Đà Nẵng [13]
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay thành phố Đà Nẵng đã có 06 KCN tập trung với diện tích quy hoạch 1.066,52 ha, tỷ lệ lấp đầy cao. Tất cả các KCN đều nằm cách trung tâm thành phố không quá 15km, đây là một lợi thế rất lớn đối với các nhà đầu tư mà không phải địa phương nào cũng có được.
Trong những năm qua, với sự đầu tư và hỗ trợ từ Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện cho nhà đầu tư hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Tính đến hết quý I/2017, trong các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 445 dự án đầu tư, trong đó có 338 dự án tại nước với vốn đầu tư 15.480,7 tỷ đồng và 107 dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn 1.079,3 triệu USD. Giải quyết việc làm cho hơn 74 nghìn công nhân lao động, trong đó có 244 lao động là người nước ngoài.
Những thành quả đạt được đối với xây dựng, phát triển KCN đã thực sự đóng góp tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đồng thời góp phần đưa thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nước trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
1.4.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp tại thành phố Hải Phòng [10]
Nhận thức và đánh giá được vai trò, vị trí quan trọng của các KCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới, Hải Phòng đã có những biện pháp, giải pháp quản lý tích cực, đẩy mạnh và nâng cao công tác quản lý nhà nước các KCN. Tính lũy kế đến ngày 20 tháng 12 năm 2016, trong các Khu công nghiệp và Khu kinh tế tại Hải Phòng có 105 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt 55.600,3 tỷ đồng; 226 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đạt 10.754,2 triệu USD. Đạt được các thành tựu trên là do Hải Phòng đã thực hiện các biện pháp quản lý sau:
1.4.4.1 Về hoạch định, quy hoạch các KCN:
Quy hoạch KCN đổi mới và thay đổi lớn: Đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 17 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 10.000 ha. Đặc biệt, ngày 10/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg thành lập KKT Đình Vũ - Cát Hải với quy mô 21.640 ha (nay được điều chỉnh bổ sung thành 22.140 ha). Đây là KKT có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một KKT tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng biệt; là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực.
1.4.4.2 Về tổ chức thực hiện triển khai quy hoạch
Bằng các hoạt động tích cực, trong vòng gần 5 năm (từ năm 2011 đến 2015), KCN của Hải Phòng đã khởi sắc với những kết quả rõ nét ở nhiều mặt.
1.4.4.3 Kết quả xây dựng KCN và thu hút đầu tư tăng nhanh
Trong 4 năm 2007-2011, có 7 Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (gấp hơn 2 lần của 13 năm trước đó), nâng tổng số các KCN được
thành lập và đi vào hoạt động là 10 khu với tổng diện tích gần 4.000 ha, tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng quy đổi 1,26 tỷ USD, loại hình công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đa dạng hơn (có 4 công ty liên doanh với nước ngoài, 1 công ty 100% vốn nước ngoài, 5 công ty 100% vốn trong nước). Trong số này có 2 KCN đã lấp đầy diện tích giai đoạn I và đang triển khai giai đoạn II (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ). Năm 2015, có 93 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 16 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 192,776 triệu USD; 08 dự án có vốn đầu tư trong nước được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 03 dự án điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư 6.551 tỷ VNĐ.
KCN đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT - XH: Các KCN, KKT Hải Phòng
đã góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật mới, huy động được nguồn lực đáng kể của các thành phần kinh tế để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi trường đảm bảo đầu tư bền vững, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày một gia tăng.