Nghiên cứu nƣớc ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 31 - 36)

Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải rắn sinh hoạt của ngƣời dân Tp. Nha Trang cho nên tác giả chỉ tham khảo các công trình nghiên cứu tƣơng tự - nghĩa là các nghiên cứu về tác động đến ý định (tâm lý ảnh hƣởng đến hành vi), chứ không phải về phƣơng pháp quản lý hoặc kỹ thuật xử lý rác thuộc về chuyên môn của ngành môi trƣờng.

Nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2004) Nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tái chế chất thải của các hộ dân thành phố Brixworth, Vƣơng quốc Anh, Tonglet và cộng sự (2004) đã sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB điều tra 191 hộ dân.

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2004)

Nguồn: Tonglet và cộng sự (2004)

Ý định tái chế chất thải Thái độ

Nhận thức chủ quan

21

Các phát hiện cho thấy thái độ, sự bất tiện và kinh nghiệm thực hiện tái chế

tác động đến ý định tái chế chất thải. Thái độ bao gồm các yếu tố nhƣ cơ hội, phƣơng tiện và kiến thức; sự bất tiện bao gồm các yếu tố nhƣ thời gian, không gian, kinh phí. Kinh nghiệm tái chế trƣớc đây, và mối quan tâm đối với cộng đồng và hậu quả của việc tái chế cũng là những yếu tố dự báo đáng kể về hành vi tái chế.

Nghiên cứu của Mahmud và Osman (2010)

“Mahmud và Osman (2010) sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định –TPB để nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của 400 học sinh cấp 2 tại Malaysia. Các tác giả đã đề xuất có 3 yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn gồm: (1) Thái độ; (2) Nhận thức chủ quan và (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.”

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Mahmud và Osman (2010)

Nguồn: Mahmud và Osman (2010)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức về kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định phân loại với hệ số là 0.687, tiếp đó là chuẩn chủ quan với hệ số là 0.593. Trong khi đó, không tìm thấy mối tƣơng quan giữa thái độ và ý định phân loại.

Nghiên cứu của Desa và cộng sự (2011):

Desa và cộng sự nghiên cứu ý định tái chế chất thải của các sinh viên năm thứ nhất các trƣờng đại học ở Malaysia thông qua khảo sát 589 sinh viên.

Ý định tái chế chất thải Thái độ

Nhận thức chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

22

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Desa và cộng sự (2011)

Nguồn: Desa và cộng sự (2011)

Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn mực đạo đức, kiến thức về luật chất thải, sự tiện lợi tái chế, tác động đến ý định tái chế chất thải. Tuy nhiên, kinh nghiệm tái chế chất thải và sự sẵn có của dụng cụ tái chế không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Philippsen (2015)

Philippsen tiến hành khảo sát ý định tái chế chất thải tại Đại học Twente, Hà Lan thông qua mạng nội bộ của trƣờng. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch với việc mở rộng các biến nhận thức về đạo đức, hành vi trong quá khứ, kiến thức và sự bất tiện. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy chuẩn chủ quan, nhận thức nghĩa vụ đạo đức, hành vi trong quá khứ và sự bất tiện tác động đáng kể ý định tái chế trong khi thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi không tác động đến ý định tái chế của sinh viên.

Ý định tái chế chất thải Chuẩn mực đạo đức

Kiến thức về chất thải

Sự tiện lợi

Kinh nghiệm thực hiện tái chế

23

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Philippsen (2015)

Nguồn: Philippsen (2015)

Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016)

Wang và cộng sự (2016) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi tái chế chất thải điện tử của ngƣời dân ở 7 vùng địa lý, 22 tỉnh của Trung Quốc.

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016)

Nguồn: Wang và cộng sự (2016)

Ý định tái chế chất thải Thái độ

Nhận thức về môi trƣờng

Thu nhập

Phổ biến thông tin

Chi phí tái chế Kiến thức Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Hành vi trong quá khứ Nghĩa vụ đạo đức Sự bất tiện Ý định tái chế chất thải

24

Dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), nghiên cứu sử dụng mô hình phƣơng trình cấu trúc để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi tái chế chất thải điện tử. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng chính là nhận thức về môi trƣờng, thái độ, Thu nhập, phổ biến thông tin và chi phí tái chế. Các yếu tố này tác động cùng chiều đối với ý định hành vi tái chế.

Nghiên cứu Ayob và cộng sự (2017)

Ayob và cộng sự (2017) sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB để nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của sinh viên Đại học Teknologi. Các tác giả đã đề xuất có 3 yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn gồm: (1) Thái độ; (2) Nhận thức chủ quan và (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.

Bảng câu hỏi gồm 19 câu hỏi bao gồm; (1) Thái độ (6 câu hỏi), (2) Nhận thức chủ quan (4 câu hỏi); (3) Nhận thức kiểm soát hành vi (5 câu hỏi) và (4) Ý định phân loại (4 câu hỏi) đƣợc phát cho 500 sinh viên của trƣờng để thực hiện điều tra, khảo sát.

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2017)

Nguồn: Ayob và cộng sự (2017)

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải có ý nghĩa thống kê là thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi với hệ số lần lƣợt là 0.563 và 0.267, còn yếu tố nhận thức chủ quan thì không tác động.

Nhận thức chủ quan Thái độ

Ý định phân loại chất thải

25

Nghiên cứu của Strydom (2018)

Strydom (2018) khảo sát 2004 hộ gia đình ở Nam Phi về ý định phân loại chất thải. Nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết TPB và áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình. Kết quả phân tích SEM cho thấy sự phù hợp của dữ liệu khảo sát với mô hình lý thuyết về mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch, giải thích đƣợc 44,4% ý định phân loại chất thải.

Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Strydom (2018)

Nguồn: Strydom (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)