Tình hình đầu tư trang thiết bị của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 43)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1.2. Tình hình đầu tư trang thiết bị của các hộ điều tra

Hoạt động nuôi cá lóc đầu tư rất lớn, bao gồm chi phí đầu tư máy móc, trang thiết bị, chi phí xây dựng ao hồ bạn đầu. Hầu hết các hộ nuôi cá lóc đều do nhà nước cấp đất để xấy dựng ao hồ nhưng cũng có một số hộ phải mua quyền sử dụng đất ao hồ của những hộ có ao hồ mà không nuôi cá lóc nữa.

Mục tiêu tối đa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí là mục tiêu hàng đầu trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghề nuôi cá lóc cũng không ngoại lệ. Song để đạt được các mục tiêu đó, các hộ nuôi cá lóc phải đầu tư như thế nào để đạt kết quả cao trong hoạt động nuôi cá lóc.

Bảng 2.4: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất nuôi cá lóc của các hộ điều tra

Đvt: Triệu đồng/200m2 Các loại trang thiết bị Tân Hòa Trung Thành Tân Thuân Bắc Hòa Tân Hải BQC Máy nổ 3,88 3,91 2,29 2,33 1,96 2,78 Mô tơ điện 13,1 12,63 9,85 11,68 9,64 10,99 Ống bơm tiêu nước 1,13 1,48 1,09 1,15 0,99 1,12 Giàn sục khí 0,20 0,42 0,33 1,44 0,48 0,56 Lưới chai, lưới vây 2,00 2,00 2,00 2,4 2,00 2,00

Bạt 3,00 4,00 1,17 6,5 3,00 3,49

Bộ giàn lọc khí 0 0 0,13 0,26 0,07 0,09

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Để hoạt động nuôi cá lóc diễn ra tốt, đòi hỏi mỗi hộ phải trang bị máy móc thiết bị bao gồm: máy bơm nước, giàn sục khí, máy nổ, mô tơ điện, lưới chai, lưới vây, bạt, bộ giàn lọc khí. Tính bình quân toàn xã thì mức đầu tư đối với máy nổ là 2,78 triệu đồng/200m2, đối với mô tơ điện là 10,99 triệu đồng/200m2, đối với ống bơm tiêu nước là 1,12 triệu đồng/200m2, đối với giàn sục khí là 0,56 triệu đồng/200m2, 2 triệu đồng/200m2 đối với lưới chai, lưới vây; 3,49 triệu đồng/200m2 đối với bạt và 0,09 triệu đồng/200m2 đối với bộ giàn lọc khí.

bị lớn nhất là thôn Bắc Hòa và Tân Hải, với các mức đầu tư hầu như trên mức đầu tư trang thiết bị bình quân của toàn xã. Ta có thể nhận thấy các trang thiết bị như máy nổ, mô tơ điện, ống bơm tiêu nước, lưới chai lưới vây là những trang thiết bị mà bất kì hộ nuôi cá lóc nào cũng phải có. Riêng bộ giàn lọc khí và giàn sục khí chỉ được đầu tư vào sản xuất khi diện tích của nông hộ lớn bởi vì chi phí của 2 loại trang thiết bị này có giá khá cao.

Như vậy qua bảng trên cho thấy mức độ đầu tư ban đầu cho hoạt động nuôi cá lóc là khá cao. Đó là các khoản đầu tư về trang thiết bị máy móc – một trong những nhân tố tác động tích cực làm cho kết quả và hiệu quả nuôi cá lóc đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 42 - 43)