Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết khí hậu, thủy văn mặc dù không được thuận lợi nhưng phù hợp với sản xuất nuôi cá lóc, nên thực hiện bố trí tổ chức sản xuất hợp lý và khoa học để tăng năng suất và tăng hiệu quả nuôi cá lóc.

Tiềm năng đất đai dồi dào, diện tích đất chưa được sử dụng lớn. Đây là quỹ đất sử dụng cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế của xã và được chính quyền xã ưu tiên mở rộng quy mô, diện tích nuôi cá lóc tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, nâng cao được hiệu quả và lợi thế sẵn có của địa bàn xã.

Mạng lưới hệ thống điện, nước cơ sở hạ tầng đảm bảo, môi trường trong lành.

2.1.3.2. Khó khăn

Do vị trí địa lý nên hằng năm thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề bởi lụt, bão, nước mặn xâm thực, gây ảnh hưởng lớn tới quá trình nuôi trồng cá lóc và các loại thủy sản khác.

Quỹ đất chưa sử dụng tương đối nhiều, chưa có những đầu tư thỏa đáng, chưa có biện pháp tác động hiệu quả để đẩy mạnh quá trình đầu tư, sản xuất tôm TCT trên địa bàn xã.

Người dân chưa được tiếp cận những phương thức, kỹ thuật nuôi trồng cá lóc, để mang lại hiệu quả, nên người dân sợ rủi ro và không giám tham gia.

Lao động có trình độ và qua đào tạo chỉ có số lượng ít, gây ra nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, tập huấn các kỹ thuật nuôi tôm.

Nền kinh tế của xã có tăng trưởng nhưng chưa ổn định, thiếu vững chắc. Tốc độ phát triển của các ngành mũi nhọn như: Khai thác biển, nuôi trồng thủy, hải sản còn chậm. Nên chưa thể hiện tính bền vững và phát triển của xã.

Công tác quy hoạch còn chậm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn, phần nào ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lóc nói riêng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên diễn ra còn chậm.

Người dân thiếu vốn để sản xuất, đặc biệt là vốn đầu tư cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Lực lượng lao động ngư nghiệp thiếu kinh nghiệm sản xuất.

2.2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC NUÔI CÁ LÓC

2.2.1. Năng lự c sả n xuấ t củ a các hộ điề u tra tạ i đị a bàn xã2.2.1.1. Thông tin cơ bả n củ a các hộ điề u tra 2.2.1.1. Thông tin cơ bả n củ a các hộ điề u tra

Hiện nay, trên địa bàn xã Ngư Thủy Băc hầu hết hoạt động nuôi cá lóc đều do hộ gia đình đảm nhận. Trong đó quyết định của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi cá lóc của từng hộ nuôi. Năng lực của chủ hộ bao gồm: khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng, khả năng lựa chọn các biện pháp đầu tư hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu năng lực của chủ hộ chúng ta thường xem xét trên các khía cạnh tuổi, trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm, giới tính, phong tục tập quán…

Bảng 2.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Tân Hòa Trung Thành Tân Thuận Bắc Hòa Tân Hải Tổng hoặc BQC

1.Chủ hộ điều tra Người 10 10 8 12 10 50

- Nam Người 4 0 2 1 2 9

- Nữ Người 6 10 6 11 8 41

2.Trình độ học vấn

- Tiểu học Người 3 6 4 0 3 16

- Trung học cơ sở Người 7 4 4 10 4 29

- Trung học phổ thông Người 0 0 0 2 3 5

3.Bình quân/hộ

- Lao động Lao động 3,7 3,4 3,38 4,17 3,8 3,72

- Tuổi chủ hộ Tuổi 49,6 45,5 46 45,75 45 46,36

- Số nhân khẩu Người 4,4 4,3 4,25 5 4,8 4,58

- Số năm kinh nghiệm của chủ hộ Năm 3,65 3,35 3,69 3,25 3,50 3,44

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Bảng trên cho ta thấy: Với 50 hộ điều tra ở 5 thôn Tân Hòa, Trung Thành, Tân Thuận, Bắc Hòa và Tân Hải Thuộc xã Ngư Thủy Bắc. Trong đó số nhân khẩu bình quân trên hộ là 4,58 người, tròng đó hộ có nhân khẩu cao nhất là 7 và thấp nhất là 3, với số lượng này các hộ gia đình có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động nuôi cá lóc. Bình quân mỗi hộ có 3,72 lao động với số năm kinh nghiệm của chủ hộ là 3,44 năm. Số tuổi bình quân chung của chủ hộ là 46,36 tuổi – đây là một lợi thế về vấn đề kinh nghiệm trong hoạt động nuôi cá lóc. Bởi vì kinh nghiệm, vốn và chịu khó là những tố chất quan trọng đòi hỏi phải có những người có nghề nuôi cá lóc.

Trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và nhận thức, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, do đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi cá lóc. Đặc biệt nuôi cá lóc là ngành đòi hỏi người nuôi phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, do đó trình độ học vấn có vai trò càng quan trọng. Xem bảng ta thấy, với 16 người có trình độ học vấn tiểu học, chiếm 32% trong tổng số. Trình độ học vấn trung học cơ sở có 29 người chiếm 58%, còn trung học phổ thông chỉ có 5 người chiếm 10% trong tổng số 50 người. Hoạt động nuôi cá lóc đòi hỏi quy trình kỹ thuật nuôi nghiêm ngặt, do vậy trình độ văn hóa cao hơn sẽ là điều kiện thuận lợi để hoạt động sản xuất đạt kết quả cao. Tuy nhiên xem xét tổng thể 5 thôn điều tra không có chủ hộ nào mù chữ cả, đây chính là những thuận lợi cho việc tuyên truyền các lớp tập huấn, kỹ thuật nuôi cá lóc đến người dân. Bởi vì chuyên môn chưa hẳn đã là yếu tố quyết định cuối cùng. Những người nuôi cá lóc nói chung và những chủ hộ ở đây nói riêng, họ thường dựa vào kinh nghiệm thực tế đúc kết có được sau những quá trình nuôi. Vì vậy, từ những kinh nghiệm đó họ sẽ dễ dàng nắm bắt được kỹ thuật và phương pháp nuôi có hiệu quả hơn.

Qua những thông tin trên cho thấy, chủ hộ có thể có khả năng tổ chức và quản lý hoạt động nuôi cá lóc. Tuy nhiên, để nuôi cá lóc đạt năng suất cao và thật sự mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn là việc làm không dễ, vì vậy đòi hỏi người nuôi cá lóc cần phải có kinh nghiệm, có trình độ nhất định, cần được trang bị và bồi dưỡng các kỹ năng về công tác khuyến nông, khuyến ngư nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về các quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc để đáp ứng yêu cầu của ngành nuôi trồng thủy sản và nhu cầu của thị trường tiêu thụ thủy sản hiện nay.

2.2.1.2. Tình hình đầ u tư trang thiế t bị củ a các hộ điề u tra

Hoạt động nuôi cá lóc đầu tư rất lớn, bao gồm chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị, chi phí xây dựng ao hồ bạn đầu. Hầu hết các hộ nuôi cá lóc đều do nhà nước cấp đất để xấy dựng ao hồ nhưng cũng có một số hộ phải mua quyền sử dụng đất ao hồ của những hộ có ao hồ mà không nuôi cá lóc nữa.

Mục tiêu tối đa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí là mục tiêu hàng đầu trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghề nuôi cá lóc cũng không ngoại lệ. Song để đạt được các mục tiêu đó, các hộ nuôi cá lóc phải đầu tư như thế nào để đạt kết quả cao trong hoạt động nuôi cá lóc.

Bảng 2.4: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất nuôi cá lóc của các hộ điều tra

Đvt: Triệu đồng/200m2 Các loại trang thiết bị Tân Hòa Trung Thành Tân Thuân Bắc Hòa Tân Hải BQC Máy nổ 3,88 3,91 2,29 2,33 1,96 2,78 Mô tơ điện 13,1 12,63 9,85 11,68 9,64 10,99 Ống bơm tiêu nước 1,13 1,48 1,09 1,15 0,99 1,12 Giàn sục khí 0,20 0,42 0,33 1,44 0,48 0,56 Lưới chai, lưới vây 2,00 2,00 2,00 2,4 2,00 2,00

Bạt 3,00 4,00 1,17 6,5 3,00 3,49

Bộ giàn lọc khí 0 0 0,13 0,26 0,07 0,09

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Để hoạt động nuôi cá lóc diễn ra tốt, đòi hỏi mỗi hộ phải trang bị máy móc thiết bị bao gồm: máy bơm nước, giàn sục khí, máy nổ, mô tơ điện, lưới chai, lưới vây, bạt, bộ giàn lọc khí. Tính bình quân toàn xã thì mức đầu tư đối với máy nổ là 2,78 triệu đồng/200m2, đối với mô tơ điện là 10,99 triệu đồng/200m2, đối với ống bơm tiêu nước là 1,12 triệu đồng/200m2, đối với giàn sục khí là 0,56 triệu đồng/200m2, 2 triệu đồng/200m2 đối với lưới chai, lưới vây; 3,49 triệu đồng/200m2 đối với bạt và 0,09 triệu đồng/200m2 đối với bộ giàn lọc khí.

bị lớn nhất là thôn Bắc Hòa và Tân Hải, với các mức đầu tư hầu như trên mức đầu tư trang thiết bị bình quân của toàn xã. Ta có thể nhận thấy các trang thiết bị như máy nổ, mô tơ điện, ống bơm tiêu nước, lưới chai lưới vây là những trang thiết bị mà bất kì hộ nuôi cá lóc nào cũng phải có. Riêng bộ giàn lọc khí và giàn sục khí chỉ được đầu tư vào sản xuất khi diện tích của nông hộ lớn bởi vì chi phí của 2 loại trang thiết bị này có giá khá cao.

Như vậy qua bảng trên cho thấy mức độ đầu tư ban đầu cho hoạt động nuôi cá lóc là khá cao. Đó là các khoản đầu tư về trang thiết bị máy móc – một trong những nhân tố tác động tích cực làm cho kết quả và hiệu quả nuôi cá lóc đạt kết quả cao.

2.2.2. Diệ n tích, năng suấ t, sả n lư ợ ng củ a các hộ điề u tra

Có thể nói đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt và không có gì có thể thay thế được. Tuy nhiên tình hình sử dụng đất đai phục vụ cho việc nuôi cá lóc ở các thôn trong xã có sự khác nhau.

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cá lóc nuôi của các hộ điều tra (tính bình quân/hộ) Chỉ tiêu Đvt Tân Hòa Trung Thành Tân Thuân Bắc Hòa Tân Hải BQC Diện tích nuôi cá lóc/hộ 200m 2 1,2 1,3 3,41 3,61 2,31 2,37 Sản lượng nuôi cá lóc/hộ Tạ 17,73 18,45 50,19 55,88 36,85 36,05 Năng suất nuôi

cá lóc/hộ Tạ/200m

2 15,08 14,69 14,75 15,43 15,38 15,09

Nguồn: Số liệu tra tra năm 2017

Trong năm diện tích nuôi cá Lóc bình quân chung của các hộ trong toàn xã là 2,37 (200m2). Nhìn chung diện tích của các hộ nuôi trong toàn xã không đồng đều. Sở dĩ vậy là do trên địa bàn xã phân bố theo thôn không đồng đều và nhu cầu vốn cũng như lao động của từng hộ là khác nhau nên diện tích quy mô nuôi của từng hộ là khác nhau. Tuy các hộ nuôi với diện tích chưa cao nhưng đã đạt được sản lượng và năng suất khá cao. Bình quân chung sản lượng của mỗi hộ trong toàn xã là 36,05 tạ và năng suất đạt 15,09 (tạ/200m2). Nguyên nhân các hộ nuôi đạt năng suất khá cao được tìm hiểu là do các hộ nuôi đã đầu tư và trang bị phương tiện dụng cụ đầy đủ, lượng thức ăn được cung cấp đầy đủ và có được kinh nghiệm nuôi cá Lóc được đúc rút qua các năm trước. Mặt khác cá Lóc là một loại cá dễ nuôi, ít bị bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đầu tư cao như nuôi tôm, ngao…Tuy nhiên các hộ nuôi của các thôn có năng suất cá Lóc còn chênh lệch nhau có thể do nhiều lí do như mức đầu tư giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, quy mô diện tích khác nhau...

2.2.3. Chi phí đầ u tư nuôi cá lóc củ a các hộ điề u tra

Bất cứ một sản phẩm nào được tạo ra thì cũng cần có rất nhiều các yếu tố đầu vào và để có được sản phẩm cá lóc tiêu dùng thì cũng không ngoại lệ. Các yếu tố đầu vào đó là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến kết quả cuối cùng của quy trình sản xuất. Chi phí sản xuất của các hộ bao gồm: Chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí điện, nhiên liệu, xửlý ao hồ, phòng trị bệnh, khấu hao TSCĐ. Việc phân tích chi phí và cơ cấu chi phí của hộ nuôi là một việc rất quan trọng, qua đó biết được cơ cấu chi phí, những chi phí nào chiếm tỷ trọng cao nhất, các chi phí bỏ ra khác nhau có cho các kết quả khác nhau hay không. Từ đó giúp cho các hộ nuôi có các quyết định để tối thiểu hóa chi phí nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nhóm chúng tôi đã giả sử khi người lao động không tham gia việc nuôi cá lóc thì vẫn tìm được việc làm (chi phí cơ hội = 160 nghìn đồng/công lao động). Đồng thời trong quá trình điều tra thì chi phí tự có không bao gồm chi phí thức ăn tự có. (Thông thường hộ nông dân ở địa bàn không thể hạch toán được rằng đã sử dụng bao nhiêu thức ăn tự có từ việc đi làm biển của gia đình, và nguồn thức ăn tự có đó không ổn định bởi sự ảnh hưởng của thời tiết biển). Nên nhóm đã hạch toán chi phí thức ăn toàn bộ bằng chi phí thức ăn mua ngoài (nằm trong chi phí trung gian IC).

Bảng 2.6: Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra tại địa bàn xã Các loại chi phí Giá trị (tr.đ/200m2) Tỷ trọng (%)

I.Chi phí trung gian 36,13 79,15

1. Giống 3,11 6,81

2. Thức ăn mua ngoài 30,87 67,62

3. Phòng, chữa bệnh 0,85 1,86

4. Xử lý ao 0,38 0,83

5. Chi phí điện, nhiên liệu 0,49 1,07

6. Tu bổ hằng năm 0,43 0,94

II.Khấu hao TSCĐ 5,61 12,29

III.Chi phí tự có 3,91 8,57

- Công lao động gia đình 3,91 8,57

Tổng cộng: 43,25 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Chi phí giống:Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất và sản lượng nuôi. Phẩm chất của giống như: chất lượng, kích thước con giống,... là vấn đề rất quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của hoạt động sản xuất nuôi trồng. Nếu giống tốt thì chất lượng sẽ cao đó là điều tất yếu và ngược lại. Chi phí giống chiếm 6,81% trong tổng cơ cấu chi phí, với 3,11 triệu đồng/200m2. Xét về nguồn gốc, giống được cung ứng chủ yếu từ 2 nguồn chủ yếu, trong đó nguồn cung ứng từ nội tỉnh (địa

Bảng 2.7: Nguồn cung ứng giống của các nông hộ tại địa bàn Nguồn gốc giống Số hộ Tỷ lệ (%) I.Nội tỉnh 40 80 1. Xã Cam Thủy 3 6 2. Xã Cam Liên 11 22 3. Đồng Hới 10 20

4. Các hộ nuôi lớn trong địa bàn 16 32

II.Ngoại tỉnh 10 20

Công ty, đại lý giống trong HCM 10 20

Tổng cộng: 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Chi phí thức ăn: Đối tượng của hoạt động nuôi trồng cá nói riêng và của nông nghiệp nói chung là các sinh vật sống có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Thức ăn chính là điều kiện đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của bất kỳ một cá thể nào. Thực tế nghiên cứu cho thấy,chi phí đầu tư cho thức ăn là khoản lớn nhất trong tất cả các loại chi phí. Cụ thể chi phí thức ăn mà các hộ nông dân nuôi cá lóc là 30,87 triệu đồng/200m2, tương ứng với gần 70% trong tổng chi phí. Chi phí thức ăn bao gồm 2 loại: là thức ăn tự chế biến – là các loại cá nhỏ băm nhỏ được mua ở ngay tại địa bàn xã Ngư Thủy Bắc với giá từ 6.000 – 6.500 đồng/kg và thức ăn công nghiệp – thức ăn dưới dạng bột có giá bình quân là 10.000 đồng/kg. Theo như kết quả điều tra của nhóm thì thông thường nông hộ nào có diện tích nhỏ (nhỏ hơn 400m2) thì sử dụng 100% thức ăn tự chế, còn hộ có diện tích lớn hơn 400m2 thì sử dụng kết hợp cả 2 loại thức ăn trên.

Đối với chi phí lao động:Công lao động bao gồm lao động gia đình và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)