua bảng 2.1 ở trên ta có thể thấy rõ tình hình sử dụng đất đai của xã Ngư Thủy Bắc.

Theo cơ cấu, đất nông nghiệp trong toàn xã chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 80% tương đương với 2574,58 ha. Đất phi nông nghiệp là 83,16 ha chỉ chiếm 2,63% còn lại là đất chưa được sử dụng với tỷ trọng tương đối cao là 16,10% tương đương với 510,14 ha. Thực trạng này cho thấy, địa bàn xã vẫn chưa thực sự sử dụng đất đai một cách hợp lý nhất, điều này được chứng tỏ khi diện tích đât chưa sử dụng còn rất cao. Đặc biệt 100% đất chưa sử dụng này là đất bằng phẳng chưa qua sử dụng.

Đất chuyên dùng tăng, chủ yếu là đất ở, đất giao thông, các công trình phúc lợi công cộng. Điều này cho thấy việc phát triển cơ sở hạ tầng những năm gần đây đã được quan tâm, đầu tư hơn.

Trong năm 2016, UBND xã đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý đất đai. Đặc biệt là công tác tác tuyên truyền phổ biến Luật đất đai 2013 và hướng dẫn các thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã bước đầu đi vào nề nếp. Đã thực hiện xét giao 12 lô đất ở khu vực Tân Hải, Trung Thành, Bắc Hòa không qua hình thức đấu giá với các lô đất đấu giá không thành.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầ ng

a. Giao thông

Mạng lưới giao thông xã trong những năm qua đã có những bước phát triển rõ rệt. Xã Ngư Thủy Bắc đã có hệ thống đường liên thôn, liên xã. Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các xã khác. Các tuyến đường vào thôn, xóm, đường nội đồng chưa được đảm bảo, các tuyến đường chủ yếu là đường rất nhỏ, hẹp, nhiều đoạn dốc cao, mặt đường xấu, tầm nhìn hạn chế, hệ thống cầu cóng và các tuyến đường đã cũ và thiếu. Bên cạnh đó nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng, do đó vẫn đề giao thông đang là vẫn đề trở ngại lớn trong việc phát triển nông thôn. Trong thời gian tới để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã thì vẫn đề giành quỹ nâng cấp, mở rộng các tuyến đường như giao thông khu dân cư và giao thông nội đồng là hết sức cần thiết.

b. Giáo dụ c – Đào tạ o

Công tác giáo dục đào tạo, từng bước phát triển tốt. Trật tự an toàn trường học được chú trọng, khuyến học, khuyến tài được quan tâm của các tổ chức chính trị, xã hội và một số dòng họ trên địa bàn. Trong năm 2013 – 2014 đạt khá, giỏi trường Mần Non 65%.

Trường THCS đạt giỏi: 8.8%, khá: 35.5%

Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và các công tác đảm bảo khác được qua tâm chỉ đọa của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban giám hiệu nhà trường. Vì vậy, việc tổ chức khai giảng năm học 2014-2015 của 3 cấp học trên địa bàn xã được chu đáo, tạo không khí tích cực cho việc tổ chức dạy và học đạt chất lượng cao.

Nhìn chung cả 3 cấp học trên địa bàn, ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể giáo viên, đã chăm lo xây dựng khuôn viên có bồn hoa, cây cảnh, tạo phong quan hấp dẫn chào đón các em đến trường.

c. Công tác chăm sóc bả o vệ sứ c khỏ e cho nhân dân

Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các chương trình y tế Quốc gia, y tế dự phòng, tiêm chủng triển khai được thực hiện tốt, công tác giám sát dịch bệnh được tiến hành thường xuyên.

Tổng số lần khám trong năm là 2394 lượt người Làm tốt chương trình bảo vệ bà mẹ trẻ em.

Trạm đã thường xuyên duy trì việc trực 24/24h để khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, tổ chức tuyên truyền phòng chống bệnh tật, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2014 được bảo lưu danh hiệu đơn vị văn hóa cấp huyện.

d. Văn hóa thể thao

Trong những năm gần đây, phong trào văn nghệ ở địa phương phát triển mạnh mẽ. Các thôn đều có đội văn nghệ và đội bóng chuyền. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển, nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động: “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” đã tạo ra hiệu quả thiết thực. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được phát động rộng khắp toàn xã. Phong trào thể dục thể thao luôn được duy trì.

Trong những năm qua, xã đã xét được 501 gia đình văn hóa, bảo lưu 2 làng văn hóa thôn Tân Hải và thôn Bắc Hòa. Khu dân cư tiên tiến là 3/5 thôn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cư được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

e. Thông tin liên lạ c

Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn xã ngày càng được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với các vùng xung quanh của người dân địa phương. Hầu hết các gia đình đều có phương tiện nghe nhìn.

f. Hệ thố ng điệ n

Trong những năm qua, việc điện khí hóa nông thôn rất được xã chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và được chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn theo hướng CNH – HĐH. Công tác quản lý an toàn điện lưới được chú ý, từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn. Đến nay, 100% số hộ trong xã đều dùng điện.

g. Hệ thố ng nư ớ c sạ ch

Phần lớn các hộ nông dân sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi sâu đã qua xử lý thô sơ. Nhìn chung trong những năm qua, nền kinh tế xã Ngư Thủy Bắc đã có bước phát triển so với giai đoạn trước. Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, khai thác thủy sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý mang lại hiệu quả sử dụng đất tương đối cao, đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên. Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Ngành công nghiệp dịch vụ khác dang trên đà phát triển song quy mô còn nhỏ lẻ mang tính tự phát, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành còn chậm và chưa rõ nét. Công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp giáo dục và y tế ngày càng được chú trọng và phát triển đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

2.1.2.4. Tình hình sả n xuấ t kinh doanh trên đị a bàn xã Ngư Thủ y Bắ c

+ Kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây Đảng Ủy, chính quyền điạ phương đã chú trọng đến việc chỉ đạo nhân dân xen canh, xen cây. Do đó, ngành trồng trọt của xã tương đối phát triển , cơ cấu cây trồng có chuyển dịch đúng hướng, công tác khuyến nông cơ sở luôn được duy trì.Về hình thức chăn nuôi ở xã chủ yếu là trong khu vực hộ gia đình quy mô số lượng gia súc, gia cầm không lớn.

Về nuôi trồng thủy sản: hàng năm diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản càng tăng, một số hộ gia đình cá nhân đã tiến hành nuôi trồng thủy sản với quy mô tương đối lớn và đem lại hiệu quả tốt.

Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của nhà nước và ý thức trach nhiệm của nhân dân ngày càng cao trong công tác bảo vê và chăm sóc nên việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)