Sự bất tiện đƣợc hiểu nhƣ là nhận thức của cá nhân về sự khó khăn khi thực hiện hành vi của bản thân mình; nhận thức kiểm soát hành vi lại phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi (Ajzen, 1991).
Sự bất tiện đã đƣợc đề cập nhƣ một yếu tố của nhận thức kiểm soát hành vi tác động đến ý định phân loại chất thải trong các nghiên cứu trƣớc đây (Domina và Koch, 2002; Kelly và cộng sự, 2006) đƣợc đề cập ở đây có thể là: thời gian, chi phí, sự phức tạp trong quy trình, không có sẵn dụng cụ phân loại, khoảng cách từ nhà đến địa điểm thu gom, phân loại…(Kelly và cộng sự, 2006).
Wang và cộng sự (2016) tin rằng ý định phân loại chất thải của ngƣời dân sẽ giảm đi nếu chi phí cho hoạt động này tăng lên, thậm chí ngƣời dân sẽ từ chối tham gia các chƣơng trình phân loại chất thải của nhà nƣớc nếu nhƣ họ phải chi trả thêm tiền. Tuy nhiên, nghiên cứu của Saphores và cộng sự (2012) không chứng minh điều này. H1(-) H2(+) H3(+) H4(+) Sự bất tiện Các quy định của nhà nƣớc Ý định phân loại Công tác tuyên truyền
32
Nghiên cứu của Derksen và Gartrell (1993) cho thấy các cá nhân có thái độ tích cực đối với việc phân loại chất thải sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu nhƣ họ thuận tiện trong việc phân loại. Kết quả nghiên cứu này tƣơng đồng với kết quả của Domina và Koch (2002), Kelly và cộng sự (2006) khi khảo sát sinh viên của các trƣờng đại học. Wang và cộng sự (2011) khảo sát ngƣời dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy sự thuận tiện tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đối với ý định phân loại chất thải. Do vậy, giả thuyết H1 đƣợc phát biểu nhƣ sau:
Giả thuyết H1: Yếu tố sự bất tiện có mối quan hệ ngƣợc chiều đến ý định phân loại chất thải rắn của ngƣời dân tại Tp. Nha Trang.
2.6.3.2. Các quy định của nhà nước và công tác tuyên truyền
Các quy định của nhà nƣớc là các quy định của nhà nƣớc về pháp luật môi trƣờng; quy định phân loại rác thải sắn sinh hoạt tại các hộ gia đình trƣớc khi đem đến các điểm thu gom rác. Các quy định kèm theo các điều khoản chế tài có tính chất giáo dục và thúc đẩy ngƣời dân tuân thủ việc phân loại rác.
Nếu công tác tuyên truyền của nhà nƣớc đƣợc thực hiện tốt thì ngƣời dân sẽ có kiến thức về PLRTN; ngƣời dân hiểu rõ lợi ích lâu dài của cộng đồng khi thực hiện việc bảo vệ môi trƣờng sống bằng việc PLRTN. Từ đó ngƣời dân có thái độ tích cực khi thực hiện hành vi; Có thể nói công tác tuyên truyền bao hàm nhiều ý nghĩa, trong đó có ảnh hƣởng lớn đến thái độ của ngƣời dân.
Chính phủ đã ra nghị định Số: 38/2015/NĐ-CP về việc Quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng, sản phẩm thải lỏng, nƣớc thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trƣờng trong nhập khẩu phế liệu.
Cụ thể hơn, nhƣ dự luật Bảo vệ môi trƣờng do Bộ trƣởng Bộ TN&MT trình bày trƣớc quốc hội ngày 26/5/2020, trong đó có nội dung liên quan nhƣ sau:
33
1. Khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái chế;
b) Chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy; c) Chất thải nguy hại;
d) Chất thải cồng kềnh;
đ) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.
2. Hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái chế được chứa, đựng trong các bao bì theo quy định và được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phải được chứa, đựng trong các bao bì và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải nguy hại được chứa, đựng trong các bao bì, vật dụng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 146 Luật này hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại.
3. Hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 1 Điều này phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tận dụng tối đa lượng chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy khác để làm phân compost, làm thức ăn chăn nuôi hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình để sử dụng tại chỗ;
34
b) Chất thải rắn có khả năng tái chế được chứa, đựng trong các bao bì theo quy định hoặc các bao bì, vật dụng chứa, đựng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân tái chế, tái sử dụng hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải thực phẩm, chất thải hữu cơ dễ phân hủy khác không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Chất thải nguy hại được chứa, đựng trong các bao bì, vật dụng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và chuyển giao cho tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 146 Luật này hoặc đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại;
đ) Chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phải được chứa, đựng trong các bao bì theo quy định và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
4. Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Dựa trên khối lượng phát sinh;
b) Hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý, phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Chính phủ;
c) Chất thải rắn có khả năng tái chế, chất thải nguy hại được phân loại theo quy định không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý;
d) Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân ở các đô thị phải
35
bảo đảm tối thiểu 20% chi phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thực phẩm thấp hơn kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác;
e) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không phân loại hoặc phân loại không đúng quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì phải trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác.
6. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; công bố định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; quy định cụ thể lộ trình, hình thức và mức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh.
8. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tổ dân phố, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân.”
Hơn nữa, theo nghiên cứu của Hong Nguyen và cộng sự (2019) tin rằng các quy định, chế tài của các cơ quan nhà nƣớc sẽ tác động tích cực đến ý định phân loại chất thải rắn tại nguồn của các hộ gia đình. Ngoài ra, nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016) cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về phân loại
36
chất thải rắn có tác động cùng chiều đến ý định phân loại. Do vậy, giả thuyết H2, H3 đƣợc phát biểu nhƣ sau:
Giả thuyết H2: Yếu tố các quy định của nhà nƣớc có mối quan hệ cùng chiều đến ý định phân loại chất thải rắn của ngƣời dân tại Tp. Nha Trang.
Giả thuyết H3: Yếu tố công tác tuyên truyền có mối quan hệ cùng chiều đến ý định phân loại chất thải rắn của ngƣời dân tại Tp. Nha Trang.
2.6.3.3. Thái độ
Thái độ đƣợc xem là một trong những nhân tố quyết định chính trong việc lý giải hành vi của con ngƣời (Ajzen, 1991). Thái độ đƣợc định nghĩa là cảm giác tích cực hay tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện hành vi; nó là biến đổi xã hội của niềm tin ở kết quả chắc chắn của hành vi và đánh giá của cá nhân về những kết quả này (Ajzen, 1991).
Theo lý thuyết về hành vi dự định, thái độ không quyết định hành vi trực tiếp; đúng hơn, nó tác động đến ý định hành vi, ảnh hƣởng đến hành vi của con ngƣời. Vì vậy, thái độ đối với một hành vi là tiền đề của ý định hành vi. Thái độ đối với hành vi đƣợc xác định bởi một đánh giá thuận lợi hoặc bất lợi của từng cá nhân về kết quả liên quan đến hành vi. Nó tăng lên khi các cá nhân nhận thấy họ có nhiều nguồn lực và sự tự tin hơn (Ajzen, 1985, Lee & Kozar, 2005).
Nhƣ vậy, đối với các hoạt động nhƣ phân loại chất thải rắn tại nguồn, thái độ của ngƣời dân đƣợc hiểu là đánh giá về các lợi ích, hữu ích, thích thú của họ (Barr và Gilg 2003). Các nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2003), Ayob và cộng sự (2017) đã tìm thấy tác động của thái độ đối với hành vi phân loại chất thải. Do vậy, giả thuyết H4 đƣợc phát biểu nhƣ sau:
Giả thuyết H4: Yếu tố Thái độ có mối quan hệ cùng chiều đến ý định phân loại chất thải rắn của ngƣời dân tại Tp. Nha Trang.
37
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 trình bày các cơ sở lý thuyết có liên quan đến các khái niệm nghiên cứu bao gồm: Khái niệm sự tham gia, môi trƣờng, rác thải, chất thải rắn, phế liệu, lƣu giữ chất thải rắn, xử lý chất thải rắn. Cùng với đó, chƣơng này trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi con ngƣời, hành động xã hội, lối sống, kiểm soát xã hội, thuyết hành vi dự định và các yếu tố liên quan, tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến các nội dung nghiên cứu có ảnh hƣởng đến hành vi và đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất của bài nghiên cứu.
38
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ được trình bày chi tiết ở chương này. Ngoài ra, phương pháp xử lý dữ liệu định tính, định lượng và phương pháp chọn mẫu cũng được thể hiện ở chương này.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phƣơng pháp định tính và định lƣợng sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp định lƣợng.
Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu định tính sơ bộ:
Dựa trên cơ sở lý thuyết đƣợc đề cập, nghiên cứu đƣa ra các thang đo để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu (gọi là thang đo nháp 1). Thông qua các hình thức thảo luận nhóm, mô hình nghiên cứu đƣợc đánh giá để chuẩn hóa mô hình lý thuyết, khám phá các ý tƣởng, đồng thời thu thập thêm thông tin, bổ sung, điều chỉnh các thang đo. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy đa số đều đồng ý gọi là thang đo nháp 2 để đƣợc sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ định lƣợng.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Mô hình đề xuất đƣợc dùng để phỏng vấn thử với mẫu 50 nhân viên theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sơ bộ định lƣợng nhằm đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA. Sau bƣớc này, thang đo đƣợc hoàn chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu định lƣợng chính thức.
Nghiên cứu chính thức:
Đƣợc thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lƣợng thông qua bảng câu hỏi chính thức. Mục đích là dùng để kiểm định lại mô hình đo lƣờng cũng nhƣ mô hình lý thuyết và giả thuyết trong mô hình. Thang đo đƣợc kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Tác giả xây dựng qui trình nghiên cứu cho luận văn của mình gồm những giai đoạn và các công việc nhƣ sau:
39
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Cronbach alpha: (1) Đánh giá hệ số tƣơng quan biến - tổng, (2) Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach alpha
Nghiên cứu sơ bộ (n=50)
EFA: (1) Kiểm tra hệ số tải, (2) yếu tố, (3) phần trăm
phƣơng sai trích
Thang đo chính thức
Nghiên cứu chính thức (n=150)
Phân tích Cronbach Alpha
Kết luận và khuyến nghị Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích hồi quy
Thang đo nháp 2 Thảo luận nhóm Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Mục tiêu nghiên cứu Điều chỉnh thang đo
40
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm đƣợc thực hiện với 01 Giám đốc Công ty Cổ phần môi trƣờng đô thị Nha Trang, 01 Chủ Tịch HĐQT Công ty Cổ phần môi trƣờng đô thị Nha Trang; 01 Quản lý bãi chôn lấp rác của Tp. Nha Trang, 01 chuyên viên của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng phụ trách Chƣơng trình phân loại chất thải rắn tại nguồn của Tp. Nha Trang; 05 ngƣời dân đang sinh sống trên địa bàn Phƣờng Phƣớc Hòa, Tp. Nha Trang.
Tại buổi thảo luận, tác giả đã trình bày sơ lƣợc vấn đề. Trong những năm vừa qua, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện chƣơng trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Tuy nhiên, theo đánh giá chỉ có gần 50% số lƣợng chủ nguồn thải tham gia thực hiện phân loại, trong đó có đến hơn 60% chủ nguồn thải thực hiện không đúng cách phân loại. Các tiêu chí này đều không đạt nhƣ kế hoạch. Đồng thời trình bày thêm về khái niệm ý định, các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định phân loại chất thải rắn của ngƣời dân. Tác giả ghi nhận ý