Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 26)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan

Với đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý an toàn hóa chất tại công ty trách nhiệm hữu hạn Newtech Việt Nam”, tác giả Hồ Bá Nam [5] đã:

- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng trong công tác quản lý an toàn hóa chất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Newtech Việt Nam

- Đưa ra các giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý an toàn hóa chất, nhằm nâng cao chất lượng điều kiện lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và bảo vệ môi trường.

Thông qua luận văn tác giả Hồ Bá Nam đã đưa thực trạng công tác quản lý hóa chất tại công ty sản xuất trong ngành công nghiệp cụ thể các Công ty trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, in ấn hiện nay để từ đó có cách nhìn khách quan trong việc quản lý hóa chất, biện pháp phòng tránh độc hại của hóa chất trong thực tế tại công ty có lĩnh vực tương tự.

Trong sản phẩm của mình, tác giả Hồ Bá Nam cũng chỉ rõ các ưu điểm, hạn chế rất rõ ràng trong công tác quản lý hóa chất, những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp, có cùng ngành nghề và các công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại khác tại Việt Nam hiện nay có sử dụng hóa chất. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong công tác quản lý hóa chất tại các

19

doanh nghiệp còn có những khó khăn nhất định trong công tác triển khai áp dụng theo Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào công tác quản lý, chính sách pháp luật của từng địa phương cũng gặp rất nhiều khó khăn, chế độ chính sách thực thi còn chồng chéo tới cấp thực hiện như các doanh nghiệp hiện nay.

Từ các thực trạng đó, tác giả Hồ Bá Nam cũng đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả an toàn hóa chất hữu ích cụ thể như: giải pháp về quản lý, giải pháp nhận diện các nguy hiểm từ độc tính các hóa chất và đánh giá rủi ro, giải pháp tuyên truyền, giải pháp vệ sinh lao động,… trong công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty.

Cùng nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả Phan Thị Thẩm, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang” [6] đã thành công trong việc:

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ quá trình phân phối và sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật (TBVTV) tại tỉnh An Giang: hầu hết các cơ sở phân phối TBVTV không đạt yêu cầu, không xử lý nước thải trước khi vào môi trường, chất thải rắn không được phân loại và thu gom theo đúng quy định; người dân sử dụng TBVTV quá liều và không mang bảo hộ lao động; bao bì, vỏ chai sau quá trình sử dụng thường thải vào chất thải sinh hoạt mà chưa có giải pháp xử lý…

Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải tổng hợp từ quá trình phân phối và sử dụng TBVTV: đề xuất pháp lý, triển khai chính sách nông nghiệp, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp; các công cụ kinh tế; công cụ giáo dục cộng đồng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường; các biện pháp kỹ thuật: giảm thiểu, kiểm soát và xử lý chất thải [6].

Cũng liên quan đến lĩnh vực này, luận văn thạc sĩ với đề tài “Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người” của Nguyễn Thị Ngọc Quyên [12], Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, mô tả những nghiên cứu về đường xâm nhập của độc chất vào cơ thể con người; các tính chất, ứng dụng, nguồn ô nhiễm, độc tính của một số hóa chất thường gặp mà con người ít để ý đến. Luận văn đã cho người đọc có thể hình dung một cách tổng quát về độc chất hóa học,

20

những trường hợp khiến con người có khả năng tiếp xúc với hóa chất độc hại, từ đó, có các cách phòng tránh hợp lý. Qua đó, người đọc có thể rút ra được một vài bước sơ cứu cơ bản có thể thực hiện khi đối diện với người bị nhiễm hóa chất, cũng như tự xử lý khi bản thân mắc phải; giúp phần nào ngăn chặn sự xâm nhập sâu của độc chất vào trong cơ thể.

21

Tiểu kết Chương 1

Chương 1 của luận văn đề cập đến các nội dung tổng quan về:

- Công tác quản lý hóa chất trên thế giới: các chương trình hợp tác quốc tế; nỗ lực của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong thực hiện công tác quản lý hóa chất nhằm đảm bảo an toàn cho con người và môi trường;

- Công tác quản lý an toàn hóa chất trong các Khu xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam:

 Đề cập tới tình hình phát sinh CTNH trong khu vực và trên toàn quốc;

 Một số công ty xử lý CTNH và công nghệ được sử dụng để xử lý CTNH;

 Tình hình xử lý CTNH và việc quản lý những hóa chất được sử dụng để xử lý CTNH tại các công ty;

- Phân tích tổng quan kết quả thu được của các đề tài nghiên cứu tương tự với Luận văn.

Trên cơ sở của các nội dung tổng quát tại Chương 1, tác giả sử dụng thực tế công tác quản lý hóa chất trên thế giới và tại các Khu xử lý CTNH tại Việt Nam nói chung, làm tiền để nhìn nhận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10-URENCO 10 trong Chương 2.

22

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN HÓA CHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ CÔNG NGHIỆP 10 -

URENCO10, HÀ NỘI 2.1. Sơ lược về Công ty

2.1.1. Thông tin chung Tên gọi của công ty: Tên gọi của công ty:

- Tiếng Việt: Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10.

- Tiếng Anh: Urban Enviroment And Industrial Joint Stock Company No 10 – URENCO10.

Địa chỉ trụ sở chính:

Số 246, Tôn Đức thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

Văn phòng giao dịch:

Tầng 2, số 2, ngõ 15 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Điện thoại: 0246.275.4826 Fax: 0246.275.4827

Địa chỉ Nhà máy:

Khu xử lý chất thải công nghiệp xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam.

Đăng ký kinh doanh:

- Số: 0102961796, đăng ký lần đầu: ngày 24 tháng 09 năm 2008. - Đăng ký thay đổi lần thứ 9: ngày 13 tháng 8 năm 2019.

- Tại: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội (Phòng đăng ký kinh doanh).

2.1.2. Vị trí địa lý

Công ty URENCO 10 nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn - Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội 46 km về phía Bắc, cách sân bay Nội Bài 15km về phía Đông Bắc. Diện tích Khu xử lý chất thải công nghiệp là 5,15 ha. Phối cảnh của công ty được thể hiện cụ thể trong hình 2.1.

Phía Bắc là ranh giới Khu liên hợp xử lý chất thải rắn với đường vào thôn Lai Sơn;

Phía Tây giáp Chi nhánh xử lý chất thải công nghiệp để phát điện - Urenco21;

23

Phía Nam giáp khu hồ điều hòa khu xử lý nước thải

Hình 2.1. Phối cảnh khu xử lý chất thải công nghiệp

(Nguồn: Urenco 10)

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động, mục tiêu

Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 10 - URENCO 10 là đơn vị chuyên ngành về lĩnh vực thu gom, xử lý tái chế chất thải nguy hại bao gồm cả chất thải công nghiệp và chất thải y tế. Tổng số công nhân viên lao động trong Công ty là 150 lao động.

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty:

- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thương mại, y tế và xây dựng.

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa từ nguồn phế thải, tái chế, tái sử dụng phế thải.

- Tư vấn, dịch vụ lập các dự án đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường.

- Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính) xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, môi trường và đô thị (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình).

- Đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường đô thị (Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyển cho phép).

24

- Nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ ngành môi trường đô thị và công nghiệp.

- Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu.

- Lắp đặt quản lý, duy trì vận hành và sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng. - Kinh doanh, trồng mới, duy trì chăm sóc cây xanh thảm cỏ, vườn hoa.

Mục tiêu hoạt động:

Công ty hoạt động với mục tiêu “Vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp”, đảm bảo xử lý chất thải cho Thành phố Hà Nội và trên địa bàn được cấp phép, cũng như các khu vực lân cận.

Với mô hình quản lý, các cơ chế chính sách, công nghệ và thiết bị phù hợp nhằm quản lý chất thải hiệu quả về kinh tế, đảm bảo về môi trường và hướng tới phát triển bền vững dựa trên phương châm: “Giảm thiểu - Tái chế - Tái sử dụng - Tuần hoàn vật chất”

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty hoạt động theo cơ cấu chính như được mô tả như trong sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1. Hoạt động tổ chức của Công ty Urenco 10

(Nguồn: URENCO 10)

Hiện trạng công trình sản xuất và phụ trợ khác tại Công ty được tổng kết trong Bảng 2.1 dưới đây:

25

Bảng 2.1. Các công trình chính và phụ trợ đang sử dụng tại Công ty

TT Hạng mục ĐVT thước Kích Kết cấu bậc chịu lửa

1 Nhà xưởng đốt số 1 Lò đốt CEETIA (đang cải

tạo, thay thế). m² 350

Tường xây 200*200mm

Khung thép, mái tôn (bậc chịu lửa loại IV)

2 Nhà xưởng đốt số 2 Lò đốt DTC 2000kg/h

(chức năng: đốt chất thải công nghiệp) m² 528

3 Nhà xưởng xử lý TG số 1 (chức năng: Xử lý

chất lỏng) m² 1.123

4 Nhà xưởng xử lý trung gian số 2 (chức năng:

lưu giữ chất thải lỏng) m² 882

5 Nhà xưởng xử lý trung gian số 3 (chức năng:

lưu giữ chất thải công nghiệp nguy hại) m² 1.470

6 Nhà xưởng xử lý trung gian số 4 (chức năng:

xử lý trung gian sơ bộ chất thải công nghiệp) m² 1.470 7 Nhà xưởng xử lý trung gian số 5 (chức năng: xử lý

trung gian sơ bộ, lưu giữu phế liệu tận thu) m² 1.470 8 Xưởng hóa rắn công nghiệp (chức năng: xử lý

bùn thải và Nhà ép gạch Block) m² 1.470 Khung thép, mái tôn

(bậc chịu lửa loại IV)

9 Xưởng Gara sửa chữa (chức năng: sửa chữa các

phương tiện thiết bị hư hỏng của Công ty) m² 600

10 Nhà ăn Tập thể Công ty m² 108

Tường xây + Bêtông cốt thép (bậc chịu lửa loại III)

11 Nhà văn phòng điều hành Công ty m² 890

Tường xây + Bêtông cốt thép (bậc chịu lửa loại II)

12 Nhà xe Công ty m² 200 Khung thép, mái tôn

(bậc chịu lửa loại IV) 13 Hầm lưu giữ chất thải số 1 (chức năng: lưu giữ

chất thải chờ xử lý (đã đóng Hầm). m² 1.250 Bê tông cốt thép +

Khung thép, mái tôn (bậc chịu lửa loại 4) 14 Hầm lưu giữ chất thải số 2 (chức năng: lưu giữ

chất thải chờ xử lý) (đã đóng Hầm). m² 1.250

26

2.1.5. Công tác chăm sóc sức khỏe Người lao động, tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty động và bệnh nghề nghiệp tại Công ty

Thực hiện đúng pháp luật, y tế của Nhà nước hiện hành, để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, hàng năm Công ty đều thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp. Thông qua kết quả khám, Công ty đánh giá được tình trạng sức khỏe Người lao động và sắp xếp bố trí nhân lực cho công việc, phù hợp với mức độ yêu cầu sức khỏe.

Việc khám bệnh nghề nghiệp cho phép phát hiện các trường hợp nào mắc bệnh, loại bệnh, nguyên nhân gây bệnh; đồng thời kết quả khám được sử dụng làm căn cứ báo cáo đề xuất giải quyết chế độ theo quy định.

Các kết quả khám được tập hợp và báo cáo số liệu với Công ty mẹ (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị Hà Nội-URENCO) theo quy định 06 tháng/lần và theo phân cấp.

Bảng 2.2. là tập hợp số liệu báo cáo từ năm 2017 đến nay, về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và kinh phí thực hiện chương trình tại URENCO 10.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Công ty

Nội dung Năm 2017 (Người) Năm 2018 (Người) Năm 2019 (Người) Năm 2020 (Người) 1. Khám sức khỏe định kỳ (toàn thể Người lao động)

178 172 138 149

2. Khám bệnh nghề nghiệp (Lao động trực tiếp)

20 20 80 79

3. Số vụ tai nạn lao động Không Không Không Không

4. Số Người mắc bệnh nghề nghiệp Không Không Không Không

Chi phí thực hiện (đồng) 58.850.000 57.240.000 67.900.000 73.505.000

(Nguồn: Công ty URENCO10 2017-2020)

Qua bảng này, có thể thấy rằng: Hiện nay, Công ty đang thực hiện tốt công tác khám sức khỏe, quản lý tốt an toàn vệ sinh lao động (bao hàm cả công tác an toàn

27

hóa chất) thể hiện ở các điểm cụ thể sau: không có người mắc bệnh nghề nghiệp, không có tai nạn lao động trong nhiều năm liền.

2.2. Đánh giá thực trạng công tác sử dụng các hóa chất và các nguy cơ mất an toàn, rủi ro liên quan đến hóa chất và sự cố môi trường tại Công ty mất an toàn, rủi ro liên quan đến hóa chất và sự cố môi trường tại Công ty

2.2.1. Quy trình tiếp nhận và xử lý chất thải nguy hại tại Công ty

Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 10 - URENCO 10 có trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải nguy hại. Khối lượng chất thải nguy hại được xử lý hàng năm là rất lớn. Bảng 2.3 cho thấy khối lượng chất thải đã được URENCO10 xử lý trong năm 2019.

Chất thải nguy hại được đưa đến Công ty sẽ được phân tích, kiểm tra và phân loại đến các địa điểm xử lý khác nhau. Tùy vào hình thức xử lý và công đoạn, quá trình xử lý sẽ được quyết định sử dụng hóa chất khác nhau. Hình 2.3 dưới đây mô tả quy trình tiếp nhận chung và xử lý chất thải nguy hại tại Công ty. Theo dữ liệu thống kê năm 2019 của Công ty, thực trạng công tác xử lý chất thải của Công ty như sau:

Bảng 2.3. Khối lượng chất thải được URENCO 10 xử lý trong năm 2019

TT Phương pháp

xử lý Hạng mục chủng loại ĐVT Khối

lượng

1 Đốt Chất thải công nghiệp nguy hại Tấn 4.386.33

2 Hóa lý Chất thải lỏng Tấn 851.42

3 Hóa rắn Bùn thải, … Tấn 3.968.95

4 Làm sạch Các loại vỏ bao bì, … Tấn 2.123.33

5 Xay nghiền Bóng đèn huỳnh quang Tấn 25.53

6 Khác Bùn thải chứa thủy ngân, … Tấn 0.47

Cộng Tấn 11.086.04

28

Sơ đồ 2.2. Quy trình tiếp nhận và xử lý chất thải nguy hại tại Công ty

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Nước tái sử dụng

Chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại

Xử lý Hóa Lý Lò đốt CTNH Lắng lần 1 Oxi hóa Nâng cao Lắng lọc Hấp phụ Xử lý Sinh học Hồ Điều hòa Thiết bị trộn Thiết bị ép Gạch Không nung Phụ gia, xi măng Thiết bị trộn Tro xỉ (phụ gia) Khí thải (sử dụng hóa chất) Vật liệu Xây dựng Bê tông Thương phẩm Ống khói Môi trường CTCN. CTNH dạng rắn CTCN, CTNH dạng lỏng CT dạng bùn CT dạng rắn

29

2.2.2. Hóa chất đang sử dụng và các đặc tính

Với quy trình trong Hình 2.3, chất thải được xử lý bao gồm các chất thải lỏng và sản phẩm sau các quá trình đốt là khí thải. Với các loại chất thải này, Công ty phải sử dụng hóa chất để tiến hành xử lý triệt để. Có thể tổng kết về các hóa chất được sử dụng trong toàn bộ quy trình từ tiếp nhận đến xử lý chất thải nguy hại ở trên trong Bảng 2.2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)