Kế hoạch, quy trình ứng phó các sự cố hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 51 - 62)

7. Kết cấu luận văn

2.3.2. Kế hoạch, quy trình ứng phó các sự cố hóa chất

Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty luôn xác định: phải thiết lập một hệ thống quản lý công tác an toàn theo mô hình hiện đại, bảo đảm cho việc xử lý

44

các vấn đề về an toàn một cách có hệ thống, toàn diện và theo nguyên tắc phòng ngừa là chính. Để đưa ra được các biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cho toàn bộ các hóa chất được sử dụng, Công ty đã thiết lập danh mục những hóa chất cần phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất của Công ty theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CPnhư mô tả trong Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Danh mục những hóa chất cần xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

STT Tên hóa chất Mã số CAS Lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm (kg)

1 Axit Sulfuric (H2SO4) 8014-95-7 1.200 2 Hydrogen peroxide (H2O2) 7722-84-1 600 3 Xút (NaOH) 1310-73-2 1.600 4 Phosphoric acid (H3PO4) 7664-38-2 500 5 LPG (C3H8 và C4H10) 74-98-6, 106-97-8 20

6 Dầu diezel, dầu cầu, dầu máy 10.000

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo thực tế tại Công ty)

Mục tiêu thực hiện của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và đánh giá rủi ro (gọi tắt là Biện pháp) của Công ty là: để thực thi Luật hóa chất, giảm thiểu mối nguy hiểm cho con người cũng như môi trường, vạch ra biện pháp và phương án loại bỏ các mối nguy hiểm đồng thời kiểm soát các mối nguy hiểm tiềm ẩn tồn tại, hạn chế thiệt hại về con người, môi trường, kinh tế đến mức tối thiểu nếu có sự cố xảy ra.

Theo các yêu cầu cụ thể của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, kết hợp với kết quả học hỏi từ các thông tin mới, Công ty luôn đề cao, coi trọng các “Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất” theo nhu cầu thực tế của Công ty và các điều kiện của địa phương. Hiện nay, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại công ty được xây dựng dựa trên khung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 20/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương. Cụ thể:

45

Từ khi đi vào hoạt động, Công ty luôn có phương án phối hợp để ứng phó khi có sự cố rò rỉ hoặc cháy nổ xảy ra giữa đơn vị và Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) địa phương. Phương án quy định rõ nhiệm vụ của các bộ phận công nhân viên trong Công ty, các công tác ứng phó ban đầu và phối hợp của công an PCCC tại địa phương. Trong năm 2016, Công ty đã thành lập Ban chỉ huy và lực lượng phòng ngừa và ứng phó theo danh sách và nhiệm vụ quy định như trong bảng 2.10.

Tổ chức đội ứng phó sự cố của Công ty (sơ đồ 2.5) và kênh thông tin liên lạc (sơ đồ 2.6) được xây dựng hướng tới bất kỳ loại tình huống khẩn cấp nào xảy ra ban ngày hay ban đêm ứng với các mức thẩm quyền chỉ huy vẫn sẽ không thay đổi.

Bảng 2.10. Phân công trách nhiệm ban chỉ huy và lực lượng phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất STT Cá nhân Trách nhiệm 1 Tổng chỉ huy ứng phó sự cố (SMC) (Phó Giám đốc trở lên đảm trách)

- Chịu trách nhiệm Kiểm soát toàn bộ sự cố - Kiểm soát hoạt động của các bộ phận không bị

ảnh hưởng bới sự cố

- Xem xét, đánh giá tình hình

- Chỉ đạo tắt các thiết bị và sơ tán các bộ phận của Công ty

- Đảm bảo các trường hợp thương vong nhận được sự hỗ trợ và cấp cứu kịp thời.

- Cung cấp đầy đủ thông tin cho người thân của các nhân viên

- Liên lạc với các Công ty bên ngoài và các cơ quan chức năng

- Kiểm soát việc ra vào khu vực Công ty

- Yêu cầu hỗ trợ của Lực lượng ứng phó khẩn cấp

- Kiểm soát sự phục hồi hoạt động của Công ty

2

Cán bộ Chỉ huy ứng phó sự cố (SIC)

(thành viên BCH) phụ trách)

- Chịu trách nhiệm đánh giá ban đầu về mức độ sự cố

- Đảm bảo các đội viên đội ứng phó sự cố được thông báo và tập hợp kịp thời

46

STT Cá nhân Trách nhiệm

- Đảm bảo hệ thống báo động được kích hoạt - Chỉ đạo tắt tất cả các hoạt động và sơ tán các

bộ phận không có trách nhiệm đến khu vực tập trung

- Đảm bảo tất cả các nhân viên chủ chốt đã được thông báo

- Chỉ huy cứu hộ và xử lý sự cố

- Giữ vai trò liên lạc giữa Đội ứng phó sự cố và ban điều hành đối ứng tình huống khẩn cấp. - Báo cáo trực tiếp tình hình cho Tổng chỉ huy

ứng phó sự cố

3

Đội viên đội ứng phó sự cố (nhân viên hiện trường đã

được đào tạo, huấn luyện đảm nhiệm)

- Chịu trách nhiệm xử lý sự cố dưới sự chỉ huy của Cán bộ chỉ huy ứng phó sự cố.

- Báo cáo tình hình sự cố cho SIC.

4

Cán bộ báo cáo liên lạc (Trưởng bộ phận xảy ra sự cố đảm trách)

- Báo đến Ban điều hành đối ứng tình huống khẩn cấp

- Phối hợp trong các hoạt động liên lạc, báo cáo với xử lý sự cố. 5 Cán bộ phụ trách di tản (Bộ phận tổng vụ đảm trách) - Nhận lệnh di tản từ SMC

- Di tản mọi người ra khỏi Khu vực sự cố đến Khu vực tập trung an toàn

- Điểm danh số người có mặt, báo ngay danh sách những người vắng mặt cho SMC để có giải pháp cứu hộ

6 Cán bộ điều tra sự cố - Do thành viên của hội HSE đảm trách hoặc người do Tổng Giám đốc chỉ định.

47

Sơ đồ 2.5. Tổ chức Đội ứng phó sự cố

Sơ đồ 2.6. Kênh thông tin liên lạc trong Đội ứng cứu sự cố

(Nguồn: URENCO10)

Tổng chỉ huy (SMC)

Đội trưởng đội chữa cháy

Cán bộ Chỉ huy ứng

phó sự cố (SIC) Đội Chữa cháy

Đội xử lý sự cố Báo cáo liên lạc

Cán bộ phụ trách di tản An ninh trật tự Tổng Chỉ huy ứng phó sự cố (SMC) Cán bộ Chỉ huy ứng phó sự cố (SIC) Đội viên đội ứng phó sự cố Cán bộ báo cáo liên lạc

Cán bộ điều tra sự cố Cán bộ phụ trách di tản

48

Phương tiện, thiết bị được trang bị sử dụng ứng cứu sự cố liên quan hóa chất

Tại các Công ty đảm bảo công tác trang bị các phương tiện thiết bị ứng phó sự cố (bảng 2.11 và bảng 2.12), như: bình cứu hỏa xe đẩy MT35, MFZ8, MT3-CO2 họng nước vách tường, vòi, lăng, thùng nước, phuy cát,…Ngoài ra công ty trang bị các phương tiện khác sẵn có như xe hút Stéc, máy bơm di động, xây gờ chống tràn,... để phục vụ công tác phòng ngừa và là công cụ hỗ trợ, khắc phục các sự cố mất an toàn xảy ra tại Công ty.

Tại kho hóa chất, Công ty thường xuyên cử Nhân viên Thủ kho kiểm tra về việc bố trí, sắp xếp, bảo quản đúng quy cách đối với từng loại hóa chất tại kho.

Công nhân lao động làm việc tại nơi có sử dụng hóa chất, tiếp giáp kho hóa chất luôn nắm chắc các kỹ năng ứng phó sự cố, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chấp hành các yêu cầu quy định sử dụng ghi thẻ phiếu MSDS và quy định tại Công ty.

Bảng 2.11. Thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất

TT Tên các thiết bị, kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn Đơn vị tính Số lượng Tình trạng kỹ thuật

1 Xe đẩy chữa cháy 35kg-ABC Bình 15 Vạch xanh

2 Bình bột chữa cháy MFZ8-ABC Bình 230 Vạch xanh

3 Bình CO2 Bình 18 Vạch xanh

4 Kính bảo hộ Cái 100 Tốt

5 Quần áo BHLĐ (chống hóa chất,

amiăng) Bộ 08 Tốt

6 Găng tay da dài Đôi 50 Tốt

7 Găng cao su Đôi 50 Tốt

8 Khẩu trang hoạt tính Chiếc 100 Tốt

9 Mặt nạ phòng độc Cái 100 Tốt

10 Dây an toàn Chiếc 06 Tốt

11 Cát M³ 20 Tốt

49

Bảng 2.12. Nguồn nước và thiết bị sử dụng để ứng phó sự cố

TT Nguồn nước Trữ

lượng Vị trí Ghi chú

1 Hồ chứa nước (Nhà bơm cứu hỏa) 2500-

3000 m3

Phía Bắc

Xe chữa cháy có thể lấy được nước

2 02 hồ chứa nước hiếu khí 300 m3 Phía

Tây

Xe chữa cháy có thể lấy được nước

3 Téc chứa nước (máy bơm xăng di

động) 40 m 3 Tiếp giáp nhà rửa xe Xe chữa cháy có thể lấy được nước

4 Trụ nước chữa cháy 16 Nội bộ

(Nguồn: URENCO 10)

Các thiết bị chữa cháy luôn được duy trì và bảo quản trong điều kiện tốt, luôn sẵn sàng sử dụng tham gia khắc phục sự cố tại Công ty.

Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

Để kịp thời và chính xác trong công tác ứng phó sự cố, Công ty thiết lập hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ, liên lạc khi khẩn cấp (bảng 2.13); cũng như kế hoạch hành động, phối hợp hành động của các lực lượng ứng phó tùy theo mức độ của sự cố (Bảng 2.14); kèm theo danh sách các thành viên trong đội ứng phó sự cố của Công ty (Bảng 2.15).

Bảng 2.13. Thiết bị thông tin liên lạc

TT Thiết bị Ghi chú

1 Hệ thống điện thoại không dây Liên lạc giữa văn phòng Kỹ thuật-Tổng hợp, bảo vệ.

2 Bộ đàm nội bộ Liên lạc nội bộ Công ty (Tổ bảo vệ)

50

Bảng 2.14. Kế hoạch hành động tùy theo cấp độ của sự cố

Phân loại Tình hình thực tế Cách ứng phó

CẤP ĐỘ 1 SỰ CỐ NHỎ

- Sự cố nhẹ, bao gồm các trường hợp được báo động

- Không có nguy cơ đến con người, tài sản và môi trường.

- Nằm trong tầm kiểm soát của đội ứng phó sự cố : chẳng hạn như các vụ cháy nhỏ có thể dập tắt bằng bình chữa cháy hoặc tràn đổ nhỏ mà có thể dễ dàng cô lập ngay.

- Cán bộ chỉ huy ứng phó sự cố sẽ đánh giá dựa vào tình hình thực tế và loại hóa chất. Từ đó có thể xác định nâng cấp độ sự cố.

Được thông báo ngay Cán bộ chỉ huy ứng phó sự cố (SIC) và Đội ứng phó sự cố CẤP ĐỘ 2 SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG

- Có khả năng tác hại đến môi trường, nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của đội ứng phó sự cố

- Có nguy cơ tiềm ẩn đến con người, tài sản và môi trường.

- Có thể cần nhờ sự trợ giúp từ các tổ chức/cơ quan có chuyên nghiệp bên ngoài.

Ví dụ: Nguy cơ cháy nổ tại kho hóa chất hoặc tràn đổ lớn tại kho hóa chất và các khu vực sản xuất cần phải cô lập cách ly.

- Cán bộ chỉ huy ứng phó sự cố sẽ đánh giá dựa vào tình hình thực tế và loại hóa chất, từ đó có thể xác định nâng cấp độ sự cố.

Thông báo cho Đội ứng phó sự cố, SIC, PCCC, Cấp cứu, Tổng chỉ huy ứng phó sự cố (SMC) CẤP ĐỘ 3 SỰ CỐ CỰC KỲ NGHIÊM TRỌNG

- Sự cố nghiêm trọng đến môi trường

- Vượt quá khả năng kiểm soát của đội ứng phó khẩn cấp

- Cần thiết sự trợ giúp ứng phó từ các tổ chức/cơ quan chuyên nghiệp bên ngoài - Cần thông báo cho các Công ty/ cộng đồng

xung quanh

Ví dụ: cháy nổ tại kho chứa hóa chất, lan rộng ra các khu vực khác ảnh hưởng đến con người, tài sản và môi trường. cần phải di tản, sơ tán khẩn cấp

Thông báo cho Tổng chỉ huy ứng phó sự cố (SMC), PCCC, Cấp cứu, Môi trường, các cơ quan chức năng có

51

Bảng 2.15. Danh sách liên hệ các thành viên, cơ quan chức năng tham gia xử lý sự cố

TT ĐƠN VỊ ĐƯỢC

HUY ĐỘNG SỐ ĐIỆN THOẠI

SỐ NGƯỜI

SỐ LƯỢNG, CHỦNG LOẠI PHƯƠNG TIỆN

1

Lực lượng PCCC tại chỗ

Toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty

0246.294.6179 Bình chữa cháy, máy

bơm, lăng, vòi chữa cháy

2

Cảnh sát PCCC 114 Cảnh sát PCCC

Sóc Sơn 0243.595.5793 15 03 xe chữa cháy

Cảnh sát PCCC

Đông Anh 0243.883.2334 15 02 xe chữa cháy

3

Đơn vị khác thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Công an 113 CBCS Xe và công cụ hỗ trợ

Điện lực Sóc Sơn 024. 2210. 0325 CBCNV Xe và công cụ hỗ trợ

Bệnh viện đa khoa

huyện Sóc Sơn 024 3595 3784 CBCNV Xe và thiết bị y tế

(Nguồn: URENCO 10)

Tại các khu vực có sử dụng, sang chiết hoặc lưu trữ hóa chất, bên cạnh các hướng dẫn pha chế, sang chiết, cảnh báo sự cố; Công ty đều có các Bản hướng dẫn các biện pháp thu gom và làm sạch khu vực ô nhiễm khi có sự cố hóa chất. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất của từng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất của Công ty được đính kèm trong phần phụ lục.

52

Tiểu kết chương 2

Thông qua các tài liệu và báo cáo được lưu giữ; hiện trạng tại Công ty; các kết quả sau khi nghiên cứu thực trạng việc quản lý hóa chất tại Công ty, tác giả đưa ra một số kết luận về công tác này như sau:

Ưu điểm:

-Ngay từ khi thành lập công ty đã đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, như: Nhà kho lưu giữ, phương tiện máy móc… để phục vụ công tác vận chuyển, xử lý hóa chất tại công ty theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; giảm thiểu gánh nặng cho Người lao động.

-Công ty luôn thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản pháp luật nhà nước hiện hành về việc tuân thủ trong công tác quản lý, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng hóa chất thông qua hình thức tự cập nhật hoặc qua văn bản, tài liệu số Internet, kênh thông tin đa phương tiện hàng tháng có tính phí. Dữ liệu này được lấy làm cơ sở thực hiện các công tác quản lý an toàn nói chung và an toàn hóa chất nói riêng, như: huấn luyện ATVSLĐ, kỹ thuật an toàn hóa chất và quan trắc môi trường lao động theo quy định hiện hành.

-Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định vận hành máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, quy định an toàn về hóa chất và niêm yết đầy đủ đúng quy định, cập nhật các nội dung mới, có thay đổi sau khi được phê duyệt.

-Công ty luôn đặt công tác an toàn lên hàng đầu, quan tâm, chăm sóc sức khỏe người lao động, thực hiện gắn liền với thực tế với hiện trạng sản xuất bằng việc xây dựng quy trình sản xuất cho từng công nghệ hiện đại.

-Trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố, Công ty áp dụng, lập và ban hành đội ứng phó, kế hoạch và quy trình ứng phó sự cố hóa chất cụ thể tại Nhà máy.

Tồn tại:

-Hiện tại, tại một vài tổ sản xuất, vẫn còn duy trì sử dụng một số lao động phổ thông. Với những lao động này, do trình độ nhận thức và tiếp xúc công việc còn chậm, nên việc nắm bắt các chương trình, thông tin và các văn bản quy định mới của Nhà nước và của công ty vẫn còn hạn chế.

53

- Vẫn tồn tại nhiều cá nhân còn lơ là chủ quan trong việc học tập, huấn luyện định kỳ do công ty tổ chức. Do vậy, trong quá trình thực hiện thao tác thực hành khắc phục sự cố còn chưa chính xác.

-Mặc dù đã được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc xử lý, pha chế hóa chất, tuy nhiên, chưa có kế hoạch thay thế, nâng cấp để đáp ứng với thực trạng sản xuất, bắt kịp xu thế thị trường, công nghệ hiện đại.

-Việc tự đánh giá sau lần xảy ra rủi ro, sự cố có liên quan đến hóa chất của Công ty vẫn còn gặp nhiều ý kiến chưa tập chung, do một số bộ phận chưa đề cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 51 - 62)