7. Kết cấu luận văn
3.4. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục
Giải pháp tuyên truyền, giáo dục là giải pháp nhẹ nhàng nhưng góp phần không nhỏ trong các giải pháp quản lý hóa chất có hiệu quả mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro mất an toàn, ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc, sức khỏe Người lao động.
Hiện nay, Công ty đã dành mối quan tâm tương đối đến công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên về tầm quan trọng của hóa chất đặc biệt khi sử dụng và tiếp xúc trong lao động sản xuất.
82
Hình 3.3. Một số hoạt động huấn luyện trong năm 2019 tại Công ty
(Nguồn: Urenco10)
Việc tuyên truyền, giáo dục thường xuyên được Ban lãnh đạo chỉ đạo phối hợp Công đoàn, các bộ phận chuyên môn thực hiện theo đúng kế hoạch yêu cầu của Lãnh đạo Công ty đề ra. Điều này giúp cho Người quản lý luôn nắm bắt và Người lao động thực hiện có hiệu quả, gắn tinh thần trách nhiệm vào công tác sản xuất, cập nhật thông tin liên tục trong công tác An toàn vệ sinh lao động nói chung và công tác an toàn hóa chất nói riêng tại Công ty.
Công ty có kế hoạch tổ chức định kỳ công tác huấn luyện đào tạo an toàn kỹ thuật hóa chất, đặc biệt trước khi đưa hóa chất vào sử dụng. Trong các buổi tập huấn, việc huấn luyện được chia thành các Nhóm đối tượng và thực hiện đảm bảo quy định pháp luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về huấn luyện hóa chất cho từng Nhóm đối tượng theo đúng pháp luật. Ví dụ: Nhóm 1 và nhóm 2 với tần xuất 1 lần/2 năm; nhóm 3 với tần xuất 1 lần/năm.
Tuy nhiên, với nhóm 3, nhóm đối tượng tiếp xúc và thao tác trực tiếp với hóa chất, có thể thực hiện tăng cường số lần đào tạo trong năm lên 2 lần/năm.
83
Hình 3.4. Một số biển báo, nội quy an toàn lao động tại Công ty
(Nguồn: Urenco10)
Đồng thời, để NLĐ được tiếp cận với thực tế không mang hình thức, Công ty cần thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng thực tế như: tuyên truyền các nguy cơ, mất an toàn, sự cố tai nạn lao động, quy trình công nghệ, biện pháp phòng tránh các nguy cơ, rủi ro khi gặp phải tại chính nơi làm việc của từng bộ phận. Như vậy sẽ giúp Người lao động không bị nhàm chán, khô khan như các chương trình huấn luyện tập trung tại các lớp huấn luyện.
Hiện nay, tại các Tổ sản xuất đều được trang bị đầy đủ hệ thống cảnh báo an toàn trong công tác quản lý, sử dụng hóa chất: biển cảnh báo nguy hại từ hóa hóa chất (từ khi vận chuyển, đến lưu giữ, cấp phát và sử dụng hóa chất từng tổ sản xuất). Hệ thống cảnh báo đều tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình, quy định. Tuy nhiên, một số biển đã không còn phù hợp, cần thay thế và điều chỉnh.
Từng bộ phận, cá nhân trong Công ty phải thực hiện đúng phân định trách nhiệm đã được phân công thông qua chức năng nhiệm vụ đã được ban hành để đảm bảo công tác quản lý hồ sơ liên quan đến việc: mua, lưu giữ, sử dụng hóa chất đúng quy định.
Công ty cũng dành mối quan tâm không nhỏ đến công tác huấn luyện lại các quy trình công nghệ của từng bộ phận các dây truyền sản xuất; đặc biệt chú trọng công tác an toàn chung và hóa chất nói riêng; quy trình ứng cứu sự cố hóa chất, phương pháp sơ cấp cứu, phác đồ điều trị khi gặp mất an toàn liên quan hóa chất,
Thực tế công tác quản lý an toàn hoá chất tại công ty cho thấy Người lãnh đạo đã đưa ra nhiều biện pháp để phục vụ công tác quản lý hóa chất. Tuy nhiên, trong quá trình lao động sản xuất một số ít NLĐ hiện nay còn lơ là, trong lao động sản xuất và
84
chưa hiểu hết tầm quan trọng việc an toàn khi sử dụng hóa chất; chưa quan tâm đúng mực đến an toàn của chính bản thân và cộng đồng. Bảng dưới đây là tổng kết một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lý hóa chất và những đề xuất giải pháp tuyên truyền tương ứng nhằm thực hiện tốt hơn công tác này tại Công ty (bảng 3.12).