Hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và dịch vụ thẻ nói riêng phải tuân theo các quy chuẩn pháp luật và hệ thống văn bản pháp quy. Hệ thống văn bản pháp quy hoàn thiện sẽ tạo ra hàng lang pháp lý định hướng rõ ràng cho sự phát triển dịch vụ thẻ nói chung và phát triển ĐVCNT nói riêng. Căn cứ vào các quy định đó, ngân hàng sẽ dễ dàng thiết lập các quy định về sử dụng, thanh toán thẻ tại các ĐVCNT và các quy định về hoàn trả, bồi thường cho khách hàng khi sử dụng
thẻ thanh toán tại ĐVCNT. Ngoài ra, việc xử lý gian lận, giả mạo thẻ cũng rất cần những quy định rõ ràng, đặc biệt các trường hợp gian lận của thẻ quốc tế.
Bên cạnh đó, sự quan tâm của Chính phủ và NHNN Việt Nam đối với dịch vụ thẻ là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của thị trường. Với những định hướng lớn của Chính phủ, có thể thấy rằng việc phát triển dịch vụ thẻ là một tất yếu khách quan và phù hợp với chiến lược phát triển chung về hoạt động thanh toán của các ngân hàng.
Thông qua các chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính Phủ, người tiêu dùng và các đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ lựa chọn phương thức thanh toán qua thẻ, tạo điều kiện mở rộng quy mô phát triển ĐVCNT.
1.3.4. Yeu tố công nghệ
Yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thẻ. Tốc độ phát triển và ứng dụng của công nghệ trong hệ thống thanh toán sẽ tạo ra những bước ngoặt cho sự phát triển của dịch vụ thẻ. Thành công trong việc đầu tư công nghệ sẽ tạo nên thành công cho ngân hàng trong việc tạo ra các sản phẩm và các giá trị gia tăng xứng tầm, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thẻ. Những ngân hàng không đầu tư công nghệ, hoàn thiện hệ thống xử lý giao dịch thẻ sẽ có nguy cơ trở nên lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và dần đánh mất thị phần vể phát hành và thanh toán thẻ.
Đối với việc phát triển ĐVCNT đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư lớn về hệ thống công nghệ hiện đại, đảm bào các giao dịch thông suốt, thuận tiện và an toàn. Bên cạnh việc đầu tư trang bị các thiết bị máy móc thiết bị, các đường truyền kết nối, ngân hàng cần chú trọng đầu tư các phần mềm quản lý rủi ro để tạo tâm lý an tâm cho khách hàng giao dịch. Ngân hàng cũng phải chú trọng đến việc đồng bộ công nghệ theo chủ trương của NHNN và Hội thẻ ngân hàng Việt Nam để đảm bảo kết nối thanh toán, tạo sự thuận tiện cao nhất cho khách hàng sử dụng thẻ.
1.3.5. Khả năng của hệ thống ngân hàng
Phát triển dịch vụ thẻ nói chung và phát triển ĐVCNT nói riêng gắn liền với khả năng và mức đầu tư của ngân hàng. Khả năng này thể hiện thông qua hai yếu tố
chính sau:
- Vốn chủ sở hữu của ngân hàng hay quy mô ngân hàng: Yeu tố này sẽ quyết định mức đầu tư các chi phí cho việc trang bị và nâng cấp hệ thống thiết bị EDC/POS, các hệ thống xử lý giao dịch thẻ. Ngoài ra với nguồn vốn chủ sở hữu lớn, nguồn vốn cho phát triển dịch vụ thẻ lớn, ngân hàng sẽ dễ dàng trong việc xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển dịch vụ thẻ như tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thẻ, tổ chức các chương trình khuyến mại dành cho chủ thẻ và Đơn vị chấp nhận thẻ...
- Khả năng và trình độ quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ,...Đây là điều kiện không thể thiếu trong việc phát triển các dịch vụ hiện đại. Là một trong các dịch vụ không ngừng biến đổi theo sự phát triển của công nghệ, dịch vụ thẻ đòi hỏi trình độ tương ứng của các cán bộ phụ trách để ngày càng mở rộng quy mô và không ngừng nâng cao chất lượng.
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ CỦA MỘTSỐ SỐ
NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển Đơn vị chấp nhận thẻ của một số ngân hàng Việt Nam
1.4.1.1. VCB
Vietcombank là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam với sự ra đời dịch vụ thanh toán thẻ từ năm 1990. Đến nay, Vietcombank đã thực hiện phát hành và thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Visa, Master, American Express, JCB, Diner Club. Sản phẩm thẻ của Vietcombank cũng rất đa dạng bao gồm7 sản phẩm thẻ chính, với các tính năng, tiện ích phong phú, đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Trong đó sản phẩm mang thương hiệu American Express đã được ký độc quyền với VCB tại Việt Nam cho thấy sự đầu tư lớn, có chiến lược lâu dài ngay từ những ngày đầu triển khai dịch vụ thẻ. Với nhiều loại sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, thẻ VCB dễ dàng được chấp nhận thanh toán tại các thiết bị EDC ở nhiều nước trên thế giới, đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng.
chuyển hướng tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Hệ thống ngân hàng lõi và thiết bị chấp nhận thẻ của Vietcombank tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ. Hiện tại, VCB luôn là một trong 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường về phát triển ĐVCNT và đặc biệt là sự tăng trưởng về doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại ĐVCNT thể hiện sự vượt trội so với các ngân hàng khác. Về chiến lược Marketing, VCB đã đa dạng phương thức quảng bá, biểu tượng, logo, hình ảnh thống nhất trên toàn quốc, tổ chức các chương trình ưu đãi sử dụng thẻ đối với một số đối tượng, tài trợ cho các chương trình giải trí trên truyền hình, tham gia đóng góp vào quỹ học bổng sinh viên đại học, v.v.. .Ngoài ra, VCB đã chú trọng đến phát triển dịch vụ thẻ như là cầu nối để phát triển nền tảng khách hàng cá nhân, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cho các mảng nghiệp vụ khác để thực hiện hiệu quả chiến lược bán chéo sản phẩm.
1.4.1.2. Vietinbank
Mặc dù tham gia thị trường thẻ muộn hơn VCB nhưng trong những năm gần đây, với sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược Marketing hiệu quả, Vietinbank đã thực sự thành công trong việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ, khẳng định được vị thế hàng đầu trên thị trường thẻ Việt Nam. Đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc phát triển ĐVCNT của Vietinbank xứng đáng để nhiều ngân hàng học tập:
- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như sinh viên, những người phụ nữ hiện đại và các doanh nhân thành đạt. Mỗi đối tượng khách hàng được đặc trưng bởi một sản phẩm với thiết kế riêng biệt, nổi bật và các tính năng, tiện ích, ưu đãi phù hợp. Tuy nhiên, tất cả các sản phầm đều được đặt tên dựa trên tên chính của sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa E-partner giúp định vị thương hiệu rõ ràng, tạo ấn tượng, sự quen thuộc cho đông đảo khách hàng sử dụng. Đối với thẻ quốc tế, Vietinbank liên tục đưa ra chiến lược hợp tác với các TCTQT như Visa, MasterCard để tạo ra nhiều sản phẩm với ưu điểm nổi trội trên thị trường. Số lượng phát hành thẻ lớn, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng là tiền đề vững chắc đẩy mạnh thanh toán thẻ tại các ĐVCNT của Vietinbank.
- Đối với việc phát triển ĐVCNT, Vietinbank chú trọng đầu lớn để tăng trưởng quy mô, số lượng nhằm chiếm lĩnh thị phần cao trên thị trường. Chiến lược Marketing linh hoạt, đa dạng. Vietinbank liên tục triển khai các chương trình khuyến mại dành cho nhiều đối tượng khách hàng, kịp thời nắm bắt xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tại các thời điểm, địa điểm khác nhau, đặc biệt hướng tới khách hàng sử dụng thẻ thanh toán tại ĐVCNT. Chính sách phí của Vietinbank cũng rất linh hoạt, cạnh tranh, phân chia thành nhiều mức phí chiết khấu khác nhau cho từng loại hình kinh doanh của các ĐVCNT. Ngoài ra Vietinbank khéo léo sử dụng các phương thức hỗ trợ kinh doanh cho các đơn vị cung ứng dịch vụ để thu hút họ trở thành các ĐVCNT trong mạng lưới ĐVCNT không ngừng gia tăng.
- Vietinbank là một trong các ngân hàng luôn chú trọng đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ công tác quản lý rủi ro về thẻ, phòng chống các gian lận, giả mạo thẻ.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm
Từ nghiên cứu kinh nghiệm đa dạng hóa sản phẩm và phát triển các ĐVCNT của một số ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ với Agribank trên thị trường có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank như sau:
- Một là, cần chú trọng phát triển nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin làm nền tảng vững chắc cho nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ tại các ĐVCNT. Bất kỳ sản phẩm thẻ nào cũng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, do vậy phát triển công nghệ là yếu tố then chốt phát triển dịch vụ thẻ. Hệ thống cơ sở hạ tầng phải đồng bộ, thống nhất, có khả năng kết nối thanh toán với các ngân hàng trong nước và quốc tế.
- Hai là, công tác Marketing cần được coi trọng và quan tâm đúng mức từ ban lãnh đạo, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gat gắt giữa các ngân hàng trong phát triển dịch vụ thẻ như hiện nay. Nếu không có sự đầu tư đúng mức trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch Marketing, Agribank không thể chiếm lĩnh thị phần. Chiến lược Marketing phải bắt đầu từ sự nghiên cứu nhu cầu thực sự của mỗi đối tượng khách hàng. Dựa trên kết quả nghiên cứu để đưa các chiến lược cụ thể, lâu dài về phát triển sản phẩm mới, chính sách về phí, khuyến mại và các dịch vụ hỗ
STT Năm
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt/tổng
hoạt động thanh toán Mức độ thay đổi
ĩ 1997 32% -
2 2001 23,7% -26%
3 2006 ĩ7,2 % -27,5%
4 2012 14% -ĩ8,7%
(Nguồn: Báo cáo Hội thẻ Ngân hàng Việt Siam) trợ cần thiết cho việc phát triển ĐVCNT.
- Ba là, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng để việc sử dụng thẻ thanh toán tại các ĐVCNT thực sự trở nên thuận tiện, hữu ích và ngày càng trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng.
- Bốn là quan tâm và đầu tư công nghệ đúng mức cho công tác phòng ngừa, quản lý rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng sử dụng thẻ.
- Năm là linh hoạt trong việc thực hiện bán chéo sản phẩm để tăng doanh thu, đồng thời khẳng định thương hiệu, uy tín của Agribank trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã đề cập tới những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ ngân hàng nói chung và những vấn đề lý luận cơ bản về đơn vị chấp nhận thẻ nói riêng. Trong đó, luận văn đã nêu rõ những lợi ích khi trở thành ĐVCNT của ngân hàng và vai trò của ĐVCNT đối với nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, trong chương 1 luận văn cũng nêu rõ những chỉ tiêu định tính, định lượng đánh giá sự phát triển ĐVCNT và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó làm cơ sở để đánh giá thực trạng tại chương 2. Ngoài ra, chương 1 cũng tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển ĐVCNT của một số ngân hàng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐƠN VỊ CHẤP NHẬN THẺ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG THẺ VIỆT NAM2.1.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam 2.1.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam
Thanh toán thẻ hoàn toàn phù hợp với quy mô và các điều kiện môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Thứ nhất, quy mô dân số Việt Nam khoảng 88 triệu dân, trong đó có khoảng 19 triệu dân sống tại 5 thành phố lớn là Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; Đà Nang; Hải Phòng; Cần Thơ. Tuy nhiên phần lớn người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế rất cao. Trong 10 năm trở lại đây, với nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ sử dụng công cụ tiền mặt trong hoạt động thanh toán trong đã giảm khoảng gần một nửa, còn nếu so với năm 1997, tỷ lệ này đã giảm khoảng 2,2 lần.
Singapore số lượng người sử dụng thẻ chiếm 68,5%, Malaysia có gần 25 triệu dân nhưng đã có tới 5 triệu thẻ Visa với doanh số gần 10 tỷ USD.Bên cạnh đó, số lượng tài khoản tại ngân hàng cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Ước tính đến năm 2012 có khoảng 20% dân số có tài khoản ngân hàng, tốc độ tăng trung
bình mỗi năm đạt từ 130% - 150%. Các số liệu này cho thấy thị trường thẻ còn nhiều tiềm năng cho các ngân hàng khai thác, gia tăng các sản phẩm, dịch vụ thẻ.
Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là đất nước có môi trường chính trị ổn định, môi trường đầu tư kinh tế đang từng bước được hoàn thiện và cởi mở hơn. Nền kinh tế
sau nhiều năm tăng trưởng khá đã tạo điều kiện cho thu nhập quốc dân đầu người ở nước ta vượt qua ngưỡng trung binh(>1000 USD/người), năm 2011 đạt 1300 USD/người, năm 2012 đạt 1.600 USD/người.
Biểu đồ 2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn năm 2002 - 2012
Đơn vị: USD
(Nguồn: Báo cáo Tổng cục thống kê Việt Nam)
Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, khách du lịch cũng
gia tăng theo từng năm. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, giai đoạn 2005 - 2012, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bình quân đạt tới 4,7 triệu lượt khách/năm. Theo điều tra của TCTQT Visa, 45% lượng khách du lịch sử dụng thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu, con số này chưa bao gồm lượng khách sử dụng song
song cả thẻ và phương tiện thanh toán khác. Với sự kiện Vịnh Hạ Long được tôn vinh
là một trong 07 kỳ quan mới của thế giới năm 2011 và nhiều địa điểm tiếp tục nằm trong danh sách xét duyệt kỳ quan thiên nhiên thế giới, dự kiến năm 2016, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Đây sẽ là thị trường
thực sự tiềm năng cho dịch vụ thẻ và tiền đề cho việc phát triển các ĐVCNT.
Thứ ba, Chính phủ và NHNN chủ trương quan tâm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trọng tâm là phát triển dịch vụ thẻ. Các chính sách của Chính
phủ và NHNN trong thời gian vừa qua đã có những tác động tích cực và đáng kể. Cụ thể, có hai chính sách được đánh giá cao trong việc tạo điều kiện cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách Nhà nước. Việc ban hành kịp thời các chính sách của Chính phủ và NHNN đã giúp cho môi trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam được thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, đồng thời tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
Thứ tư, công nghệ thẻ ngày càng phát triển nhanh chóng, cho phép các NHTM cung ứng các sản phẩm dịch vụ thẻ vừa có tính chất an toàn, bảo mật cao, vừa đa