Đánh giá rủi ro hóa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 73 - 82)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2. Đánh giá rủi ro hóa chất

Thông thường, trong quá trình lao động sản xuất, người lao động sẽ phải tiếp xúc với các loại hóa chất tồn tại ở các dạng khác nhau: chất rắn, lỏng, bụi, hơi, khí, sợi, sương,...

Đối với những hóa chất dạng rắn và lỏng, người lao động có thể nhận biết được và chủ động trong các tiếp xúc này. Tuy nhiên, đối với các hóa chất dạng bụi và sương người lao động chỉ phát hiện được khi chúng có kích thước hạt lớn, nồng độ cao, hoặc một số loại có mùi. Để quản lý an toàn hóa chất, bảo vệ sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường, hàm lượng cho phép của các loại hóa chất sử dụng được quy định cụ thể, đồng thời kèm theo các quy định để đảm bảo điều kiện chuẩn (duy trì ngưỡng giới hạn cho phép) trong khu vực có sử dụng các loại hóa chất [2].

Tại Điều 3 Thông tư số: 07/2016/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 15/5/2016 của Bộ lao động thương binh xã hội quy định các nhóm ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải xây dựng tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động.

Công ty Urenco10 cũng nằm trong Nhóm ngành nghề bắt buộc đánh giá rủi ro về an toàn vệ sinh lao động và đưa vào trong quy trình làm việc (nhận diện rủi ro các đơn vị vệ sinh môi trường), có thể thấy rằng việc đánh giá các rủi ro liên quan đến hóa chất, ảnh hưởng của hóa chất đến môi trường làm việc, sức khỏe người lao động trong Công ty là điều vô cùng cần thiết.

Từ các loại hóa chất thường xuyên sử dụng tại Công ty, có thể đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro khi tiếp xúc hóa chất như sau:

- Mức độ độc của hóa chất:

Hóa chất càng độc, càng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề về sức khỏe, ngay cả với một lượng nhỏ. GHS (Hệ thống Hài hòa Toàn cầu về Phân loại và Ghi Nhãn Hóa Chất - Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals) là một hệ thống được thống nhất toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất. GHS đã được Liên hợp quốc phát triển để thay thế các bộ tiêu chuẩn phân loại và tạo nhãn riêng được sử dụng ở các quốc gia khác nhau bằng một bộ tiêu chuẩn duy nhất, chuẩn hóa để phân loại và tạo nhãn hóa chất trên phạm vi toàn cầu) đã phân loại mức độ độc của hóa chất thành 5 cấp độ (bảng 3.3 và bảng 3.4)

66

Bảng 3.3. Bảng xác định các độc tính của hóa chất theo GHS

Độ độc cấp tính Đơn vị tính Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 Miệng mg/kg 5 50 300 2000 Tiêu chí:

- Qua miệng được thấy trước LD50 giữa 2000 và 5000 mg/kg - Chi dẫn về ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người - Bất kì tỉ lệ tử vong nào trong cấp độ 4 - Những dấu hiệu từ những nghiên cứu khác Da mg/kg 50 200 1000 2000 Các chất khí ppm 100 500 2500 5000 Hơi mg/l 0,5 2,0 10 20 Bụi và sương mù mg/l 0,05 0,5 1,0 5,0 (Nguồn: Theo GHS)

Bảng 3.4. Bảng phân loại mức nguy hiểm của hóa chất tiếp xúc theo GHS Mức nguy hiểm Độc cấp tính 5 Cấp 1 4 Cấp 2 3 Cấp 3 2 Cấp 4 1 Cấp 5 (Nguồn: Theo GHS)

- Khối lượng của hóa chất tiếp xúc:

Hóa chất xâm nhập vào cơ thể khối lượng càng lớn, mức độ nguy hiểm càng cao. - Thời gian tiếp xúc hóa chất:

Thời gian tiếp xúc dài, mức độ nguy hiểm càng lớn. Thời gian tiếp xúc phải được xem xét cả thời gian tiếp xúc hàng ngày và thời gian thời gian lặp lại hàng tháng, hàng năm.

67

Mức tần suất tiếp xúc là khoảng thời gian tiếp xúc tính theo giờ trong một ca làm việc hoặc tổng số giờ làm việc mỗi năm của người lao động tại nơi làm việc. Khi tần suất lớn hơn một tuần sử dụng tỷ số của giờ tiếp xúc trên số giờ của một ca làm việc.

Bảng 3. 5. Bảng xác định mức tần suất tiếp xúc hóa chất

Mức 1 2 3 4 5 Số giờ tiếp xúc/Số giờ của một ca làm việc <12.5% 12.5%-25% 25%-50% 50%-87.5% >87.5% Tổng thời gian làm việc/năm <10h 10-25h 25-100h 100-400h >400h

(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo thực tế tại Công ty)

Kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro khi tiếp xúc với hóa chất, tác giả lập bảng phân loại mức độ độc hại và nguy hiểm đối với các hóa chất được sử dụng chính tại Công ty thể hiện trong bảng bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.6. Bảng phân loại mức độ độc hại và nguy hiểm của hóa chất tại Công ty

TT Chủng loại

hóa chất

Mức độ độc hại (khi tiếp xúc trực tiếp)

1 Axit Sulfuric (H2SO4) 1 2 Hydrogen peroxide (H2O2) 2 3 Axit Phosphoric (H3PO4) 3 4 Xút (NaOH) 4 5 Xăng, dầu 5 6 Khí gas (LPG) 6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp thực tế tại Công ty)

Căn cứ vào bảng đánh giá mức độ rủi ro khi tiếp xúc với hóa chất tại Công ty, tác giả xác định được mức độ nguy hiểm và các rủi ro cao, thấp đối với từng loại hóa chất đang sử dụng. Từ đây có thể đưa ra giải pháp đề xuất thực hiện tạm thời và lâu dài tại Công ty.

68

Bên cạnh đó, căn cứ vào quy trình sản xuất của Công ty và thông qua việc điều tra nghiên cứu trực tiếp tại nơi sản xuất, tác giả xây dựng một số mẫu để áp dụng vào công tác đánh giá mức độ các rủi ro hóa chất tại Công ty như sau:

* Ma trận rủi ro thể hiện mối quan hệ giữa khả năng xảy ra sự cố và hậu quả Các tiêu chuẩn ước lượng, lựa chọn các trọng số và xây dựng thang điểm trong luận văn này được xây dựng theo phương pháp hồi cứu số liệu, quan sát thực tế và khảo sát NLĐ về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật và làm suy giảm sức khỏe.

Xây dựng các ma trận rủi ro liên quan đến tính mạng con người, một cách định tính, phân chia mức độ nghiêm trọng của hậu quả do sự cố thành các mức sau:

Nghiêm trọng: TNLĐ với tỷ lệ thương tật từ 81% trở lên hoặc chết người, BNN được bồi thường và hiện không thể làm việc được, ảnh hưởng đến nhiều người (từ 21 người trở lên): mức 5;

Nặng: TNLĐ nằm trong Danh mục các chấn thương để xác định loại TNLĐ nặng, BNN nằm trong danh mục BNN được bồi thường, ảnh hưởng đến một số người (từ 11 đến 20 người): mức 4;

Trung bình: TNLĐ phải điều trị tại bệnh viện, mắc BNN phải chuyển công tác khác, ảnh hưởng đến một số ít người (từ 4 đến 10 người): mức 3;

Nhẹ: Tổn thương nhẹ, chỉ cần y tế Công ty khám và điều trị, có dấu hiệu mắc BNN vẫn làm việc bình thường, ảnh hưởng đến rất ít người (từ 1 đến 3 người); mức 2;

Có thể bỏ qua: TNLĐ nhẹ, tự điều trị được, không mắc BNN, không ảnh hưởng đến người xunh quanh: mức 1.

Xác xuất hay khả năng để mối nguy hiểm trở thành sự cố có thể phân loại thành các mức định tính như sau:

- Chắc chắn (hàng tuần hoặc > 52 lần/năm): mức 5;

- Rất có khả năng (hàng tháng hoặc > 12 lần/năm): mức 4; - Có thể hay có khả năng (hàng quý hoặc > 4 lần/năm): mức 3; - Không chắc chắn (hàng năm hoặc < 4 lần/năm): mức 2; - Rất hiếm khi xảy ra (1 lần trong vòng trên 1 năm): mức 1;

69

Sắp xếp ma trận rủi ro theo dạng bảng quan hệ giữa tần số hay tần suất xảy ra sự cố với mức thấp nhất là 1, sau đó đến các mức tiếp theo 2, 3, 4 và 5, nhưng theo chiều của cột từ trên (5: cao nhất) xuống dưới (1: thấp nhất); còn hậu quả của sự cố thấp nhất là 1 sau đó tăng dần đến 2, 3, 4 và 5. Kết quả sắp xếp giúp phân chia các vùng rủi ro theo hình ảnh ngược lại như Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Bảng Ma trận rủi ro thể hiện mối quan hệ giữa khả năng xảy ra sự cố và hậu quả

Tần suất xảy ra sự cố Rất cao (5) Cao (4) Trung bình (3) Thấp (2) Rất thấp (1) Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Mức độ hậu quả của sự cố

Nguồn: [16]

*Phương pháp cho điểm để lập ma trận đánh giá rủi ro

Bảng 3.8. Bảng ma trận sự cố định lượng Tần xuất xảy ra sự cố Hiếm Không chắc chắn thể Chắc chắn Rất chắc chắn Điểm xác suất 1 2 3 4 5 Nghiêm trọng 5 5 10 15 20 25 Nặng 4 4 8 12 16 20 Trung bình 3 3 6 9 12 15 Nhẹ 2 2 4 6 8 10 Có thể bỏ qua 1 1 2 3 4 5 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Hướng gia tăng mức độ rủi ro

70

Thông qua nội dung được tác giả trình bảy ở các phần trên, có thể xác định rủi ro một cách định lượng, trong đó:

Rủi ro = “Hậu quả” x “Xác suất”

Nếu cho hậu quả các mức điểm tương ứng từ 1 đến 5, tương tự như vậy đối với xác suất, ta sẽ có một bảng tích số chứa các số từ 1 đến 25 như mô tả trong bảng 3.8.

Để xem xét các rủi ro, có thể phân loại mức rủi ro theo bảng 3.9.

Bảng 3.9. Bảng phân loại mức rủi ro

1 - 3 Rủi ro thấp - Low risk

4 - 6 Rủi ro trung bình - Moderate risk

8 - 12 Rủi ro cao - High risk

15 - 25 Rủi ro rất cao - Extreme risk

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

* Đánh giá rủi ro với các hóa chất trong công ty

Theo phương pháp này, bảng phân loại rủi ro của các hóa chất hiện đang được sử dụng chính có trong quy trình công nghệ sản xuất của Công ty đối với sức khỏe Người lao động được thể hiện trong bảng 3.10 (trang sau).

Như vậy, có thể xác định được loại hóa chất và mức độ rủi ro nguy hiểm hiện đang sử dụng tại Công ty. Ví dụ, H2SO4 là hóa chất nguy hiểm với mức độ rủi ro cao; NaOH và H2O2 là hóa chất nguy hiểm gây tổn thương khi tiếp xúc nhưng do mức độ tần suất sử dụng thấp nên qua tính toán, mức độ rủi ro do các hóa chất này ở mức trung bình hoặc thấp.

Từ các mức độ rủi ro, có thể tiến hành phân tích và đưa ra ra các biện pháp hành động đề xuất tương ứng cho các mức độ rủi ro. Biện pháp cụ thể cũng được đề xuất tại bảng 3.10.

71

Bảng 3.10. Đánh giá mức độ rủi ro do hóa chất, khả năng chấp nhận và biện pháp đề xuất trong Công ty

TT Chủng loại hóa chất Hậu quả Xác suất xảy ra Điểm số Phân loại/ Mức độrủi ro Khả năng chấp nhận khi xảy ra rủi ro Biện pháp đề xuất 1 Hydrogen peroxide (H2O2) 3 1 3 Thấp

Việc thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường hóa chất có thể chấp nhận, làm căn cứ đánh giá định kỳ hoặc trong trường hợp xảy ra rủi ro khác

- Thực hiện khắc phục ngay như xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan.

- Thực hiện biện pháp bổ sung: theo dõi, giám sát, rút kinh nghiệm lần sau

2 Xút (NaOH) 2 3 6 Trung bình

- Trong trường hợp xảy ra trong tầm kiểm soát (khắc phục được tại chỗ).

- Hạn chế thấp nhất việc lặp lại

- Nghiêm túc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, khắc phục ngay tại thời điểm xảy ra sự cố.

- Thông báo đến Người quản lý để họp bàn giải quyết ngay không để ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ, tình trạng máy móc, thiết bị.

- Tăng cường giám sát Người quản lý từng bộ phận.

72

3 Axit Phosphoric

(H3PO4) 2 3 6 Trung bình

- Trong trường hợp xảy ra trong tầm kiểm soát (khắc phục được tại chỗ).

- Hạn chế thấp nhất việc lặp lại

- Nghiêm túc rút kinh nghiệm, điều chỉnh, khắc phục ngay tại thời điểm xảy ra sự cố.

- Thông báo đến Người quản lý để họp bàn giải quyết ngay không để ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ, tình trạng máy móc, thiết bị.

- Tăng cường giám sát Người quản lý từng bộ phận.

4 Xăng, dầu 2 3 6 Trung bình

5 Axit Sulfuric

(H2SO4) 2 4 8 Cao Không chấp nhận

- Tuyệt đối không để xảy ra mất kiểm soát các rủi ro tại những nơi có nguy cơ xảy ra.

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp. - Huấn luyện lại về quy trình công nghệ, an toàn hóa chất.

73

Bảng 3.11. Các nguy cơ rủi ro, mất an toàn hóa chất và biện pháp phòng ngừa

TT Chủng loại hóa chất

Vị trí sử dụng

Nguy cơ

rủi ro, mất an toàn Biện pháp phòng ngừa

1 Xút

NaOH

Tổ xử lý đốt

- Gây bỏng trên da, vùng mặt, mắt khi bị văng bắn - Ảnh hưởng hệ tiêu hóa nếu nuốt phải.

- Phản ứng nổ khi tiếp xúc với Axit đặc (H2SO4)

- Sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (mạng che mặt, khẩu trang phòng độc, găng tay cao su, kính) - Tuân thủ đúng quy trình công nghệ khi sử dụng hóa chất của Người lao động đã được tập huấn tại Công ty - Trang bị tủ thuốc y tế các loại thuốc sơ cứu (nước sạch, bông gạc,…) - Trang bị chậu rửa mặt khẩn cấp. - Trang bị dụng cụ thiết bị PCCC tại chỗ, sử dụng thuần thục các thiết bị khắc phục sự cố.

- Tuyệt đối không được ăn, uống khi làm việc.

2 Axit Sulfuric

H2SO4;

Tổ xử lý hóa lý

- Gây bỏng trên da, vùng mặt, mắt khi bị văng bắn - Phá hủy tế bào, niêm mạc mắt.

- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa nếu nuốt phải.

- Phản ứng nổ khi tiếp xúc với nước, kiềm đặc

3 Hydrogen

peroxide (H2O2)

Tổ xử lý hóa lý

- Gây bỏng trên da, vùng mặt, mắt khi bị văng bắn - Ảnh hưởng hệ tiêu hóa nếu nuốt phải.

- Phản ứng nổ trực tiếp khi tiếp xúc với chất ôxi hóa trong môi trường axit.

4 Natrisilicat

Na2SiO3

Tổ xử lý hóa lý

- Gây bỏng trên da, vùng mặt, mắt khi bị văng bắn - Ảnh hưởng hệ tiêu hóa nếu nuốt phải.

- Gây kích ứng khi tiếp xúc 5 Axit Phosphoric

H3PO4

Tổ xử lý hóa lý

- Gây bỏng trên da, vùng mặt, mắt khi bị văng bắn - Phá hủy hệ tiêu hóa, hô hấp nếu nuốt phải.

- Phản ứng sinh nhiệt, gây nổ khi tiếp xúc với kiềm đặc

6 Khí gas (LPG)

Tổ Cơ giới, Nhà ăn tập

thể

- Gây ngộ độc khi hít phải - Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

- Phản ứng gây cháy, nổ khi bị rỏ rì nơi thiếu khí

74

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 URENCO10, hà nội (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)