Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số nƣớc trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 29)

Hiện nay ở các nƣớc phát triển đã có những mô hình phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất hiệu quả. Tại các nƣớc phát triển quá trình phân loại rác tại nguồn đã diễn ra cách đây 30 - 40 năm và đến nay hầu hết đã đi vào nền nếp. Ở mức độ thấp, rác thải đƣợc tách thành 2 loại là hữu cơ dễ phân huỷ và loại khó phân huỷ. Ở mức độ cao hơn, rác đƣợc tách thành 3 hay nhiều loại hơn nữa ngay từ hộ gia đình hoặc ở các điểm tập kết trong khu dân cƣ. Nhờ đó công tác tái chế rác thải đạt hiệu quả cao hơn, tốn ít chi phí hơn.

Nhƣng sự thành công của việc sử dụng lại và tái chế chất thải là kết quả của ba yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Một là, quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và cƣỡng chế ngƣời dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. Hai là, sự đầu tƣ thoả đáng của Nhà nƣớc và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để đủ năng lực tiếp nhận và tiếp tục phân loại, tái chế lƣợng rác đã đƣợc phân loại tại nguồn. Ba là, trình độ phát triển của xã hội cả về mặt kinh tế, nhận thức và sự đầu tƣ cơ sở vật chất để thực hiện tái chế phần lớn lƣợng rác thải ra hàng ngày và tiêu dùng các sản phẩm tái tạo từ chất thải.

Tại Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ, giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại nhƣ: giấy, vải, thủy tinh, kim loại… đều đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại đây, rác đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và đƣợc chảy trong một dòng nƣớc có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu cơ và phân giải chúng một cách triệt để. Sau quá trình xử lý đó, rác chỉ còn nhƣ một hạt cát mịn và nƣớc thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ đƣợc đem nén thành các viên lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nƣớc khi trời mƣa Tại Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu tấn, tính bình quân mỗi ngƣời dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu nhƣ thành phần các loại rác thải trên đất nƣớc Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao nhất

19

không phải là thành phần hữu cơ nhƣ các nƣớc khác mà là thành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dễ lý giải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của ngƣời Mỹ là việc thƣờng xuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá cao là 7,7%. Nhƣ vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải đƣợc nhƣ kim loại, thủy tinh, sứ chiếm khoảng 20%). Tại Pháp: Ở nƣớc này quy định phải đựng các loại vật liệu, nguyên liệu hay nguồn năng lƣợng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các loại vật liệu thành phần. Theo đó đã có các quyết định cấm các xử lý hỗn hợp mà phải xử lý theo phƣơng pháp nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trƣờng hoặc giảm bớt sự thiếu hụt vật liệu nào đó. Tuy nhiên, cần phải tham khảo và thƣơng lƣợng để có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng các yêu cầu này.

Tại Singapore: Đây là nƣớc đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy, Singapore đầu tƣ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore đƣợc thu gom và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế đƣợc, đƣợc đƣa về nhà máy khác để tiêu hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu dân cƣ và công ty, hơn 300 công ty tƣ nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thƣơng mại. Tất cả các công ty này đều đƣợc cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát, kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore đƣợc khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty. Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17đôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cƣ chỉ phải trả phí 7đôla Singapore/tháng.

20

Một số nƣớc đang phát triển trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới cũng đang bắt đầu triển khai chƣơng trình 3R (Reduce, Reuse, Recycle - giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Chƣơng trình khuyến khích mọi ngƣời giảm thiểu lƣợng rác thông qua việc thay đổi lối sống và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm lƣợng rác thải phát sinh từ túi nilon. Khuyến khích tái sử dụng là việc sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Còn tái chế là sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác.

2.5. Lược khảo nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu

2.5.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài

Trọng tâm của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định phân loại rác thải rắn sinh hoạt của ngƣời dân Tp. Nha Trang cho nên tác giả chỉ tham khảo các công trình nghiên cứu tƣơng tự - nghĩa là các nghiên cứu về tác động đến ý định (tâm lý ảnh hƣởng đến hành vi), chứ không phải về phƣơng pháp quản lý hoặc kỹ thuật xử lý rác thuộc về chuyên môn của ngành môi trƣờng.

Nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2004) Nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định tái chế chất thải của các hộ dân thành phố Brixworth, Vƣơng quốc Anh, Tonglet và cộng sự (2004) đã sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB điều tra 191 hộ dân.

Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Tonglet và cộng sự (2004)

Nguồn: Tonglet và cộng sự (2004)

Ý định tái chế chất thải Thái độ

Nhận thức chủ quan

21

Các phát hiện cho thấy thái độ, sự bất tiện và kinh nghiệm thực hiện tái chế

tác động đến ý định tái chế chất thải. Thái độ bao gồm các yếu tố nhƣ cơ hội, phƣơng tiện và kiến thức; sự bất tiện bao gồm các yếu tố nhƣ thời gian, không gian, kinh phí. Kinh nghiệm tái chế trƣớc đây, và mối quan tâm đối với cộng đồng và hậu quả của việc tái chế cũng là những yếu tố dự báo đáng kể về hành vi tái chế.

Nghiên cứu của Mahmud và Osman (2010)

“Mahmud và Osman (2010) sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định –TPB để nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của 400 học sinh cấp 2 tại Malaysia. Các tác giả đã đề xuất có 3 yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn gồm: (1) Thái độ; (2) Nhận thức chủ quan và (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.”

Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Mahmud và Osman (2010)

Nguồn: Mahmud và Osman (2010)

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức về kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định phân loại với hệ số là 0.687, tiếp đó là chuẩn chủ quan với hệ số là 0.593. Trong khi đó, không tìm thấy mối tƣơng quan giữa thái độ và ý định phân loại.

Nghiên cứu của Desa và cộng sự (2011):

Desa và cộng sự nghiên cứu ý định tái chế chất thải của các sinh viên năm thứ nhất các trƣờng đại học ở Malaysia thông qua khảo sát 589 sinh viên.

Ý định tái chế chất thải Thái độ

Nhận thức chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

22

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Desa và cộng sự (2011)

Nguồn: Desa và cộng sự (2011)

Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn mực đạo đức, kiến thức về luật chất thải, sự tiện lợi tái chế, tác động đến ý định tái chế chất thải. Tuy nhiên, kinh nghiệm tái chế chất thải và sự sẵn có của dụng cụ tái chế không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của Philippsen (2015)

Philippsen tiến hành khảo sát ý định tái chế chất thải tại Đại học Twente, Hà Lan thông qua mạng nội bộ của trƣờng. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về hành vi có kế hoạch với việc mở rộng các biến nhận thức về đạo đức, hành vi trong quá khứ, kiến thức và sự bất tiện. Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy chuẩn chủ quan, nhận thức nghĩa vụ đạo đức, hành vi trong quá khứ và sự bất tiện tác động đáng kể ý định tái chế trong khi thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi không tác động đến ý định tái chế của sinh viên.

Ý định tái chế chất thải Chuẩn mực đạo đức

Kiến thức về chất thải

Sự tiện lợi

Kinh nghiệm thực hiện tái chế

23

Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Philippsen (2015)

Nguồn: Philippsen (2015)

Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016)

Wang và cộng sự (2016) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi tái chế chất thải điện tử của ngƣời dân ở 7 vùng địa lý, 22 tỉnh của Trung Quốc.

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Wang và cộng sự (2016)

Nguồn: Wang và cộng sự (2016)

Ý định tái chế chất thải Thái độ

Nhận thức về môi trƣờng

Thu nhập

Phổ biến thông tin

Chi phí tái chế Kiến thức Thái độ Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Hành vi trong quá khứ Nghĩa vụ đạo đức Sự bất tiện Ý định tái chế chất thải

24

Dựa trên lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), nghiên cứu sử dụng mô hình phƣơng trình cấu trúc để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến ý định hành vi tái chế chất thải điện tử. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng chính là nhận thức về môi trƣờng, thái độ, Thu nhập, phổ biến thông tin và chi phí tái chế. Các yếu tố này tác động cùng chiều đối với ý định hành vi tái chế.

Nghiên cứu Ayob và cộng sự (2017)

Ayob và cộng sự (2017) sử dụng mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định – TPB để nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của sinh viên Đại học Teknologi. Các tác giả đã đề xuất có 3 yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn gồm: (1) Thái độ; (2) Nhận thức chủ quan và (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.

Bảng câu hỏi gồm 19 câu hỏi bao gồm; (1) Thái độ (6 câu hỏi), (2) Nhận thức chủ quan (4 câu hỏi); (3) Nhận thức kiểm soát hành vi (5 câu hỏi) và (4) Ý định phân loại (4 câu hỏi) đƣợc phát cho 500 sinh viên của trƣờng để thực hiện điều tra, khảo sát.

Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2017)

Nguồn: Ayob và cộng sự (2017)

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có hai yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải có ý nghĩa thống kê là thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi với hệ số lần lƣợt là 0.563 và 0.267, còn yếu tố nhận thức chủ quan thì không tác động.

Nhận thức chủ quan Thái độ

Ý định phân loại chất thải

25

Nghiên cứu của Strydom (2018)

Strydom (2018) khảo sát 2004 hộ gia đình ở Nam Phi về ý định phân loại chất thải. Nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết TPB và áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình. Kết quả phân tích SEM cho thấy sự phù hợp của dữ liệu khảo sát với mô hình lý thuyết về mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch, giải thích đƣợc 44,4% ý định phân loại chất thải.

Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Strydom (2018)

Nguồn: Strydom (2018)

2.5.2. Nghiên cứu trong nƣớc

Nguyễn Đức Phƣơng (2019) với nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sin hoạt của người dân trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Các mục tiêu nghiên cứu mà tác giả này đặt ra gồm: thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của ngƣời dân tại Quận 3; thứ hai, đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của ngƣời dân tại Quận 3; thứ ba, đề xuất, khuyến nghị các hàm ý quản trị nhằm nâng cao ý định của ngƣời dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại Quận 3. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dữ liệu

Thái độ

Nhận thức chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

26

nghiên cứu đƣợc thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tƣợng khảo sát gồm: những gia đình đang sống trên địa bàn Quận 3. Cụ thể các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến biến phụ thuộc đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp nhƣ sau: (1) Kiến thức, (2) Công tác tuyên truyền, (3) Chuẩn chủ quan, (4) Thái độ, (5) Các quy định của nhà nƣớc.

Nguyễn Thanh Hiệp (2019) với nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Các mục tiêu nghiên cứu mà tác giả này đặt ra gồm: thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi dự định của ngƣời dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng; thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến hành vi dự định của ngƣời dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng; thứ ba, đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tƣợng khảo sát gồm: những ngƣời dân đang sống trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dƣơng. Cụ thể các yếu tố và mức độ tác động của các yếu tố đến biến phụ thuộc đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp nhƣ sau: (1) Chuẩn chủ quan, (2) Thái độ, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.

Ngô Đức Tuấn (2018) với nghiên cứu “Phân tích hành vi của người dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn” Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả: Phân tích hành vi của ngƣời dân trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải rắn, hƣớng tới thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đô thị. Kết quả nghiên cứu sẽ là dữ liệu giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách có những giải pháp hiệu quả hơn đối với sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động quản lý rác thải đô thị. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng kết

27

hợp nghiên cứu định tính, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát gửi đến các đối tƣợng khảo sát gồm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn sinh hoạt của người dân trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)