Chi phí đầu tư nuôi cá lóc của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 46)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.3. Chi phí đầu tư nuôi cá lóc của các hộ điều tra

Bất cứ một sản phẩm nào được tạo ra thì cũng cần có rất nhiều các yếu tố đầu vào và để có được sản phẩm cá lóc tiêu dùng thì cũng không ngoại lệ. Các yếu tố đầu vào đó là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến kết quả cuối cùng của quy trình sản xuất. Chi phí sản xuất của các hộ bao gồm: Chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí điện, nhiên liệu, xửlý ao hồ, phòng trị bệnh, khấu hao TSCĐ. Việc phân tích chi phí và cơ cấu chi phí của hộ nuôi là một việc rất quan trọng, qua đó biết được cơ cấu chi phí, những chi phí nào chiếm tỷ trọng cao nhất, các chi phí bỏ ra khác nhau có cho các kết quả khác nhau hay không. Từ đó giúp cho các hộ nuôi có các quyết định để tối thiểu hóa chi phí nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Nhóm chúng tôi đã giả sử khi người lao động không tham gia việc nuôi cá lóc thì vẫn tìm được việc làm (chi phí cơ hội = 160 nghìn đồng/công lao động). Đồng thời trong quá trình điều tra thì chi phí tự có không bao gồm chi phí thức ăn tự có. (Thông thường hộ nông dân ở địa bàn không thể hạch toán được rằng đã sử dụng bao nhiêu thức ăn tự có từ việc đi làm biển của gia đình, và nguồn thức ăn tự có đó không ổn định bởi sự ảnh hưởng của thời tiết biển). Nên nhóm đã hạch toán chi phí thức ăn toàn bộ bằng chi phí thức ăn mua ngoài (nằm trong chi phí trung gian IC).

Bảng 2.6: Chi phí và cơ cấu chi phí của các hộ điều tra tại địa bàn xã Các loại chi phí Giá trị (tr.đ/200m2) Tỷ trọng (%)

I.Chi phí trung gian 36,13 79,15

1. Giống 3,11 6,81

2. Thức ăn mua ngoài 30,87 67,62

3. Phòng, chữa bệnh 0,85 1,86

4. Xử lý ao 0,38 0,83

5. Chi phí điện, nhiên liệu 0,49 1,07

6. Tu bổ hằng năm 0,43 0,94

II.Khấu hao TSCĐ 5,61 12,29

III.Chi phí tự có 3,91 8,57

- Công lao động gia đình 3,91 8,57

Tổng cộng: 43,25 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Chi phí giống:Giống là yếu tố hàng đầu quyết định đến năng suất và sản lượng nuôi. Phẩm chất của giống như: chất lượng, kích thước con giống,... là vấn đề rất quan trọng quyết định rất lớn đến sự thành công của hoạt động sản xuất nuôi trồng. Nếu giống tốt thì chất lượng sẽ cao đó là điều tất yếu và ngược lại. Chi phí giống chiếm 6,81% trong tổng cơ cấu chi phí, với 3,11 triệu đồng/200m2. Xét về nguồn gốc, giống được cung ứng chủ yếu từ 2 nguồn chủ yếu, trong đó nguồn cung ứng từ nội tỉnh (địa

Bảng 2.7: Nguồn cung ứng giống của các nông hộ tại địa bàn Nguồn gốc giống Số hộ Tỷ lệ (%) I.Nội tỉnh 40 80 1. Xã Cam Thủy 3 6 2. Xã Cam Liên 11 22 3. Đồng Hới 10 20

4. Các hộ nuôi lớn trong địa bàn 16 32

II.Ngoại tỉnh 10 20

Công ty, đại lý giống trong HCM 10 20

Tổng cộng: 50 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Chi phí thức ăn: Đối tượng của hoạt động nuôi trồng cá nói riêng và của nông nghiệp nói chung là các sinh vật sống có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau. Thức ăn chính là điều kiện đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển của bất kỳ một cá thể nào. Thực tế nghiên cứu cho thấy,chi phí đầu tư cho thức ăn là khoản lớn nhất trong tất cả các loại chi phí. Cụ thể chi phí thức ăn mà các hộ nông dân nuôi cá lóc là 30,87 triệu đồng/200m2, tương ứng với gần 70% trong tổng chi phí. Chi phí thức ăn bao gồm 2 loại: là thức ăn tự chế biến – là các loại cá nhỏ băm nhỏ được mua ở ngay tại địa bàn xã Ngư Thủy Bắc với giá từ 6.000 – 6.500 đồng/kg và thức ăn công nghiệp – thức ăn dưới dạng bột có giá bình quân là 10.000 đồng/kg. Theo như kết quả điều tra của nhóm thì thông thường nông hộ nào có diện tích nhỏ (nhỏ hơn 400m2) thì sử dụng 100% thức ăn tự chế, còn hộ có diện tích lớn hơn 400m2 thì sử dụng kết hợp cả 2 loại thức ăn trên.

Đối với chi phí lao động:Công lao động bao gồm lao động gia đình và lao động thuê ngoài. Đây cũng là một khoản đáng kể trong tổng chi phí đối với hoạt động nuôi. Theo kết quả điều tra thì các hộ gia đình chủ yếu tận dụng công lao động là chính, còn lại không sử dụng công lao động thuê ngoài. Chi phí lao động gia đình bình quân chung trên mỗi 200m2 là 3,91 triệu đồng, tương ứng với 8,57 % trong tổng chi phí đầu tư của hộ. Công lao động gia đình ở đây chủ yếu là công chăm sóc cụ thể là cho cá ăn và công thay nước. Mỗi ngày trung bình dành khoảng 1,5h đến 2h để có thể hoàn thành việc chăm sóc.

Chi phí phòng, chữa bệnh: Trong quá trình nuôi, các hộ nuôi phải bỏ ra một khoản chi phí để phòng trừ dịch bệnh cho cá. Nếu làm tốt công tác này thì sẽ hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi và điều trị tốt cho cá bị bệnh. Tuy chi phí này có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nuôi nhưng chi phí này chỉ chiếm 1,86% trong tổng chi phí đầu tư, tương ứng với 0,85 triệu đồng/200m2, đây là một con số nhỏ so với tầm quan trọng của nó. Sở dĩ như vậy là do tâm lý chủ quan của các hộ gia đình

khi cho rằng cá lóc là một loại cá ít bị dịch bệnh và nếu cho cá uống thuốc phòng bệnh thì cá sẽ chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ.

Chi phí điện, nhiên liệu:ởđây chỉxét đến chi phí điện của các loại máy như máy nổ, máy bơm nước trong quá trình nuôi cá nên nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí đầu tư với giá trị 0,49 triệu đồng chiếm 1,07% tổng chi phí đầu tư.

Chi phí xử lý ao: Chi phí xử lí ao nuôi bình quân chung là 0,38 triệu đồng chiếm 0,83% trong tổng chi phí ao nuôi. Xử lý ao là một khâu quan trọng và cần thiết trong quá trình nuôi, nó giúp phòng trừ dịch bệnh cho cá. Hầu hết các hộ nuôi trên địa bàn xã đều xử lý ao nuôi trước khi bắt đầu vụ nuôi, với cách xử lý ao nuôi truyền thống đó là dùng vôi bột nên chi phí thấp nhưng vẫn đưa lại hiệu quả cao..

Chi phí tu bổ ao hằng năm: Đây là một khoản chi phí liên quan đến việc tái tạo lại ao nuôi trong đầu vụ để đảm bảo cho suốt quá trình nuôi cá. Nhìn chung công tác này đều được các hộ nuôi trồng chú trọng đầu tư, vì đây là thời điểm bắt đầu một vụ nuôi mới nên đa phần các hộ nuôi đều có một sự chuẩn bị về mặt kinh tế nhất định. Chi phí tu bổ ao hồ ở đây hầu hết của các hộ nuôi là chi phí làm lưới vây mới ở xung quanh hồ và có một số hộ thay bạt lót ở dưới đáy ao.

KHTSCĐ: Ao nuôi cá cũng như các phương tiện dụng cụ khác đều được xem là chi phí cố định trong quá trình nuôi và là yếu tố đầu tiên để có thể thực hiện hoạt động nuôi cá nói chung và nuôi cá Lóc nói riêng đối với người dân. Vì vậy nó được khấu hao theo số năm sử dụng. Giá trị khấu hao được xem là một khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất. Khấu hao ở đây được tính cho tất cả các ao nuôi và các công cụ, phương tiên sử dụng trong quá trình nuôi cá như lưới kéo, máy bơm nước.... Nhóm đã sử dụng phương pháp khấu hao đều để tính khấu hao cho các tư liệu sản xuất tham gia trong quá trình nuôi. KH TSCĐ bình quân của các hộ điều tra trên mỗi 200m2 là 5,61 triệu đồng, chiếm 12,29% tổng chi phí đầu tư của hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lóc tại xã ngư thủy bắc, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 46)