Kiến nghị với Ngân hàn gÁ Châu

Một phần của tài liệu 0493 giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại NHTM CP á châu chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 89)

- Cần phải có sự đồng nhất và đồng bộ về tiêu chuẩn chất lượng nghiệp vụ trong toàn hệ thống. Tránh để xảy ra tình trạng mỗi Chi nhánh hiểu một kiểu dẫn đến làm sai, ảnh hưởng uy tín của Ngân hàng.

- Thành lập bộ máy điều hành, nghiên cứu và thực thi việc phát triển nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng và chú trọng nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong toàn hệ thống. Đồng thời, tăng cường công tác thanh kiểm tra, đảm bảo hệ thống được thực hiện và có chấn chỉnh kịp thời.

- Xây dựng bộ phận quản lý và phân khúc khách hàng nhằm xác định mức chi phí và lợi nhuận của từng phân đoạn khách hàng, thực hiện tốt chính sách khách hàng, triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng

khách hàng và chủ động tìm đến khách hàng, xác định nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đua ra các loại sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề trong toàn hệ thốngnhằm giúp các chi nhánh trao đổi và học tập kinh nghiệm, và cũng là cơ hội để Ngân hàng Á Châu phổ biến một cách nhất quán chiến luợc phát triển của toàn hệ thống.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu lên một số giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh mang tính khả thi cao và phù hợp với thực trạng hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Hà Nội nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ngoài những nỗ lực bản thân của ngân hàng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn, có tầm nhìn chiến lược nhằm xây dựng môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợ i, công bằng và công khai tạo điều kiện cho các sản phẩm tài chính ngân hàng nói chung và sản phẩm kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh nói riêng ngày càng phát triển. Những giải pháp đã đề xuất trong chương 3 của luận văn có thể áp dụng cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nếu các Ngân hàng thương mại hội đủ các điều kiện sử dụng công cụ phái sinh trong việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cạnh tranh giữa các NHTM trong nước hết sức khốc liệt nhằm chiếm thị phần chuẩn bị cho một sân chơi cạnh tranh khốc liệt hơn khi có sự góp mặt của các Ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, thị trường ngoại hối được dự đoán là cạnh tranh sẽ vô cùng sôi động và ngày càng gay gắt. Là ngân hàng NHTMCP nằm trong hệ thống NH Á Châu, từ nhiều năm nay, Chi nhánh Hà Nội đã nhận thức được thị trường ngoại hối thực sự là mảng thị trường tiềm năng cũng như nhận thức vai trò của hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định mà hoạt động kinh doanh ngoại tệchưa đạt được kết quả như mong đợi.

Dựa trên nền tảng lý thuyết về kinh doanh ngoại tệvà các công cụ phái sinh tiền tệ, cùng với quá trình công tác tại Ngân hàng Á Châu - Chi nhánh Hà Nội, Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại Chi nhánh, nêu rõ những kết quả đạt được, và các tồn tại cần khắc phục.

Từ đó đưa ra hệ thống giải pháp với mong muốn những giải pháp này sẽ được Chi nhánh sử dụng để mở rộng và phát triển thị trường ngoại hối. Đây là vấn đề còn khá mới tại Việt Nam, tài liệu tham khảo còn chưa đầy đủ, cũng như thời gian nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cán bộ nhân viên Chi nhánh, các thầy cô giáo và những người quan tâm để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] . David Cox (1997), “Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] . Fredic S.Mishkin (1994), “Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính”,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[3] .Giáo trình Thị trường Tiền tệ (2002), Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê

[4] . Giáo trình Nghiệp vụ Kinh doanh Ngoại hối (2008), Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[5] . Giáo trình Tài chính Quốc tế (2006), Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê), NXB Thống kê, Hà Nội.

[6] . Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010

[7] . Ngân hàng TMCP Á Châu, “Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007,2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 của TMCP Ả Châu - Chi nhánh Hà Nội.

[8] . Ngân hàng TMCP Á Châu, “Định hướng và chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Á Châu đến năm 2020 ”

[9] . Peter S. Rose (2001), “Quản trị Ngân hàng Thương mại”, NXB Tài chính.

[10] . Tạp chí thông tin Ngân hàng Á Châucác số 211, 257, 261năm 2013. [11] . Thư viện Pháp luật

[12] . Giáo trình Tín dụng xuất nhập khẩu - thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ - NXB Thống kê), NXB Thống kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0493 giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại NHTM CP á châu chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 86 - 89)