7. Kết cấu luận văn
3.6. Giải pháp tăng cường chăm sóc sức khỏe Người lao động
Hiện nay, Công ty vẫn luôn đề cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Động thái này được thể hiện thông qua các công việc triển khai hàng năm như:
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho Người lao động theo quy định.
- Giao bộ phận cấp dưỡng thường xuyên kiểm tra việc nấu ăn, chất lượng suất ăn cho Người lao động để làm căn cứ điều chỉnh suất ăn cho Người lao động.
- Cấp phát đầy đủ, đảm bảo đúng thời gian các chế độ: bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, đường chống nóng+VitaminC mùa hè, thuốc chống rét mùa đông và các chế độ khác theo thực tế tại Công ty.
Tuy nhiên, bên cạnh những chăm sóc trực tiếp, việc tạo dựng một môi trường làm việc trong Công ty thân thiện, sạch, đẹp cũng là một nhân tố không nhỏ quyết định chất lượng sức khỏe người lao động. Một môi trường làm việc tốt sẽ đem lại sức khỏe tốt cho Người lao động, hiệu quả năng suất chất lượng cao, lợi ích kinh tế, thu nhập, đời sống của Cán bộ công nhân viên tại Công ty ngày một nâng cao.
Để làm được các yếu tố trên Người quản lý cần quan tâm chú trọng hơn đến: - Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, khám sức khỏe đầu vào đối với Người lao động để phát hiện kịp thời, không để xảy ra các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh lây, truyền nhiễm khi làm việc tại Công ty.
- Đảm bảo công tác quản lý, lưu giữ đầy đủ hồ sơ của từng Cán bộ công nhân viên, hồ sơ lao động, y tế tại Công ty để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo quy định.
- Thực hiện đúng quy định về pháp luật: khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, chi trả các chế độ bảo hiểm y tế, thân thể đối với các trường được hưởng chế độ bảo hiểm của Công ty.
- Thường xuyên, quan tâm và động viên kịp thời đối với Người lao động có hoàn cảnh khó khăn, chế độ chính sách, các dịp Lễ, Tết, các hoạt động xã hội, thăm quan, học tập hàng năm. Đảm bảo tốt việc tái tạo sức lao động thông qua việc bố trí thời gian nghỉ ngơi khoa học, nghỉ phép hàng năm đối với Người lao động.
89
- Bố trí sắp xếp công việc phù hợp theo độ tuổi, năng lực, sức khỏe đối với các lao động Nữ, các trường hợp lao động sắp đến độ tuổi nghỉ hưu để Người lao động luôn có tâm lý tốt, sức khỏe phù hợp với công việc.
Người lao động khi nhận được sự quan tâm về mọi mặt đặc biệt công tác chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi sẽ có một tinh thần hứng khởi để làm việc mang lại hiệu quả, năng suất chất lượng cao, góp phần hạn chế xảy ra mất toàn lao động, ổn định đời sống, kinh tế để xây dựng tập thể vững mạnh hướng tới phát triển bền vững.
Với mối quan tâm lớn đến môi trường làm việc của NLĐ, đặc biệt, dưới vai trò trách nhiệm Người làm công tác an toàn; trong giải pháp tăng cường chăm sóc sức khỏe NLĐ, tác giả cũng muốn đề xuất Công ty thực hiện quan trắc môi trường. Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc sẽ cung cấp dữ liệu để có được những đánh giá khách quan trong việc đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho Người lao động tại Công ty (kết quả thí điểm thực hiện quan trắc môi trường được thực hiện vào tháng 10 năm 2020 được đính kèm phần phụ lục).
90
Tiểu kết chương 3
Để đạt được hiệu quả trong việc công tác quản lý An toàn hóa chất tại Công ty, tại Chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp rất cụ thể, thực tế và đảm bảo phù hợp nhất với tình hình sản xuất, quản lý an toàn hóa chất trong giai đoạn hiện nay và trong giai đoạn phát triển những năm tiếp theo cụ thể gồm:
- Giải pháp nhận diện hóa chất đặc tính nguy hiểm và đánh giá các nguy cơ mất an toàn, rủi ro xảy ra tại Công ty.
- Giải pháp kỹ thuật để giải quyết các nguy cơ mất an toàn, rủi ro khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và sự cố môi trường.
- Giải pháp quản lý An toàn hóa chất tại Công ty.
- Giải pháp giáo dục, tuyên truyền đối với Người lao động trong Công ty. - Giải pháp vệ sinh lao động.
- Giải pháp tăng cường chăm sóc sức khỏe cho Người lao động.
Các nội dung giải pháp được đưa ra đã được dựa trên thực trạng việc sử dụng và quản lý hóa chất tại Công ty, đã được chắt lọc đánh giá sát thực, phù hợp với đúng điều kiện mô hình sản xuất, môi trường làm viêc của Công ty. Từ đó nâng cao chất lượng trong công tác quản lý an toàn hóa chất, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nói chung và hóa chất nói riêng và đảm bảo sức khỏe cho Người lao động, hạn chế thấp nhất xảy ra tai nạn, rủi ro, sự cố khác để tạo ra một môi trường làm việc an toàn hiệu quả trong sản xuất.
91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu cũng như tiếp cận sâu sát, gắn liền với thực tế cùng với Người lao động, các công đoạn sản xuất liên quan đến hóa chất tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, tác giả đã thực hiện các công việc như thu thập thông tin, đưa ra các phân tích để đánh giá được thực trạng công tác quản lý, sử dụng hóa chất tại Công ty.
Với mục tiêu ban đầu đã đặt ra, đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội”, đã thực hiện được các nội dung sau:
- Nghiên cứu Công tác quản lý và công nghệ sản xuất tại Công ty.
- Nghiên cứu và đánh giá Thực trạng công tác quản lý hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội:
+ Thực hiện chấp hành pháp luật Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, an toàn hóa chất tại Công ty.
+ Thực trạng quản lý, sử dụng hóa chất, hoạt động triển khai về việc ứng phó các sự cố liên quan đến hóa chất.
- Dựa vào đánh giá thực tiễn các điểm mạnh, điểm hạn chế trong công tác quản lý hóa chất để đưa ra các giải pháp an toàn hóa chất tại Công ty bao gồm:
+ Giải pháp nhận diện đặc tính nguy hiểm của hóa chất và đánh giá các nguy cơ rủi ro, mất an toàn.
+ Giải pháp về kỹ thuật để giải quyết các nguy cơ mất an toàn, rủi ro liên quan đến hóa chất và sự cố môi trường.
+ Giải pháp quản lý.
+ Giải pháp tuyên truyền, giáo dục.
+ Giải pháp thực hiện an toàn, vệ sinh lao động. - Giải pháp đưa ra nhằm:
+ Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý an toàn sử dụng hóa chất tại Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 - URENCO10, Hà Nội.
92
+ Là tiền đề để các Công ty có mô hình quy trình công nghệ sản xuất tương đồng nói chung trong hệ thống Tổng công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội-URENCO có thể áp dụng và nhân rộng.
Từ kết quả nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả luận văn muốn đưa ra được cái nhìn sâu sắc về thực trạng trong quản lý hóa chất của Công ty, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý hóa chất, giải pháp tối ưu được áp dụng và phát triển ra bên ngoài Công ty.
2. Khuyến nghị
Để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất trong sản xuất kinh doanh vì môi trường xanh - sạch - đẹp, chất lượng cuộc sống, môi trường làm việc được cải thiện hơn rất mong Công ty cần quan tâm và áp dụng các giải pháp quản lý an toàn hóa chất được tác giả đưa ra.
Những nội dung đề tài thực hiện được hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý hóa chất tại Công ty. Các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong khi sử dụng hóa chất được đưa ra trong luận văn sẽ được Công ty áp dụng để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty ngày một phát triển bền vững.
Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở đánh giá được thực trạng công tác quản lý an toàn hóa chất tại Công ty URENCO 10, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý an toàn hóa chất cho Công ty. Những giải pháp này sẽ Là tiền đề để đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả trong quản lý an toàn hóa chất tại Công ty URENCO 10 nói chung và có thể áp dụng cho các Doanh nghiệp có quy mô, lĩnh vực sản xuất tương đồng. Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở thực tế qua khảo sát, phân tích số liệu, tiếp xúc trực tiếp,... giúp người quản lý, điều hành đảm bảo các yêu cầu pháp luật, tạo môi trường làm việc tốt đảm bảo an toàn cho người lao động. Trong các giải pháp đã được trình bày và phân tích, có 2 giải pháp được đánh giá quan trọng nhất, đó là:
- Giải pháp nhận diện đặc tính nguy hiểm của hóa chất và đánh giá các nguy cơ rủi ro, mất an toàn.
- Giải pháp về kỹ thuật để giải quyết các nguy cơ mất an toàn, rủi ro liên quan đến hóa chất và sự cố môi trường.
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia (2002), “Hóa chất nguy hiểm - quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển”, Tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 5507:2002,Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2002), Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động, Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002.
3. Đặng Đình Bạch, Nguyễn Văn Hải (2006), Giáo trình hóa học môi trường, Nhà xuất bản KH&KT Hà Nội.
4. Châu Loan (2015), “Tăng cường công tác quản lý an toàn hóa chất bảo vệ môi trường”, Tạp chí môi trường số 3/2015, Tr.15.
5. Hồ Bá Nam (2018), “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý an toàn hóa chất tại công ty trách nhiệm hữu hạn Newtech Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Công đoàn, Hà Nội.
6. Thế Nghĩa (2006), “Quản lý hóa chất an toàn – thách thức của thời đại”, Tạp chí Công nghiệp hóa chất, 2006, Tr.10
7. Phan Thị Phẩm (2010), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh An Giang”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường, Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội.
9. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường, số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
10.Quốc hội (2015), Luật an toàn vệ sinh lao động, số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.
11. Quốc hội (2007), Luật Hóa chất, số 06/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2007.
12.Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2007), “Ảnh hưởng của một số hóa chất thông dụng đến sức khỏe con người”, Luận văn thạc sĩ hóa học chuyên ngành Môi trường, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
94
Tiếng Anh
13.Elsa Nielsen – Grete Ostergaard – John Christian Larsen (2008), “Toxicological Risk Assessment of Chemicals, A Practical Guide”, Informa healthcare, London, 2008
14.International Programme on Chemical Safety, truy cập ngày 15/3/2020,
https://www.ilo.org/global/topics/safety-and-health-at-work/resources
library/WCMS_111391/lang--en/index.htm
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ban chỉ huy và Đội xung kích PCCC&CNCH Công ty.
DANH SÁCH BAN CHỈ HUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ TẠI CÔNG TY
TT Họ và tên Chức vụ/Nghề nghiệp Chức vụ trong BCH PCCC&CNCH
1 Ông. Tô Hà Giám đốc Trưởng ban - Chỉ đạo chung
2 Ông. Triệu Mạnh Tường Phó Giám đốc Phó trưởng ban thường trực
3 Ông. Nguyễn Ngọc Quang Phó Giám đốc Phó trưởng ban
4 Bà. Vũ Thị Dịu Trưởng phòng
Tổ chức -Hành chính Ủy viên thường trực
5 Ông. Đinh Văn Cường
Phó phòng Kỹ thuật - Tổng hợp
(PTC)
Ủy viên thường trực
6 Bà. Phạm Thị Kim Liên Kế toán trưởng Ủy viên
7 Ông. Nguyễn Thành Trang Phó phòng
Kỹ thuật - Tổng hợp Ủy viên
8 Ông. Trần Vũ Hiệp Phó phòng Kinh doanh Ủy viên
9 Ông. Đinh Huy Đệ Phó phòng Kinh doanh Ủy viên
10 Ông. Vũ Văn Phục Phó phòng Kinh doanh Ủy viên
11 Bà. Nguyễn Thị Vân Anh Phó phòng Kinh doanh Ủy viên
12 Ông. Nguyễn Đức Hoàng Phó phòng Tài chính Kế
toán Ủy viên
13 Bà Phạm Thị Thoan Bí thư Chi đoàn Ủy viên
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH
DANH SÁCH ĐỘI XUNG KÍCH PCCC VÀ CNCH TẠI CÔNG TY
TT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ Ghi
chú
I Tại Nhà máy của Công ty
1 Đinh Văn Cường Phó phòng Kỹ thuật-Tổng hợp Đội trưởng 2 Nguyễn Thành Trang Phó phòng Kỹ thuật-Tổng hợp Đội phó TT
3 Nguyễn Đức Hoàng Phó phòng TC-KT Đội phó
4 Nguyễn Văn Học Nhân viên phòng KT-TH Đội viên
5 Ngô Sĩ Đàm Nhân viên phòng KT-TH Đội viên
6 Tạ Thuận Dương Nhân viên phòng KT-TH Đội viên 7 Nguyễn Hoàng Tùng Nhân viên phòng KT-TH Đội viên 8 Nguyễn Ngọc Ánh Nhân viên phòng KT-TH Đội viên 9 Nguyễn Như Tùng Nhân viên phòng KT-TH Đội viên 10 Nguyễn Quốc Hoàn Nhân viên phòng KT-TH Đội viên 11 Trần Thanh Hải Nhân viên Phòng TC-HC Đội viên
12 Đỗ Đức Khánh Nhân viên phòng TC-HC Đội viên
13 Bùi Thị Mừng Nhân viên Y tế Phòng TC-HC Đội viên 14 Đinh Văn Thao Nhân viên phòng Kinh doanh Đội viên 15 Nguyễn Văn Nam Nhân viên phòng Kinh doanh Đội viên 16 Trần Thị Liên Nhân viên thủ kho Phòng TC-KT Đội viên
17 Tạ Văn Đan Nhân viên Phòng TC-KT Đội viên
18 Ngô Sỹ Đoài Tổ trưởng Tổ xử lý đốt Đội viên
19 Đặng Quốc Hải Tổ phó Tổ xử lý đốt Đội viên
20 Nguyễn Văn Long Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 21 Nguyễn Văn Kiên Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 22 Nguyễn Thế Tuấn Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 23 Nguyễn Văn Thiện Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 24 Lưu Văn Diện Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 25 Ngô Mạnh Trường Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 26 Nguyễn Trung Hiếu Công nhân Tổ xử lý đốt Đội viên 27 Phạm Văn Hoàng Tổ Trưởng Tổ xử lý hóa lý Đội viên 28 Nguyễn Quang Hiệp Tổ phó Tổ xử lý hóa lý Đội viên 29 Nguyễn Thanh Bình Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 30 Đặng Xuân Quang Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên
TT Họ và tên Đơn vị công tác Chức vụ Ghi chú
31 Lưu Văn Toan Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 32 Nguyễn Hữu Định Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 33 Lê Văn Sơn Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 34 Nguyễn Văn Hải Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 35 Nguyễn Văn Ngọc Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 36 Nguyễn Văn Đàm Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 37 Nguyễn Văn Chung Công nhân Tổ xử lý hóa lý Đội viên 38 Nguyễn Thị Hạnh Tổ phó Tổ xử lý trung gian Đội viên 39 Đỗ Văn Chung Công nhân Tổ xử lý trung gian Đội viên 40 Lưu Văn Quý Tổ phó Tổ xử lý hóa rắn Đội viên