Giải pháp nhận diện đặc tính nguy hiểm của hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 62 - 73)

7. Kết cấu luận văn

3.1.1. Giải pháp nhận diện đặc tính nguy hiểm của hóa chất

Dữ kiện được sử dụng để đánh giá trong luận văn này về các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra cho Người lao động khi tiếp xúc với hóa chất; cũng như ảnh hưởng của hóa chất đến môi trường xung quanh được xây dựng dựa trên danh mục hóa chất hiện nay Công ty đang sử dụng và việc nhận diện các đặc tính và độc tính của chúng; đồng thời thông qua khảo sát thực tế tại các tổ sản xuất trong Công ty (Tổ xử lý đốt, Tổ xử lý hóa lý, Tổ xử lý hóa rắn).

Qua khảo sát cho thấy, các Tổ sản xuất là những bộ phận sử dụng hóa chất với lượng lớn. Tại các tổ này, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn hóa chất; cần lưu ý đặc biệt đối với sự cố cháy, nổ có thể xảy ra do công tác quản lý hóa chất chưa đạt yêu cầu. Bởi vì, khi sự cố cháy nổ do hóa chất xảy ra thì hậu quả sẽ rất khó lường, gây ra thiệt hại về không chỉ về vật chất, ảnh hưởng đến môi trường làm việc, mà còn ảnh hưởng lớn sức khỏe người lao động và uy tín của Công ty.

55

Chính vì vậy, không chỉ Cán bộ An toàn mà toàn thể Ban lãnh đạo Công ty cho tới các Cán bộ phòng ban, tổ sản xuất luôn đề cao công tác quả lý hóa chất an toàn; nhằm phòng tránh các nguy cơ mất an toàn xảy ra khi sử dụng hóa chất tại Công ty.

Trong nghiên cứu này của bản thân; dưới vai trò của một Cán bộ An toàn tôi nhận thấy: nhận diện độc tính và đặc tính nguy hiểm của các loại hóa chất là điều đầu tiên cần phải được tiến hành. Thông qua việc nhận diện độc tính và đặc tính, mức độ nguy hiểm của các loại hóa chất có thể đưa ra được các biện pháp quản lý hóa chất an toàn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất; những cảnh báo cần thiết; những kịch bản để phòng tránh và chống sự cố; giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố và tác hại của sự cố…

Theo tác hại liên quan đến cơ thể con người khi tiếp xúc, có thể phân loại các tác hại có thể xảy ra như sau:

+ Gây cháy, nổ + Gây viêm đường hô hấp

+ Gây bỏng + Gây Ung thư

+ Gây dị ứng + Gây quái thai và ảnh hưởng đến thế hệ sau.

Công ty URENCO10 là đơn vị chuyên ngành về lĩnh vực thu gom, xử lý tái chế chất thải nguy hại bao gồm cả chất thải công nghiệp và chất thải y tế. Việc sử dụng hóa chất một cách an toàn và có hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm tại Công ty.

Trong khuôn viên Công ty, lượng hàng hóa không nhỏ thường được vận chuyển từ khách hàng để chờ xử lý. Lượng chất thải này cần phải được xử lý kịp thời; trong trường hợp lưu giữ cần phải được bảo quản an toàn theo đúng quy định về pháp luật môi trường. Để đảm bảo công tác xử lý lượng lớn chất thải, Công ty thường xuyên phải lưu trữ hóa chất với lượng lớn là yêu cầu không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, đây cũng là một mối nguy và luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao nếu mất an toàn trong quản lý hóa chất.

Nhận thức được điều đó, việc nhận biết các hóa chất dễ cháy, nổ là điều luôn được Công ty quan tâm và coi trọng trong công tác đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất; thực hiện xuyên suốt từ Ban lãnh đạo đến Người lao động tại các tổ sản xuất. Hiện nay, việc nhận diện từng loại hóa chất theo đối tượng sử dụng, nguồn

56

gốc, trạng thái, đặc điểm nhận biết của từng hóa chất đang sử dụng tại Công ty. Các loại hóa chất sử dụng đều có phiếu an toàn hóa chất, có nhãn mác và có đầy đủ các biểu tượng cảnh báo trên các bao bì của từng loại hóa chất; bên cạnh đó, các biển báo nguy hiểm hóa chất đều được niêm yết tại các vị trí sản xuất của từng bộ phận sản xuất tại Công ty.

Bảng 3.1 dưới đây, là bảng nhận diện độc tính và đặc tính nguy hiểm của các loại hóa chất thường xuyên được sử dụng tại Công ty.

Tuy nhiên, những cảnh bảo hiện có, có lẽ cũng chưa đủ để Người lao động có thể nhận diện, mường tượng được hết những nguy cơ tiềm ẩn trong đó, đặc biệt là các nguy cơ cháy nổ. Dưới đây là một vài đề xuất nhằm đưa ra hướng khắc phục.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để nhận diện mức độ nguy hiểm về tính chất cháy, nổ và mức độ nguy hiểm của các loại hóa chất. Thông qua tìm hiểu tài liệu, nhận thấy rằng, Công ty nên thực hiện theo phương pháp đối chiếu giữa hàng và cột theo bảng mô tả các hóa chất tương thích hoặc không tương thích (bảng 3.2). Tại bảng này, điểm giao nhau của hàng và cột sẽ được ký hiệu bao gồm: ký tự C, I, R, R* và C++. Đây là các ký hiệu biểu hiện tính tương thích và tương khắc của các nhóm hóa chất với nhau, cụ thể như sau:

C: Chắc chắn tương thích (an toàn)

I: Chắc chắn không tương thích (kỵ nhau)

R: Chắc chắn xảy ra phản ứng mãnh liệt với nhau

R*: Có thể được xem là nguy hiểm do phản ứng mãnh liệt do với những chất khác (chưa chắc chắn với hóa chất mới)

C++: Chất lỏng có thể được xem là không tương thích với những chất khác (chưa chắc chắn với hóa chất mới)

57 Bảng 3.1. Bảng hóa chất sử dụng, đặc tính và độc tính TT Tên hóa chất Mã số Cas Mục đích hoạt động Đặc tính và độc tính 1 Axit Sulfuric đặc (H2SO4 96-98%) 7664-93-9 Xử lý chất thải Tính phản ứng:

-Chất oxi hóa mạnh, có thể gây cháy hoặc ăn mòn

-Phát ra khói độc hại của các oxit lưu huỳnh (khi bị đun nóng) -Tỏa nhiệt rất mạnh khi gặp nước hoặc hơi nước.

-Phản ứng với cacbon và xyanua, sunfua hydro tạo thành độc xyanua và hydrogen sunfit tương ứng.

-Hấp thụ hơi ẩm mãnh liệt, là một chất làm khô tốt

Thông tin độc tính

-Gây ăn mòn kim loại

-Háo nước, các vật liệu bằng giấy, bông, vải, gỗ… sẽ bị cháy nếu tiếp xúc

-Gây bỏng mạnh, rất nguy hiểm, bắn vào da có thể gây bỏng nặng, bắn vào mắt có thể bị mù

-Không dễ cháy nhưng là một chất oxi hóa mạnh khi tiếp xúc với lửa có thể gây cháy

58 TT Tên hóa chất Mã số Cas Mục đích hoạt động Đặc tính và độc tính 2 Hydrogen peroxide (H2O2 25 - 50%) 7722-84-1 Xử lý chất thải Tính phản ứng:

-Có khả năng oxi hóa rất mạnh

-Kết hợp cùng với chiếu sáng tia UV tạo ra các gốc phản ứng có tác dụng khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh.

Thông tin độc tính

-Có hại nếu nuốt phải.

-Gây tổn thương mắt nghiêm trọng.

-Có thể gây các ảnh hưởng có hại lâu dài lên thủy sinh vật

-Độc tính cấp tính đường miệng (LD50): 4000mg / kg (chuột) (giá trị tính toán cho hỗn hợp). Độc da cấp tính (LD50): 4000 mg / kg (lợn)

3 Xút Natri hydroxit

NaOH (dạng viên) 1310-73-2 Xử lý chất thải

Tính phản ứng:

-Là chất ăn mòn mạnh: ăn mòn kim loại, ăn mòn da

-Dễ hút ẩm và chảy rữa trong không khí ẩm tạo dung dịch ăn mòn

Thông tin độc tính

-Ảnh hưởng mãn tính: + Gây đột biến

+ Gây hại: màng nhầy, hệ hô hấp, da, mắt.

59 TT Tên hóa chất Mã số Cas Mục đích hoạt động Đặc tính và độc tính -Ảnh hưởng cấp tính:

+ Tổn thương phổi nghiêm trọng trong trường hợp hít phải + Ăn mòn, kích thích, thấm vào da khi hóa chất dính vào da

+ Ăn mòn mắt, gây mù khi hóa chất dính vào mắt + Ăn mòn đường tiêu hóa khi nuốt phải.

4 Natrisilicat (Na2SiO3)

Lỏng 42 - 45% 6834-92-0 Xử lý chất thải

Tính phản ứng:

-Chất lỏng: trong, sánh, không màu hoặc vàng xanh -Có phản ứng Kiềm.

-Dễ bị phân dã khi để ngoài không khí

-Là một chất rất hoạt động hoá học có thể tác dụng với nhiều chất ở dạng rắn , khí , lỏng

-Dễ bị các axít phân hủy ngay cả axít cácboníc và tách ra kết tủa keo đông tụ axít silicsic

Thông tin độc tính

-Kích ứng, gây ăn mòn cho da và mắt khi tiếp xúc -Chuột: LD50 = 847 mg/kg (miệng)

60 TT Tên hóa chất Mã số Cas Mục đích hoạt động Đặc tính và độc tính 5 Phosphoric acid 85% (H3PO4) 7664-38-2 Xử lý chất thải Tính phản ứng:

-Ăn mòn kim loại, ăn mòn da

-Sản phẩm phân hủy nguy hiểm: phát sinh khí phot pho độc bởi nhiệt hòa tan

Thông tin độc tính

-Ăn mòn da/kích ứng da

-Tổn hại mắt nghiêm trọng/kích ứng mắt

-Độc tính với cơ quan trong cơ thể khi phơi nhiễm 1 lần (kích ứng hệ hô hấp).

-Gây bỏng nghiêm trọng trên da và mắt, có thể gây kích ứng cơ quan hô hấp

6 Hydro florua (HF) 7664-39-3 Xử lý chất thải

Tính phản ứng:

- Rủi ro bốc cháy hoặc tạo thành khí hoặc hơi dễ cháy với: các kim loại, kim loại kiềm, Flo, hợp chất halogen-halogen, axit chlorosulfonic, oxit crôm (VI), axit sulfuric bốc khói, perchromat, axit nitric, axit sulfuric, muối bạc, perclorat, nitơ đioxit

- Rủi ro của phản ứng tỏa nhiệt/nổ với: kali permanganat, hợp chất silicon, hydroxit kiềm, oxit photpho, axit bitmut, kiềm mạnh, axit

61

TT Tên hóa chất Mã số Cas

Mục đích

hoạt động Đặc tính và độc tính

perchloric, các oxit nitơ

- Có thể phản ứng mạnh với: chất oxy hóa, axit anhydrit…

Thông tin độc tính

- Dễ dàng thâm nhập da và màng nhầy.

- Gây dị ứng nặng và bỏng khi tiếp xúc với da, mắt hoặc khi hít, nuốt phải

- Có thể ảnh hưởng đến hành vi, máu, sự trao đổi chất, giác quan, hệ tim mạch (hạ huyết áp…), ...

- Hít phải cấp tính: cạn kiệt nồng độ canxi trong cơ thể khi có thể dẫn đến giảm calci máu. (50 ppm trong 5 phút: có thể gây tử vong) - Nuốt phải: Nôn ra máu, buồn nôn, đau bụng dữ dội...

Nhiễm độc toàn thân nặng bao gồm giảm canxi máu, tăng kali máu, có thể tử vong 7 Khí gas (LPG) (C3H8 và C4H10) 74-98-6 Cơ khí Nhà bếp Tính phản ứng:

-Khí đốt hoá lỏng (còn được gọi là gas); dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

-Tỷ lệ: Propane/Butane là 50/50 ±10% (mol).

62

TT Tên hóa chất Mã số Cas

Mục đích

hoạt động Đặc tính và độc tính

hơi, tăng thể tích đột ngột, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành hỗn hợp cháy nổ.

-Hơi thoát ra ngoài bay là là trên mặt đất, tích tụ ở những nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa, bếp…

-Gây bỏng nặng trên da khi tiếp xúc trực tiếp (với dòng LPG rò rỉ trực tiếp)

-Nhiệt độ khi cháy rất cao từ 1900oC ÷ 1950oC: đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất

Thông tin độc tính

-Bắn vào mắt có thể gây đóng băng tại mắt và gây mù.

-Nồng độ khí LPG trên 1% có thể gây ra choáng nhẹ sau vài phút hít phải

-Gây ngạt (do chiếm chỗ của O2 trong không khí) -Gây cháy nổ khi bị rò rỉ

-Khi cháy có thể đốt cháy và nung nóng chảy hầu hết các chất

8 Iso propanol (C3H8O

-dung môi hữu cơ) 67-63-0 Xử lý chất thải

Tính phản ứng:

- Dung môi hữu cơ không màu, dễ cháy với mùi mạnh

63

TT Tên hóa chất Mã số Cas

Mục đích

hoạt động Đặc tính và độc tính

- Rất độc khi tràn ra ngoài, dễ dàng trở thành hợp chất gây cháy

Thông tin độc tính

- Gây dị ứng cho da, kích ứng mắt.

- Có thể nguy hiểm cho sức khỏe: Hít phải có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, suy giảm hệ thần kinh; Nuốt phải một lượng lớn hoá chất này có thể gây kích thích hệ tiêu hoá dẫn tới buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.

Gây độc hại hóa lý, độc hại cháy nổ

9 Xăng Dầu Diesel 8006-61-9 # 68476-34-6 Xe vận chuyển Tính phản ứng:

-Chất lỏng dễ cháy có nguồn gốc từ dầu mỏ

Thông tin độc tính

- Gây kích ứng với da và mắt, có thể dẫn đến bỏng hoặc tổn thương. - Ngộ độc cấp tính qua đường miệng đối với người: LD50 = 50mg/kg - Gây dị ứng cho da, kích ứng mắt.

- Hít phải có thể gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, suy giảm hệ thần kinh. - Nuốt phải một lượng lớn hoá chất này có thể gây kích thích hệ tiêu

hoá dẫn tới buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. - Gây độc hại hóa lý, độc hại cháy

64

Bảng 3.2. Bảng xác định tính tương thích của các Nhóm hóa chất nguy hiểm bằng phương pháp đối chiếu giữa hàng và cột

Loại Khí Chất lỏng dễ cháy Chất dễ bị cháy đồng thời Chất ôxy hóa Chất độc Chất ăn mòn Khí C I R R C C Chất lỏng dễ cháy I C R R C I Chất dễ bị cháy đồng thời R R C R I R Chất ôxy hóa R R R R* R R Chất độc C C I R C R Chất ăn mòn C I R R R C++ Nguồn [14].

Khi phát hiện các hóa chất tương khắc với nhau thì đó là vị trí tiềm ẩn nguy cơ và sẽ phải có biện pháp cách ly tránh tiếp xúc.

Kết hợp thông tin của bảng 3.1 (nhận diện độc tính, đặc tính, phân loại các loại hóa chất nguy hiểm có nguy cơ cháy, nổ) với phương pháp trong bảng 3.2 (đối chiếu giữa hàng và cột theo bảng mô tả hóa chất tương thích hoặc không tương thích) có thể kết luận: các hóa chất được nhận biết có nguy cơ rủi ro cao về cháy, nổ gồm: Axit Sulfuric (H2SO4), Xăng dầu, khí gas (LPG), xút (NaOH), axit Phosphoric (H3PO4), Hydrogen peroxide (H2O2). Còn các hóa chất khác như nước Javel (NaCl + NaClO + H2O), phèn sắt sunfat (FeSO4.7H2O), phèn đơn nhôm sunfat (Al2(SO4)3.18H2O), tùy từng lượng sử dụng và lưu giữ cũng có yếu tố nguy hiểm khác nhau, nhưng không gây nguy cơ cháy nổ.

Chính vì vậy, có thể nói Bảng xác định tính tương thích giữa các loại hóa chất là một trong những phương pháp dễ hiểu biết, dễ quan sát, tối ưu gắn liền với thực tiễn làm công cụ nhận diện các nguy hiểm rủi ro cho Người lao động trong việc sử dụng hóa chất trong xử lý chất thải nói chung tại Công ty. Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất cho Người lao động, tác giả đề xuất Ban lãnh đạo Công ty cần thực hiện bổ sung Bảng xác định tính tương thích của các Nhóm hóa chất nguy hiểm tại các bộ phận xử lý chất thải khi các bộ phận này sử dụng từ 02 loại hóa chất trở lên.

65

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)