4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG
3.2.1.Các giả i pháp cụ thể vớ i hộ nuôi
Về thời vụ: cần thực hiện nghiêm túc khung lịch thời vụ thả giống, kiên quyết xử lý đối với những hộ cố tình thả sớm hoặc muộn góp phần hạn chế tình hình dịch bệnh. Các hộ nuôi trồng phải chọn thời điểm thích hợp để tránh lũ lụt nhằm đem lại năng suất cao.
Về mật độ: Tuân thủ khuyến cáo của chuyên gia về mật độ thả giống, nó phải phù hợp với tình hình nuôi trồng của địa phương, cụ thể là nên thả ít hơn so với mật độ thả của các hộ nông dân vào thời điểm hiện tại, điều này giúp hộ nuôi có những điều kiện chăm sóc tốt hơn, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng môi trường nước.
Về con giống:con giống có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất nuôi cá lóc. Do đó nên mua giống ở những nơi có uy tín và đã được kiểm dịch chặt chẽ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho người nuôi cá tiếp cận với nơi sản xuất giống để có thể lựa chọn, quản lý các cơ sở ươm giống tại chỗ, quản lý và tạo điều kiện để các nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao. Các hộ nên thả cá kích cỡ lớn,đều, khỏe mạnh và không bị xây sát để cá mau lớn đến cỡ thu hoạch mà ít bị hao hụt trong quá trình nuôi.
Về thức ăn:người nuôi cá lóc ở đây chủ yếu sử dụng thức ăn cá tươi được đánh bắt ở biển nên cách thức, liều lượng còn phụ thuộc vào lượng cá đánh bắt được, vì vậy vẫn chưa đảm bảo đầy đủ khối lượng thức ăn mà cá lóc cần. Nên cơ cấu các loại thức ăn và liều lượng cho ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá.
Về phòng trừ dịch bệnh, xử lý chất thải và vấn đề môi trường: Phòng trừ dịch bệnh cần được quan tâm ngay từ đầu và thường xuyên trong suốt quá trình nuôi. Xử lý chất thải và vấn đề môi trường có quan hệ không chỉ ở một hộ nuôi mà có ảnh hưởng
bệnh và xử lý chất thải tạo điều kiện cải thiện môi trường. Bên cạnh đó vấn đề này cần phải có sự giúp đỡ của các cấp chính quyền.
Về kỹ thuật nuôi: Hầu hết các hộ nuôi cá ở đây đều dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được, vì vậy trong quá trình nuôi cũng gặp không ít khó khăn, do đó, các hộ nuôi cầ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các hộ nuôi giỏi trong vùng. Từ đó biết cách thả cá, chăm sóc và phòng trị bệnh cho cá để hoạt động nuôi cá đạt năng suất và hiệu quả cao.
Về lao động và chăm sóc:Thời gian đầu các đối tượng nuôi cần được chăm sóc chu đáo. Trong giai đoạn phát triển mạnh cần chú trọng đầu tư lượng thức ăn để đảm bảo đủ chất, tạo đà cho cá sinh trưởng.
Về tiêu thụ sản phẩm:Người dân nuôi trồng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, cá lóc sản xuất ra thường bị các thương lái ép giá. Vì vậy các hộ cần tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật nuôi cá lóc: Đối tương nuôi là các cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học, vì vậy người dân phải tạo được môi trường sống phù hợp cho đối tượng nuôi mới thúc đẩy được khả năng sinh trưởng, phát triển của cá. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của người nuôi chỉ khi nào phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cá mới có thể thu được năng suất và sản lượng cao. Vì vậy, để nuôi trồng cá lóc đạt hiệu quả kinh tế cao, sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi cá và việc tổ chức sản xuất nuôi cá theo các quy trình kỹ thuật đóng vai trò quan trọng. Do đó điều quan trọng là các hộ phải nâng cao kiến thức về kỹ thuật nuôi cá và tổ chức quản lý sản xuất. Để đạt được những vấn đề trên, các hộ nông dân trước hết phải tích cực học hỏi thông qua các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi cá do các cấp chính quyền tổ chức. Đồng thời các hộ cũng tích cực tham quản tìm hiểu, học tập kinh nghiệm các mô hình nông dân nuôi cá lóc giỏi ở những vùng lân cận.
3.2.2.Giả i pháp đố i vớ i chính quyề n đị a phư ơ ng
Quy hoạch tổng thể vùng nuôi: đây là giải pháp quan trọng hàng đầu đối việc phát triển nuôi trồng cá lóc ở địa phương. Việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoang hóa, đất bị nhiễm mặn sang nuôi cá giúp người dân tận dụng triệt để nguồn lực đất đai hiện có, bên cạnh đó giúp tạo thêm thu nhập cho người dân.
Phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng:Cần củng cố hệ thống kênh mương, đê ngăn mặn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi và ao nuôi phù hợp với yêu cầu nuôi trồng. Quy trình thiết kế, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cần chú ý đến nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo tuân thủ dòng chảy, tránh gây ách tắc làm ô nhiễm nguồn nước… Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý, phù hợp giúp chủ động nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho các hồ nuôi.
Công tác khuyến ngư: Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người dân một cách thiết thực và bổ ích. Thiết lập tổ tư vấn về kỹ thuật và phòng trừ bệnh từ cấp xã trở lên. Phát triển các loại hình đào tạo, mở các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao công nghệ theo chương trìn khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật từ trên phương tiện thông tin của xã, tổ chức tham quan để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, tiếp thị cho người dân.
Tiêu thụ sản phẩm:Địa phương cần thiết lập các đầu mối tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường ổn định cho người nuôi; triển khai tìm đầu mối tiêu thụ và ký kết hợp đồng với người mua để tránh tình trạng ép giá sản phẩm từ đó đảm bảo đầu ra cho các hộ nuôi, giá cả luôn ổn định tạo tâm lý tốt cho người dân và nâng cao hiệu quả sản xuất.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” nhóm nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất: Nguồn lực lao động trong hộ gia đình tương đối ít, có trình độ học vấn đa phần là thấp và độ tuổi của chủ hộ nuôi khá cao (bình quân là gần 50 tuổi). Mặt khác diện tích đất đai đang sử dụng của nông hộ cũng không nhiều, diện tích ao để nuôi cá Lóc của mỗi hộ chỉ từ 50 m2 đến 700 m2, số hộ có diện tích trên 700m2 chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất đối với việc cải thiện thu nhập của các nông hộ nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội của huyện nhà nói chung.
Thứ hai: Nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động nuôi cá lóc còn kém, chỉ chủ yếu biết từ bà con hàng xóm, học tập nhau trao đổi kinh nghiệm với nhau. Số năm kinh nghiệm nuôi cá Lóc của người dân không quá cao, rất ít khi được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật cũng như cách quản lý trong việc nuôi cá lóc.
Thứ ba:Trong vụ nuôi gần nhất hoạt động nuôi cá lóc đã đạt được một số thành công nhất định, cụ thể với kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các hộ đều cho kết quả rất khả quan, tổng giá trị sản xuất của các hộ nuôi cá Lóc tính trên 200m2 khá lớn lên đến 68,40 triệu đồng. Sử dụng chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp để đánh giá thì số hộ có mức thu nhập âm hầunhư không có, đa phần các hộ đạt kết quả khá cao, cụ thể thu nhập hỗn hợp của các hộ nuôi trong toàn xã tính trên 200m2 đạt 30,20triệu đồng. Chính điều này đã tạo động lực cho hộ nông dân tiếp tục đầu tư mởrộng nâng cao hiệu quảsản xuất.
Thứ tư: Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng bằng phương pháp phân tổ thống kê và bằng hàm sản xuất trên cũng cho ta thấycác yếu tố mật độ thả cá, chi phí thức ăn, công lao động, chi phí phòng bệnh đều ảnh hưởng rất lớn đến năng suất nuôi cá. Vì vậy các hộ gia đình cần phải sử dụng các yếu tố trên một cách phù hợp để có được hiệu quả cao nhất.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng nghề nuôi cá Lóc là một thế mạnh của người dân nơi đây, có tầm quan trọng với cuộc sống của họ, giúp thoát khỏi cái nghèo và làm giàu nhanh chóng, tạo công ăn việc làm cho người dân. Trong những năm tới các mô hình nuôi cá Lóc này sẽ hứa hẹn những tương lai tốt đẹp đới với vùng quê miền biển này.
2.Kiến nghị
Đối với nhà nước:
Hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp để các hộ gia đình có thể vay vốn và chủ động trong việc đầu tư sản xuất. Đối với những hộ nghèo, gặp phải thiên tai, dịch bệnh,
những hộ nghèo, chính sách thì nên có chính sách thích hợp hơn như áp dụng việc giãn nợ vốn vay để họ có thể yên tâm tiếp tục sản xuất.
Tiếp tục khuyến khích người dân phát triển nuôi cá nước ngọt bằng các chương trình cấp con giống, thức ăn cho các hộ khó khăn để giảm bớt gánh nặng đầu tư bước đầu cho họ.
Nhà nước cần có những chính sách về thị trường, xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản ngày càng tốt hơn.
Nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ cho người dân về mặt nguồn vốn, con giống, thuốc ... khi đưa phương pháp, chương trình mới vào nuôi thí điểm, tổ chức nhiều đợt tập huấn giúp người nuôi tôm có thêm kinh nghiệm, giúp cho người dân thấy được sự quan tâm của nhà nước đối với ngành nghề nuôi thủy sản này, tạo thêm niềm tin giúp người dân vững lòng tin vì luôn có sự giúp đỡ của nhà nước.
Đối với các cấp chính quyền địa phương:
Tiếp tục đầu tư cho chương trình mục tiêu phát triển NTTS nói chung và nuôi cá Lóc nói riêng, chương trình trợ giá đầu vào, tìm kiếm thị trường đầu ra, thực hiện việc can thiệp vềgiá nhằm tránh hiện tượng ép giá từ phía tiểu thương.
Cần đào tạo nhiều kỹ sư có chuyên môn kỹ thuật tốt để giúp truyền đạt lại kiến thức, kinh nghiệm cho người dân. Cử các cán bộ có năng lực đi đào tạo để lĩnh hội các kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm
Trung tâm khuyến ngư, phòng NN & PTNN huyện cùng một số công ty chuyên cung cấp thuốc và thức ăn nên thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn để đưa kiến thức và khoa học kỹthuật dến với người dân.
Sử dụng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải ở các vùng nuôi trên cát để củng cố vùng nuôi trên cát theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với hộ nuôi
Nâng cao trình độ cũng như tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật và những vấn đề liên quan đến việc nuôi cá Lóc, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao kiến thức của mình.
Nhận thức đúng và làm tốt công tác chuẩn bị ao phòng trừ dịch bệnh ao đầu vụ, áp dụng đúng kỹthuật nuôi trồng, đầu tư công để chăm sóc ao nuôi được tốt hơn. Chú trọng việc vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Tiếp tục tận dụng các phụ phẩm gia đình làm thức ăn tươi, giảm chi phí nuôi nhưng sử dụng với liều lượng thích hợp, kết hợp đầu tư thêm thức ăn công nghiệp. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước và nâng cao năng suất cho cá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Nguyễn Văn Lạc (2009), Bài giảng kinh tế nông nghiệp. 2. Th.S Tôn Nữ Hải Âu (2014), Bài giảng kinh tế nuôi trồng thủy sản.
3. SV Lê Thị Diệu K43 KTNN (2012), Khóa luận “ Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động nuôi cá Lóc trên đất cát tại xã Ngư Thủy Nam huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”
4. Nguồn: Ths. Lê Bình tổng hợp tepbac.com “Nuôi cá lóc thương phẩm” 5. UBND xã Ngư Thủy Bắc (2015, 2016) Báo cáo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc phòng an ninh của xã Ngư Thủy Bắc
6. Một số trang web: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=16174 https://cucthongke.quangbinh.gov.vn/3cms/tinh-hinh-kinh-te---xa-hoi-nam- 2016-tinh-quang-binh.htm https://cucthongke.quangbinh.gov.vn/3cms/tinh-hinh-kinh-te---xa-hoi-nam- 2014-tinh-quang-binh.htm https://cucthongke.quangbinh.gov.vn/3cms/tinh-hinh-kinh-te---xa-hoi-nam- 2015-tinh-quang-binh.htm http://vietnambiz.vn/fao-du-bao-san-luong-va-gia-thuy-san-the-gioi-toi-nam- 2025-7968.html
Phụ lục
Phụ lục : Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cá lóc
Mật độ Năng suất Số lượng thức ăn (tạ/200m2) <204 15,01 204-408 16,26 >408 15,00 Công lao động (công/200m2) <=18.75 15,05 18.75-37.5 15,25 >37.5 14,50 Chi phí phòng, trị bệnh (nghìn đồng/200m2) <=701,5 15,17 701,5-1403 15,11 >14023 14,39 Mật độ thả cá (1000 con/200m2) <=3 15,00 3-6 14,93 >6 15,92