Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 42 - 55)

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La 2.1.2.1.1 Điều kiện về kinh tế

a) Sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản * Nông nghiệp

+ Trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào gieo cấy, chăm sóc lúa và rau màu vụ mùa. Tính đến ngày 15/9/2018, toàn tỉnh đã gieo cấy được 37.160 ha lúa mùa, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 19.040 ha lúa ruộng, tăng 1,0%; 18.120 ha lúa nương, giảm 9,6%. Vụ mùa năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước do một số diện tích đã chuyển sang trồng cây ăn quả và một số diện tích bị thiệt hại do mưa lũ. Đến giữa tháng Chín, toàn tỉnh đã thu hoạch được 28.540 ha ngô, chiếm 23,0% diện tích gieo cấy, sản lượng đạt 117.586 tấn, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên ngô vụ mùa năm nay trồng muộn; 10.379 tấn rau, đậu các loại, tăng 10,1%; 56 tấn khoai lang, tăng 1,8%; 32 tấn lạc, tương đương

cùng kỳ năm trước.

Cây lâu năm tiếp tục phát triển với diện tích hiện có 72.142 ha, trong đó cây ăn quả 41.696 ha, chiếm 57,8%; cây lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến 29.341 ha, chiếm 40,7%. So với cùng kỳ năm trước, diện tích cây lâu năm tăng 21,2%; cây ăn quả tăng 37,7%; cây lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến tăng 4,8%. Diện tích cây ăn quả tăng chủ yếu do có chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển của tỉnh, tính chung 9 tháng đã trồng mới 6.891 ha cây ăn quả, trong đó trồng trên đất dốc 5.399 ha và 1.996 ha cây ghép lai cho năng suất, chất lượng cao, nâng tổng diện tích cây ăn quả trồng trên đất dốc lên 24.453 ha và diện tích cây lâu năm ghép lai lên 10.319 ha (trong đó diện tích cho sản phẩm 3.576 ha); diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGap hiện có 336 ha nhãn, 260 ha chè, 279 ha rau các loại, 105 ha mận, 34 ha xoài, 20 ha na, 17 ha cam, 08 ha chanh leo, 05 ha thanh long, 05 ha dâu tây, 04 ha bơ và 02 ha bưởi.

Trong tháng 9, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch bệnh đối với một số cây trồng: Lúa 497 ha; chè 62 ha; cà phê 213 ha; cây ăn quả 130 ha; cây hàng năm khác 55 ha, tuy nhiên không có diện tích mất trắng, dự ước giá trị thiệt hại 578 triệu đồng.

+ Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm nhìn chung ổn định, không xảy ra dịch bệnh lớn. Tính đến tháng 9, đàn trâu toàn tỉnh có 141.755 con, giảm 2,1%; đàn bò 304.187 con, tăng 9,6%; đàn lợn 599.348 con, tăng 1,1%; đàn gia cầm 6.282 nghìn con, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 9 tháng, xảy ra dịch lở mồm long móng trên địa bàn huyện Yên Châu, Phù Yên, Bắc Yên và Sông Mã, Mộc Châu làm 2.585 con gia súc mắc bệnh, chết 02 con. Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đạt 311.165 liều vắc xin THT; 448.630 liều vắc xin lở mồm long móng; 110.930 liều vắc xin dịch tả; 124.000 liều vắc xin dại; 1.243.205 liều vắc xin Niu cát xơn; 82.450 liều vắc xin ung khí thán. Công tác kiểm dịch xuất và nhập gia súc, gia cầm đuợc kiểm soát chặt chẽ đảm bảo kịp thời phát hiện và xử lý nhanh các trường hợp mắc bệnh, tránh dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Trong 9 tháng, diện tích rừng trồng mới tập trung toàn tỉnh ước tính đạt 1.432 ha, giảm 67,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 300 nghìn cây, giảm 76,5%; diện tích rừng trồng được chăm sóc đạt 20.000 ha, tăng 3,7%; rừng trồng được khoanh nuôi tái sinh 27.150 ha, tăng 5,3%; rừng được giao khoán, bảo vệ 521.200 ha, tăng 0,4%.

Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm thực hiện nhưng các vụ vi phạm lâm luật vẫn xảy ra. Trong tháng 9, toàn tỉnh xảy ra 44 vụ vi phạm lâm luật với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước 518 triệu đồng. Tính chung 9 tháng, số vụ vi phạm lâm luật là 358 vụ, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước (do các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng); số tiền phạt vi phạm hành chính là 2.639 triệu đồng, giảm 11,3%; diện tích rừng bị thiệt hại 17,7 ha, giảm 29,8%, trong đó diện tích rừng bị cháy 4,1 ha, giảm 20,0%; diện tích rừng bị chặt phá 13,6 ha, giảm 32,3%.

*. Thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh tính đến tháng 9/2018 đạt 2.705 ha, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá 2.672 ha, giảm 0,3%. Số lồng bè nuôi trồng thủy sản đạt 9.318 chiếc, tăng 3,3% với thể tích 783.733 m3, giảm 4,4%. Tính chung 9 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 5.785 tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng 4.967 tấn, tăng 9,3%; khai thác 818 tấn, tăng 1,9%. Sản lượng giống thủy sản đạt 105 triệu con, tăng 15,4%.

b) Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 ước tính giảm 19,2% so với tháng trước và giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 24,5% và giảm 30,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1% và tăng 18,6%; sản xuất và phân phối điện giảm 20,9% và giảm 15,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,6% và giảm 3,2%. Sản xuất công nghiệp tháng 9 giảm chủ yếu do ngành sản xuất điện chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành nhưng sản lượng điện sản

xuất trong tháng giảm 21,0% so với tháng trước và giảm 4,0% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu do thuỷ điện Sơn La giảm 26,6% và giảm 23,6%).

Trong 9 tháng năm nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản phẩm in khác tăng 33,0%; nước tinh khiết tăng 29,9%; sữa chua, sữa và kem lên men hoặc axít hoá tăng 22,2%; đường chưa luyện tăng 17,6%; xi măng tăng 9,0%; điện sản xuất tăng 5,3% (trong đó: Thuỷ điện Sơn La giảm 1,0%, thuỷ điện Huội Quảng tăng 13,3%). Tuy nhiên có một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác tăng 3,5%; chè nguyên chất và dịch vụ thu gom rác thải không độc hại có thể tái chế tăng 2,2%; nước uống được giảm 2,6%; điện thương phẩm giảm 3,6%; đá xây dựng các loại giảm 19,5%; bia hơi giảm 35,8%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2018 tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 3,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 3,7 lần; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 82,7%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 39,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7,9%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 1,6%; sản xuất đồ uống giảm 26,9%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 30,2%; dệt giảm 92,5%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2018 tăng 75,4% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 48,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16,2%; sản xuất giường tủ, bàn ghế giảm 33,5%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 75,6%; dệt tăng 6,1 lần; in, sao chép bản ghi các loại tăng 51,0 lần.

c) Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

đồng, giảm 14,3% về số doanh nghiệp và giảm 56,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 6,6 tỷ đồng, giảm 49,2%. Trong tháng có 08 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 66,7%; 04 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm 20,0% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính chung 9 tháng , toàn tỉnh có 194 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.748,2 tỷ đồng, giảm 26,5% về số doanh nghiệp và giảm 30,3% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,0 tỷ đồng, giảm 5,3%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 57 doanh nghiệp, tăng 32,6%; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 27 doanh nghiệp, tăng 50,0%so với cùng kỳ năm trước.

d) Hoạt động dịch vụ

+. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hoạt động thương mại dịch vụ 9 tháng năm nay khá sôi động, công tác quản lý điều hành bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn giá cả trên thị trường được các cấp, các ngành chỉ đạo kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó công tác khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa Việt Nam có chất lượng, giá cả hợp lý luôn được quan tâm; tăng cường tổ chức mạng lưới bán hàng tại các huyện, thành phố; kết nối giữa nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tốt các hội chợ, lễ hội, khai trương trung tâm thương mại đầu tiên với phương thức bán hàng đa dạng, phong phú… đã góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, kích thích sức mua của người tiêu dùng.

+. Doanh thu hoạt động dịch vụ

Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 9 ước tính đạt 461.480 triệu đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 14.865 triệu đồng, tăng 2,3% và tăng 1,5%; doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 148.065 triệu đồng, tăng 2,4% và tăng 4,7%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1.595 triệu đồng, tăng 1,1% và tăng 8,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 296.955 triệu đồng, tăng

1,2% và tăng 8,8%.

+ Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn ổn định, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và đi lại của nhân dân, đặc biệt trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội năm 2018, nghỉ lễ 30/4, 01/5, 02/9 và kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, khối lượng hành khách tăng cao, ngành giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị vận tải huy động tối đa phương tiện đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Doanh thu vận tải hành khách tháng 9 ước tính đạt 30.470 triệu đồng, tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, doanh thu vận tải hành khách đạt 258.512 triệu đồng, tăng 8,9%, trong đó doanh thu vận tải hành khách đường bộ 250.326 triệu đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Vận tải hàng hóa tháng 9 ước tính đạt 420 nghìn tấn và 46.898 nghìn tấn.km, cùng tăng 1,6% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,5% và tăng 7,9%. Tính chung 9 tháng, vận tải hàng hóa đạt 3.631 nghìn tấn, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và 415.916 nghìn tấn.km, tăng 8,6%, trong đó vận tải hàng hóa đường bộ đạt 3.585 nghìn tấn, tăng 8,2% và 414.540 nghìn tấn.km, tăng 8,6%.

+ Bưu chính viễn thông

Hoạt động bưu chính viễn thông duy trì bảo đảm thông suốt, an toàn, chất lượng ngày một nâng lên, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh. Doanh thu bưu chính viễn thông 9 tháng ước đạt 805.550 triệu đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối tháng 9/2018, tổng số thuê bao điện thoại ước tính đạt 911.044 thuê bao, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thuê bao di động đạt 863.242 thuê bao, giảm 7,1%; thuê bao cố định đạt 47.802 thuê bao, giảm 2,6%. Số thuê bao Internet ước đạt 76.845 thuê bao (trong đó phát triển mới 5.600 thuê bao), tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017.

đ) Vốn đầu tư

3.032.547 triệu đồng, giảm 17,5% so với quý trước và giảm 4,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 1.272.736 triệu đồng, giảm 9,5% và giảm 7,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 1.731.507 triệu đồng, giảm 22,7% và giảm 2,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 28.304 triệu đồng, giảm 7,4% so với quý trước, cùng kỳ năm trước không phát sinh.

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 9 tháng ước tính đạt 1.943.122 triệu đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn trung ương quản lý đạt 516.543 triệu đồng, giảm 53,5%; vốn địa phương quản lý đạt 2.961.967 triệu đồng, tăng 17,5%, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 1.340.255 triệu đồng, tăng 6,8%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 478.150 triệu đồng, tăng 41,7%.

Trong vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước, vốn của các tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2.699.804 triệu đồng, tăng 18,7%; vốn đầu tư của dân cư 3.506.308 triệu đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

e) Tài chính ngân hàng

+ Thu, chi ngân sách nhà nước

Công tác thu ngân sách đã đảm bảo được nguồn kinh phí đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình trọng điểm của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội. Đã quản lý và khai thác tốt các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tăng cường các biện pháp thu nợ đọng thuế.

Chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo đúng Luật ngân sách Nhà nước. Tổng chi ngân sách nhà nước tháng 9 ước tính đạt 1.442,2 tỷ đồng, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 10.522,2 tỷ đồng, bằng 80,3% dự toán năm và tăng 35,3% so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cụ thể: Chi thường xuyên đạt 7.407,6 tỷ đồng, bằng 82,7% và tăng 28,4%; chi đầu tư phát triển đạt 1.266,4 tỷ đồng, bằng 82,2% và tăng 9,4%; chi chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ mục tiêu đạt 1.503,6

tỷ đồng, bằng 72,6% và tăng 105,9%.

+ Thu chi tiền mặt qua quỹ ngân hàng, tín dụng

Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn ổn định, an toàn và tăng trưởng tốt; đã thực hiện tốt các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất huy động, lãi suất cho vay; tăng cường công tác huy động vốn, thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ưu tiên tập trung vốn cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

f) Xuất, nhập khẩu hàng hóa + Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9 ước tính đạt 1.786,5 nghìn USD, tăng 8,3% so với tháng trước, chủ yếu do xuất khẩu xi măng đạt 17,7 nghìn USD, tăng 62,4%; xuất khẩu hạt rau quả các loại đạt 40,0 nghìn USD, tăng 14,3%; xuất khẩu chè đạt 1.528,8 nghìn USD, tăng 9,2%; riêng xuất khẩu hàng dệt may đạt 200,0 nghìn USD, giảm 1,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9 tăng 87,2%, chủ yếu do xuất khẩu chè tăng 87,5% và chiếm tỷ trọng lớn với 85,6% trong kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu xi măng tăng 2,1 lần. Thị trường xuất khẩu chủ yếu trong tháng: Apganixtan, Lào, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ.

+ Nhập khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)