2.1.1. Tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam
Thanh toán thẻ hoàn toàn phù hợp với quy mô và các điều kiện môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Thứ nhất, quy mô dân số Việt Nam khoảng 88 triệu dân, trong đó có khoảng 19 triệu dân sống tại 5 thành phố lớn là Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; Đà Nang; Hải Phòng; Cần Thơ. Tuy nhiên phần lớn người tiêu dùng Việt Nam vẫn giữ thói quen thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế rất cao. Trong 10 năm trở lại đây, với nỗ lực của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ sử dụng công cụ tiền mặt trong hoạt động thanh toán trong đã giảm khoảng gần một nửa, còn nếu so với năm 1997, tỷ lệ này đã giảm khoảng 2,2 lần.
Singapore số lượng người sử dụng thẻ chiếm 68,5%, Malaysia có gần 25 triệu dân nhưng đã có tới 5 triệu thẻ Visa với doanh số gần 10 tỷ USD.Bên cạnh đó, số lượng tài khoản tại ngân hàng cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Ước tính đến năm 2012 có khoảng 20% dân số có tài khoản ngân hàng, tốc độ tăng trung
bình mỗi năm đạt từ 130% - 150%. Các số liệu này cho thấy thị trường thẻ còn nhiều tiềm năng cho các ngân hàng khai thác, gia tăng các sản phẩm, dịch vụ thẻ.
Thứ hai, Việt Nam được đánh giá là đất nước có môi trường chính trị ổn định, môi trường đầu tư kinh tế đang từng bước được hoàn thiện và cởi mở hơn. Nền kinh tế
sau nhiều năm tăng trưởng khá đã tạo điều kiện cho thu nhập quốc dân đầu người ở nước ta vượt qua ngưỡng trung binh(>1000 USD/người), năm 2011 đạt 1300 USD/người, năm 2012 đạt 1.600 USD/người.
Biểu đồ 2.1: GDP bình quân đầu người giai đoạn năm 2002 - 2012
Đơn vị: USD
(Nguồn: Báo cáo Tổng cục thống kê Việt Nam)
Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, khách du lịch cũng
gia tăng theo từng năm. Theo thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam, giai đoạn 2005 - 2012, lượng khách quốc tế vào Việt Nam bình quân đạt tới 4,7 triệu lượt khách/năm. Theo điều tra của TCTQT Visa, 45% lượng khách du lịch sử dụng thẻ là phương tiện thanh toán chủ yếu, con số này chưa bao gồm lượng khách sử dụng song
song cả thẻ và phương tiện thanh toán khác. Với sự kiện Vịnh Hạ Long được tôn vinh
là một trong 07 kỳ quan mới của thế giới năm 2011 và nhiều địa điểm tiếp tục nằm trong danh sách xét duyệt kỳ quan thiên nhiên thế giới, dự kiến năm 2016, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của thế giới. Đây sẽ là thị trường
thực sự tiềm năng cho dịch vụ thẻ và tiền đề cho việc phát triển các ĐVCNT.
Thứ ba, Chính phủ và NHNN chủ trương quan tâm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trọng tâm là phát triển dịch vụ thẻ. Các chính sách của Chính
phủ và NHNN trong thời gian vừa qua đã có những tác động tích cực và đáng kể. Cụ thể, có hai chính sách được đánh giá cao trong việc tạo điều kiện cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ là Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 và Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày24/8/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách Nhà nước. Việc ban hành kịp thời các chính sách của Chính phủ và NHNN đã giúp cho môi trường kinh doanh thẻ tại Việt Nam được thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động, đồng thời tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
Thứ tư, công nghệ thẻ ngày càng phát triển nhanh chóng, cho phép các NHTM cung ứng các sản phẩm dịch vụ thẻ vừa có tính chất an toàn, bảo mật cao, vừa đa dạng về tiện ích và giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng mạnh dạn đầu tư trang thiết bị ATM/POS để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, hệ thống ATM, EDC của các NHTM đã kết nối thành các liên minh thẻ. Hiện nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự liên minh chặt chẽ của 4 liên minh thẻ (Banknetvn; Smartlink; VNBC và liên minh thẻ NHTMCP Sài gòn Thương tín - ANZ). Tính đến 31/12/2012, hệ thống chuyển mạch thẻ Banknetvn, Smartlink đã xử lý trên 20 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt gần 15.700 tỷ đồng, tăng trưởng 153% so với năm 2011. Chất lượng dịch vụ của hệ thống chuyển mạch ngày càng được cải thiện rõ rệt, hướng tới trở thành một liên minh thống nhất trong toàn quốc, nhằm mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng sử dụng thẻ cũng như giảm thiểu chi phí đầu tư phần mềm, phần cứng phục vụ lĩnh vực thẻ cho các ngân hàng thương mại.
Với các yếu tố trên có thể khẳng định tiềm năng phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ tại các NHTM Việt Nam là rất lớn, hứa hẹn mức độ tăng trưởng về quy mô và chất lượng không ngừng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng phát triển chủ thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Thẻ thanh toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường thẻ Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể qua từng giai đoạn.
Trong những năm đầu triển khai khoảng những năm 1991- 1992, các NHTM đi
tiên phong về dịch vụ thẻ tại Việt Nam như Vietcombank, ACB mới chỉ thực hiện vai
trò là đại lý thanh toán thẻ quốc tế cho các ngân hàng nước ngoài là thành viên của các
TCTQT như Visa và MasterCard. Phải đến năm 1996 - 1997, một số NHTM của Việt
Nam mới chính thức trở thành thành viên chính thức của các TCTQT MasterCard và Visa, thiết lập hệ thống nối mạng trực tiếp với các TCTQT đó để song song thực hiện
dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ quốc tế. Trong giai đoạn 1996 - 2001, tuy đã có một số ngân hàng là thành viên của Visa/MasterCard nhưng nhìn chung, thị trường thẻ
Việt Nam còn hết sức sơ khai, nhận thức của người dân về thanh toán thẻ còn hạn chế
nên các sản phẩm thẻ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân cư có thu nhập cao
và phần lớn chỉ được sử dụng khi mua sắm hàng hoá dịch vụ ở nước ngoài. Bắt đầu từ
khoảng năm 2002, trên nền tảng hệ thống ngân hàng “lõi” (Core banking) mới, hiện đại
được các NHTM đầu tư nâng cấp, các NHTM đã lần lượt triển khai các ứng dụng. Trong đó nổi bật lên là những sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa lần đầu tiên được phát hành
tại Việt Nam như Connect24 của Vietcombank, F@stAccess của Techcombank, thẻ đa
năng của Ngân hàng Đông Á... và cùng với việc Vietcombank triển khai hệ thống giao
dịch ATM dựa trên nền tảng kết nối trực tuyến toàn hệ thống, thị trường thẻ Việt Nam
bắt đầu thực sự có bước đột phá quan trọng. Tiếp đó, nhiều NHTM khác cũng đã tích
cực đầu tư hệ thống công nghệ phục vụ cho phát triển sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa.Nhờ
đó, người dân đã bắt đầu biết đến và làm quen với một phương tiện thanh toán tiện lợi,
nhanh gọn, dễ đăng ký, dễ sử dụng hoạt động dựa trên cơ sở tài khoản cá nhân. Điều này đã giúp cho công cụ thanh toán thẻ có chỗ đứng rất quan trọng trong hoạt động
Năm
Số lượng thẻ phát hành luỹ kế
(chiếc) Tỷ trọng trong tổng số lượngthẻ phát hành (%)
Thẻ nội địa Thẻ quốc tế Thẻ nội địa Thẻ quốc tế
2007 9.075.633 567.901 94.1% 59% 2008 13.978.622 1.026.985 93.2% 68% 2009 20.241.073 1.433.929 93.4% 66% 2010 28.500.000 3.200.000 89.9% 10.1% 2011 39.250.674 2.383.572 94.3% 5.7% 2012 49.799.310 2.487.766 95,24% 4,76%
gia phát hành thẻ của phần lớn các NHTM trên thị trường. Năm 2005, thị trường thẻ Việt Nam mới chỉ có hơn 20 NHTM tham gia phát hành thẻ, đến năm 2012 đã có 46 NHTM tham gia, trong đó có 2 NHTM quốc doanh, 36 NHTM cổ phần, 8 ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phát hành trên 250 sản phẩm thẻ các loại bao gồm các sản phẩm dựa trên tính năng tiện ích của thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế và thẻ trả trước.
Biểu đồ 2.2: Tổng số thẻ phát hành tại Việt Nam giai đoạn năm 2006 — 2012
Đơn vị: 1000 thẻ
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
Biểu đồ trên cho thấy tổng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường tăng trưởng nhanh qua từng năm. Đến cuối năm 2010, tổng số thẻ phát hành đạt 31,7 triệu thẻ các loại, bằng 150% so với tổng số lượng thẻ phát hành trong năm 2009. Năm 2011 và năm 2012 số lượng thẻ phát hành tiếp tục tăng khoảng 10.000 thẻ mỗi năm cho thấy nỗ lực của các NHTM trong việc phát triển quy mô thị trường thẻ. Tuy nhiên, xét trong tỷ trọng số lượng thẻ phát hành toàn thị trường, số lượng thẻ nội địa vẫn chiếm đa số (khoảng 90%), số lượng thẻ quốc tế có tăng trưởng qua từng năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó thể hiện rõ qua kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.2: Số lượng và tỷ trọng thẻ nội địa và thẻ quốc tế toàn thị trường Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012
mại Việt Nam
2.1.3.1. Đầu tư, trang bị các thiết bị công nghệ cao
Để xây dựng mạng lưới ĐVCNT, các NHTM Việt Nam đầu tư mua sắm các thiết bị EDC/POS công nghệ hiện đại, đảm bảo chấp nhận thanh toán thẻ nhanh chóng, chính xác cho khách hàng sử dụng. Các thiết bị này hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài, lắp đặt dễ dàng, dễ tương thích và dễ dàng sử dụng. Hiện nay trên thị trường sử dụng phổ biến ba loại máy: in kim, in nhiệt và sử dụng công nghệ GPRS (EDC/POS không dây).
- Thiết bị EDC/POS sử dụng công nghệ in kim: là loại thiết bị in 03 liên hóa đơn cho một lần khách hàng giao dịch. Trong đó, một liên giao cho khách hàng, một liên giao cho ngân hàng và một liên do ĐVCNT lưu trữ. Khách hàng sẽ được yêu cầu ký tối thiểu hai liên. Loại thiết bị này có nhược điểm là không tiết kiệm chi phí in ấn, hóa đơn cũng cần sử dụng loại giấy đặc biệt, giá thành cao. Tuy nhiên hiện nay theo quy định của NHNN khách hàng sử dụng thẻ phải ký 03 liên cho mỗi lần giao dịch nên thiết bị này vẫn được sử dụng khá phổ biến trên thị trường.
- Thiết bị EDC/POS sử dụng công nghệ in nhiệt: là loại thiết bị in 01 liên hóa đơn cho một lần khách hàng giao dịch. Loại thiết bị này tiết kiệm chi phí và thời gian in
STT Năm ATM EDC/POS Số lượng (lũy kế) % tăng trưởng so với năm N-1 Số lượng (lũy kế) % tăng trưởng so với năm N-1 1 2006 3000 - 11000 - 2 2007 4596 53,0% 19616 78,3% 3 2008 7480 62,7% 26930 37,2% 4 2009 9723 29,9% 36620 35,9% 5 2010 11696 20,2% 53952 47,3% 6 2011 13649 16,7% 77467 43,6% 7 2012 14442 5,8% 104427 34,8%
ấn, lưu trữ, đơn giản hóa quá trình thanh toán cho khách hàng nên đang ưu chuộng sử dụng trên trị trường, đặc biệt là những ĐVCNT chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là người nước ngoài đã quen ký 01 liên hóa đơn tại các ĐVCNT bản địa.
- Thiết bị EDC/POS sử dụng công nghệ GPRS: là loại thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Loại thiết bị EDC/POS không dây có nhiều ưu điểm như: thuận tiện trong quá trình lắp đặt và sử dụng, tiết kiệm chi phí dây dẫn và đặc biệt là sử dụng thiết bị này giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng cho sản phẩm thẻ khi triển khai các dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại.. .tại nhà cho khách hàng. Trên thị trường thẻ Việt Nam hiện nay đã có một số ngân hàng triển khai dịch vụ này và đạt được những thành công nhất định như: Vietinbank, Eximbank.
2.1.3.2. Mở rộng quy mô mạng lưới EDC/POS trên thị trường thẻ Việt Nam
Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ bao gồm hệ thống ATM và đặc biệt là hệ thống EDC/POS đã có sự tăng trưởng đáng kể. Số lượng thiết bị EDC lắp đặt tại các ĐVCNT tăng trưởng rõ rệt qua từng năm.
Biểu đồ 2.3: Tổng số lượng thiết bị EDC/POS toàn thị trường
giai đoạn 2007 - 2012
(Nguồn: Báo cáo Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam)
Từ biểu đồ trên cho thấy, nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 19.000 EDC/POS thì đến 31/12/2012, con số đó đã lên tới 104.427 EDC/POS, tăng hơn 5 lần, tạo cơ sở vững chắc đẩy mạnh doanh thu từ thanh toán thẻ. Tuy nhiên so với thị trường thẻ trên thế giới thì số lượng EDC/POS của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Theo thống kê, đến năm 2012, số lượng EDC toàn cầu đạt trên 40 triệu thiết bị, trong đó, khu vực Châu Âu chiếm trên 14 triệu EDC, Mỹ trên 11 triệu EDC, Châu Á Thái Bình Dương trên 5 triệu EDC.
So sánh sự tăng trưởng quy mô mạng lưới EDC/POS trên thị trường thẻ Việt Nam với sự tăng trưởng số lượng ATM được các NHTM triển khai lắp đặt, số lượng thiết bị EDC tăng trưởng nhanh, mạnh hơn rất nhiều qua từng năm. Điều đó được thể hiện qua kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.3: Tăng trưởng số lượng ATM/EDC tại Việt Nam qua từng năm giai đoạn 2006 - 2012
chuyển hướng trong kinh doanh dịch vụ thẻ. Thay vì đầu tư lớn mở rộng mạng lưới ATM vốn chưa mang lại hiệu quả kinh doanh, các NHTM tiết giảm chi phí, chuyển sang tập trung mở rộng mạng lưới EDC/POS góp phần tăng thu từ dịch vụ thẻ vàtạo thói quen mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng, khách hàng sử dụng thẻ mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho toàn
STT
Đối với thẻ nội địa Đối với thẻ quốc tế xã hội.
2.1.3.3. Tăng trưởng doanh số thanh toán tại ĐVCNT
Với các nỗ lực mở rộng mạng lưới ĐVCNT của các ngân hàng thương mại, doanh số thanh toán thẻ tại ĐVCNT gia tăng rõ rệt trong những năm gần đây. Theo báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, năm 2003 doanh số thanh toán chỉ đạt 2.494 tỷ đồng thì đến năm 2012, doanh số thanh toán tăng gấp 30 lần, đạt 62.052 tỷ đồng. Đặc biệt là doanh số thanh toán thẻ quốc tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ.Năm 2012 tổng doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt hơn 54.658 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2011. Đến nay phần lớn các thiết bị EDC/POS trên thị trường đã chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club, CUP và DiscoverCard, là các thương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, đây là lý do chính thúc đẩy doanh số thanh toán tại EDC/POS. Trong năm 2011- 2012, trên thị trường thẻ Việt Nam cũng chứng kiến sự thay đổi của một số ngân hàng tập trung đẩy mạnh hoạt động phát hành và mở rộng mạng lưới EDC/POS với kết quả thị phần thanh toán thẻ tại ĐVCNT ngày càng tăng cao, cụ thể là ngân hàng Vietinbank đạt 7.300 tỷ đồng (chiếm 19% thị phần) và ngân hàng ACB đạt hơn 3.800 tỷ đồng (chiếm 10% thị phần).
Ve doanh số thanh toán thẻ nội địa tại ĐVCNT đã có sự gia tăng trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng đó là do thời gian gần đây, các ngân hàng đã chú trọng