PHÁTTRIỂN NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ BẰNG CÁC

Một phần của tài liệu 0493 giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại NHTM CP á châu chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33)

CÁC

CÔNG CỤ PHÁI SINH 1.3.1 Khái niệm phát triển

- Khái niệm thứ nhất: Phát triển là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của một sự vật hiện tuợng trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô và sự tiến bộ về cơ cấu, chất luợng.

- Khái niệm thứ hai: Phát triển là khái niệm dùng để bao quát những vận động theo chiều huớng tiến lên từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Mọi sự vật hiện tuợng đều luôn luôn vận động, không ngừng phát triển cả về chất và luợng để đảm bảo tính phù hợp với môi truờng xung quanh biến đổi thuờng xuyên, liên tục.

1.3.2 Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ pháisinh tiền tệ sinh tiền tệ

Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tiền tệ là quá trình các ngân hàng thuơng mại đẩy mạnh nghiên cứu các sản phẩm phái sinh tiền tệ để sử dụng vào trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và cung ứng các sản phẩm đó đến khách hàng.

Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tiền tệ

Đặc điểm trong hoạt động của các NHTM là các sản phẩm mà các NHTM cung cấp tuơng đối giống nhau, đặc biệt là việc sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ và trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vì các công cụ này phải tuân theo các quy định chung của quốc tế và Việt Nam. Do vậy, để tạo sự khác biệt cho ngân hàng mình, các NHTM không chỉ cạnh tranh về giá mà còn cạnh tranh qua các yếu tố phi giá cả nhu chất luợng cung cấp đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp để mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích và sự thuận lợi khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình.

Một số tiêu chí đánh giá kết quả phát triển sản phẩm:

- Đánh giá kết quả về số luợng:

Đánh giá dựa trên sự ghi nhận số luợng sản phẩm đuợc cung cấp cho thị truờng và đuợc thị truờng chấp nhận. Số luợng sản phẩm đuợc chấp nhận cho thấy tính phù hợp và mức độ thâm nhập thị truờng của sản phẩm. Từ đó thấy quy mô áp dụng và khả năng phát triển của sản phẩm trong giai đoạn kế tiếp.

- Đánh giá về chất luợng: dựa trên 2 yếu tố

+ Thứ nhất: đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế của thị truờng. Điều này dựa vào sự phù hợp với nhu cầu khách hàng trong môi truờng hiện tại. Khi đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế, sản phẩm sẽ có chỗ đứng và chiếm lĩnh thị phần của riêng mình.

+ Thứ hai: Khả năng cạnh tranh trên thị truờng ngân hàng đa dạng và ngày càng mở rộng. Trong xu huớng phát triển, sản phẩm mới liên tục đuợc cung cấp ra thị truờng, rất phong phú và đa dạng. Để tồn tại, phát triển đuợc yêu cầu sản phẩm- dịch vụ phải có chất luợng tốt và ngày càng đuợc hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị truờng so với của các đối thủ cạnh tranh.

- Đánh giá kết quả về rủi ro đối với ngân hàng:

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động kinh doanh dựa trên rủi ro, vì vậy một sản phẩm tốt là sản phẩm mang lại lợi nhuận cao với mức rủi ro thấp có thể chấp nhận được. Do đó yêu cầu đối với việc phát triển nghiệp vụ kính doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tiền tệ là hạn chế tốt hơn rủi ro đối với ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận.

1.4 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ KINH DOANHNGOẠI TỆ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI TỆ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH

1.4.1 Đối với khách hàng

- Phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Trong thương mại và đầu tư quốc tế, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động có thể làm cho một khoản lỗthương mại trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Trong 2 nguy cơ trên thì nguy cơ thứ hai có khả năng xảy ra nhiều hơn. Do vậy, phòng ngừa rủi ro tỷ giá là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí. Với một chi phí chấp nhận được, các giao dịch ngoại hối phái sinh (forward, swap, future, option) giúp các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến ngoại tệ cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá.

- Chủ động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu: Đối với hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh toán tiền hàng. Nếu không chuẩn bị trước nguồn ngoại tệ thì doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hoặc không có ngoại tệ để thanh toán, kết quả là không nhận được hàng nhập khẩu hoặc phải chịu một khoản chi phí tăng thêm do chậm thanh toán, hoặc phải mua ngoại tệ với tỷ giá cao hơn nhiều. Những nguy cơ đó doanh nghiệp đều có thể tránh được bằng cách sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để chủ động nguồn ngoại tệ, đảm bảo có ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.

- Kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá: Doanh nghiệp có thể khai thác chiều hướng biến động có lợi của tỷ giá để thu lợi nhuận. Một quyền chọn mua hay bán (kiểu Mỹ) có thể được thực hiện trước ngày đáo hạn nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường cao hơn hay thấp hơn tỷ giá quyền chọn với dự báo rằng tỷ giá có xu hướng biến động ngược chiều trong tương lai.

- Tạo công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối cho các hoạt động kinh doanh đặc thù: Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho thị trường thế giới thông qua hoạt động đấu thầu sẽ có nguồn thu ngoại tệ nhưng không chắc chắn vì còn phụ thuộc vào kết quả đấu thầu. Trong trường hợp này, một giao dịch quyền chọn bán ngoại tệ sẽ rất thích hợp để bảo toàn khoản lợi nhuận nếu doanh nghiệp trúng thầu cung cấp sản phẩm.

1.4.2 Đối với ngân hàng

- Kiểm soát nguồn vốn khả dụng: Các ngân hàng thương mại có thể thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để điều tiết lượng ngoại tệ khả dụng tại ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn có thể ký kết các hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với nhau nhằm sử dụng nguồn ngoại tệ hiện có một cách hiệu quả.

- Tạo liên kết với khách hàng: Nhờ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của khách hàng nên các giao dịch hối đoái phái sinh trở thành một cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và khách hàng, cầu nối đó lại càng chắc chắn hơn khi thông qua các giao dịch này ngân hàng thực hiện việc bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng. Khách hàng sẽ rất hài lòng khi được phục vụ với một gói các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

- Tăng thu nhập cho ngân hàng: Các giao dịch ngoại hối phái sinh mang lại cho các ngân hàng thương mại nguồn thu thông qua phí và chênh lệch tỷ

giá hoái đối. Ngoài ra, việc bán chéo sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho các ngân hàng nếu khai thác một cách triệt để.

- Nâng cao năng lực kinh doanh: Sử dụng tốt các giao dịch hối đoái phái sinh giúp ngân hàng kiểm soát nguồn vốn khả dụng bằng ngoại tệ một cách hiệu

quả, tạo liên kết tốt với khách hàng và tạo nhiều cơ hội bán chéo sản phẩm. Tất

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản, đặc điểm và các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh cùng với việc giới thiệu về sự hình thành và phát triển của các thị trường phái sinh.

Những điểm quan trọng của chương 1 là việc trình bày về các công cụ phái sinh tiền tệ và cách xác định giá của các sản phẩm đó cũng như ưu khuyết điểm của từng công cụ. Từ đó, chúng ta vận dụng chúng vào các mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đầu cơ hay kinh doanh chênh lệch tỷ giá tùy thuộc vào nhu cầu của chúng ta. Các công cụ phái sinh có vai trò rất lớn trong hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp.

Trong chương 2 -Luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinhtại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Hà Nội để có thể thấy được xu hướng phát triển của nghiệp vụ này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ÁCHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu- Chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu được thành lập vào ngày 04/06/1993 theo quyết định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Trải qua những năm tháng vật lộn trong cơ chế thị trường, vượt qua bao khó khăn chồng chất, phấn đấu không ngừng đổi mới, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu đã trở thành một Ngân hàng thương mại đa năng có quy mô lớn thuộc tốp Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Nội được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 14/12/1993. Là chi nhánh của ACB được thành lập đầu tiên tại khu vực phía Bắc, sau hơn 14 năm hoạt động và phát triển, hiện tại ACB Hà Nội là chi nhánh lớn nhất của ACB tại khu vực này.

Thời gian đầu thành lập số lượng nhân viên của ACB Hà Nội chỉ khoảng 20 người, đến nay con số này đã khoảng hơn 800 nhân viên.

Từ một điểm giao dịch duy nhất, hiện tại ACB Hà Nội 24 điểm giao dịch bao gồm: chi nhánh chính và 23 Phòng giao dịch.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - chi nhánh Hà Nội

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội

Ngoài các phòng giao dịch trực thuộc, ACB - Hà Nội được chia làm hai mảng: Mảng kinh doanh và mảng hỗ trợ kinh doanh.

Mảng Hỗ trợ kinh doanh bao gồm các phòng : Phòng Kế toán và Phòng Tổ chức hành chính.

Mảng kinh doanh được tổ chức định hướng theo đối tượng khách hàng bao gồm hai phòng: Phòng Khách hàng Cá nhân và Phòng Khách

hàng Doanh nghiệp, trong đó mỗi phòng được tổ chức và có chức năng hoạt động như một “ Chi nhánh ngân hàng con”.

Điều đó có nghĩa là trong mỗi phòng điều có các bộ phận nghiệp vụ tiền gửi, dịch vụ khách hàng và bộ phận tín dụng riêng phục vụ cho các khách hàng là khách hàng cá nhân hay khách hàng doanh nghiệp.

Tại các PGD trực thuộc cơ cấu tổ chức chia thành 2 bộ phận chính: Bộ phận giao dịch ngân quỹ và bộ phận tín dụng.

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Hà Nội là một NHTM hoạt động trên địa bàn thủ đô, do đó lĩnh vực hoạt động cũng bao gồm đầy đủ những lĩnh vực hoạt động của một NHTM bao gồm:

a. Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

b. Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng

c. Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

d. Kinh doanh ngoại tệ và vàng (theo quy định của NHNN) e. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

Chi nhánh đã tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, triển khai có hiệu quả nghiệp vụ thanh toán quốc tế, khai thác được nhiều loại ngoại tệ khác phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ và chi trả kiều hối... nhanh chóng tạo được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng. Ngoài những nhiệm vụ chính, ACB- CN Hà Nội đã quan

Tổng dư nợ 5.070.0 00 4.091.40 0 4.233.28 2

tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng nội địa, tư vấn thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ, SMS banking, Mobile banking, Internet banking,VN Top up... tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng và tăng thu dịch vụ.

Tính đến cuối năm 2013, tổng huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 6.098 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt 4.233 tỷ đồng và tổng lợi nhuận trước thuế đạt 121 tỷ đồng.

Với các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, ngoài việc đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động chung của ACB, ACB-Hà Nội còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động của ACB tại khu vực miền Bắc như hỗ trợ các chi nhánh khác trong việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển mạng lưới ....

2.2 THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ BẰNGCÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG CỤ PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổphần Á Châu chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2011-2013 phần Á Châu chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2011-2013

Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong 3 năm vừa qua có nhiều biến động, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn khu vực. Năm 2011 tỷ lệ tăng trưởng 0.8% nhưng trong giai đoạn khủng hoảng năm 2012, dư nợ vẫn đạt 4.091.400 triệu đồng.

Đến năm 2013, dư nợ lại tăng lên 4.233.282 triệu đồng, chủ yếu do năm 2013 chịu ảnh hưởng của gói kích cầu của chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụ thể:

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng

Dư nợ theo thời gian: 5.070.0 00 4.091.40 0 4.233.28 2 Dư nợ ngắn hạn 00 1.025.0 975.000 0 1.153.00 Dư nợ Trung, dài hạn 00 5.045.0 0 3.116.40 2 3.080.28

Tong nguồn vốn 8.113.5 00 4.362.58 0 6.098.83 8

Tỷ lệ so với năm trước (%) 9 -46.2 398 Tiền gửi có kỳ hạn 6.276.8 00 3.550.01 6 4.779.51 7

1. Thanh toán xuất nhập khẩu

- Thanh toán hàng nhập 15.97 22.62 28.59

- Thanh toán hàng xuất 0 11.86 19.96

2. Doanh số chi trả kiều hối Õ8" L2^ 2.9 3. Doanh số chi trả Western Union 0.9 L9^ 1.6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2011, 2012, 2013- ACB- CNHà Nội)

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm có nhiều biến động. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tăng đáng kể 9% nhưng sau đó vào 2012 do kinh tế bước vào cuộc khủng hoảng đặc biệt là sự kiện tháng 08/2012 ACB thay đổi bộ máy điều hành, tác động đến tâm lý Khách hàng nên tốc độ tăng trưởng vốn huy động bị sụt giảm đáng kể 46.2% chỉ còn4.362.580 triệu đồng. Tuy nhiên bước sang năm 2013, ACB đã dần lấy lại uy tín và vị thế, vốn huy động có dấu hiệu tăng trưởng tốt trở lại khi tăng 39.8%.

35

Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cũng nhu thế giới. Tuy nhiên nhìn chung vốn huy động của ngân hàng là khá cao.

Chất luợng công tác thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nuớc

Một phần của tài liệu 0493 giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại NHTM CP á châu chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w