Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh thịnh xuyến (Trang 35 - 39)

H MĐ

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.2 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Vấn đề tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp được sự quan tâm không chỉ của các nhà doanh nghiệp, mà của cả các nhà khoa học, các nhà quản trị nhân lực. Nhiều luận văn cao học và luận án tiến sĩ đã viết về chủ đề này. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Giang (năm 2011) “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty bưu chính Việt Nam”, luận văn thạc sỹ. Từ những yêu cầu

cấp thiết trên tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực với các vấn đề có liên quan với nhau. Vận dụng lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp, luận văn phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại bộ này này, chỉ ra những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại bộ này [11].

Tác giả Đinh Thị Thanh Nhanh (năm 2012), đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ủy ban nhân dân huyện Giồng Trôm – Bên Tre”, luận văn thạc sỹ. Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc ỷ ban Nhân dân huyện Giồng Trôm. Cơ sở số liệu dựa vào kết quả thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức năm 2012 của ỷ ban Nhân dân huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ỷ ban Nhân dân huyện Giồng Trôm trong thời gian tới [12].

Tác giả hạm Thị Thúy Mai (năm 2016) đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2015”, luận văn thạc sỹ. Đề tài đúc kết lý luận kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực và nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Viễn thông liên tỉnh thông qua việc phân tích tình hình áp dụng các chính sách về quản trị nguồn nhân lực, tình hình triển khai thực hiện các chức năng của quản trị nguồn nhân lực và các kết quả thu được thể hiện qua các số liệu báo cáo. Từ thực trạng này sẽ cho chúng ta những đánh giá tổng quan và khá chính xác về các mặt đã đạt được và những mặt còn yếu kém trong chính sách sử dụng nguồn nhân lực của công ty. Trên cơ sở đó, kết hợp vận dụng lý luận về quản trị nguồn nhân lực nhằm tìm ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty một cách hữu hiệu và cụ thể nhất [13].

Tác giả Nguyễn Hồng Anh ( năm 2013), đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần FPT”, luận văn thạc sỹ. Đề tài khái quát những vấn đề chung về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. hân tích thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần F T.Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện Quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần FPT [14].

Nguyễn Thị Hà yên ( năm 2010), đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vinpearl”, luận văn thạc sĩ. Vận dụng lý luận về phát triển nguồn nhân lực ở doanh nghiệp, luận văn phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty này chỉ ra những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triểnnguồn nhân lực tại công ty [15].

Bên cạnh đó còn có không ít những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản trị nguồn nhân lực. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại các loại hình doanh nghiệp này trên địa bàn tỉnh Nam Định. Bởi vậy việc nghiên cứu phát triển và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện cụ thể của công ty này là rất cần thiết.

Kết luận chương 1

Việc quản trị nguồn nhân lực là một công việc đặc biệt quan trọng của nền kinh tế phát triển ở các doanh nghiệp, được khẳng định và không ít ý kiến thừa nhận yếu tố con người là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công cũng như thất bại của một doanh nghiệp, một quốc gia. Việc đầu tư cho con người là hoàn toàn có lợi, trước hết là trực tiếp cho bản thân của con người và gián tiếp là cho xã hội và doanh nghiệp. Vậy cần đầu tư cho con người nhiều hơn nữa để doanh nghiệp thành công hơn, để quốc gia phát triển hơn.

Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới hiện nay của Việt Nam, hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp trong nước nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Để thực hiện các chiến lược kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực với kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Hoạch định nguồn nhân lực tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân sự phù hợp. Khi không có hoạch định nguồn nhân lực hay hoạch định nguồn nhân lực không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thể đánh giá được đội ngũ nhân sự của mình. Điều này ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc chung của cả doanh nghiệp. Do đó việc

nghiên cứu những vấn đề ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của luận văn này.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỊNH XUYẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh thịnh xuyến (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)