Nghiên cứu - phát triển hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
3.3.2.1
Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là “đòn bẩy” cho sự đột phá trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được xác định là một trong nh ng yếu tố quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Với nền tảng công nghệ tốt, ngân hàng có thể tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình nghiệp vụ, tăng cường bảo mật d liệu thông tin khách hàng đồng thời từ đó hình thành và phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa. Đây cũng là công tác đã được Ban giám đốc AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II ch đạo trọng tâm Phòng Điện toán thực hiện để nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.
Hiện nay, Agribank đang sử dụng hệ thống công nghệ Ipcas. Hệ thống Ipcas hoạt động tương đối ổn định đảm bảo kết nối thông suốt trong toàn hệ thống, hỗ trợ hoạt động thường xuyên của ngân hàng các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ thông tin từng bước được phát triển và cung cấp cho khách hàng. Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ AT được mở rộng, hạ tầng và kênh phân phối sản phẩm cũng đã được chú ý.
Tuy nhiên, trong thời gian tới AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II cần nhanh chóng vận dụng và triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại. Cụ thể:
Thứ nhất: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, trang bị máy tính tại các quầy giao dịch sao cho tiện lợi.
Thứ hai: ở rộng mạng lưới AT trên toàn hệ thống, tăng cường kết nối với các NHT khác. Đồng thời, tăng số lượng phát hành các thẻ AT , thẻ tín dụng cho khách hàng. Qua đó, AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II có thể phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng đối với nh ng khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng: như cho vay thấu chi, phát hành thẻ tín dụng.
Khuyến khích khách hàng vay tại AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II thanh toán, trả nợ ngân hàng vào tài khoản ngân hàng, tiết kiệm thời gian cho cả
khách hàng và ngân hàng, đồng thời giúp cho việc quản lý khoản vay được dễ dàng hơn.
Thứ ba: Cần tăng thêm tiện ích cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ như mobilebanking ho c homebanking giúp khách hàng nh ng chức năng như vấn tin tài khoản, sao kê, nhật ký giao dịch, chuyển khoản, giúp thanh toán các hoá đơn tiền điện, tiền nước, điện thoại…
Thứ tư: Hoàn thiện và phát triển hệ thống Ipcas nhằm hỗ trợ tối đa cán bộ tín dụng trong việc sao kê bảo lãnh, liệt kê các khoản vay theo từng khách hàng, sao kê tín dụng, sao kê tài sản đảm bảo… hỗ trợ công việc nhập d liệu hàng ngày trên hệ thống, đảm bảo tính chính xác của d liệu, không để xảy ra sai sót khi nhập liệu.
Nghiên cứu - phát triển sản phẩm cá nhân, kết hợp với bán chéo các sản
3.3.2.2
phẩm dịch vụ
Hiện nay AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II đã và đang triển khai 15 sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân tuy nhiên về cơ cấu vay chưa đồng đều: Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân luôn chiếm từ 78% đến 86% tổng dư nợ cho vay cá nhân trong giai đoạn 2015-2018; Các khoản vay bất động sản, mua nhà, sửa ch a nhà để ở chiếm tỷ trọng từ 9% đến 13% tổng dư nợ cho vay cá nhân. Trong khi đó, các sản phẩm khác có rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng vẫn chưa được chú trọng. Khi đời sống của người dân ngày càng được tăng cao thì nhu cầu của họ cũng mở rộng theo. Các nhu cầu về du học, khám ch a bệnh, du lịch, hay các nhu cầu tiện ích tiêu dùng khác đang có xu hướng nở rộ. Vì vậy, AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II nên chú trọng mở rộng đối tượng khách hàng của mình, giúp tăng lượng khách hàng, mở rộng thị phần và tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác bằng cách:
Về ngắn hạn, trong thời gian tới, tín dụng phi sản xuất, đ c biệt là cho vay bất động sản sẽ bị kiểm soát ch t chẽ. Tuy nhiên, tín dụng cho sản xuất kinh doanh đối với các hộ kinh doanh cá thể lại không bị hạn chế. Vì vậy, AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II có thể đẩy mạnh cho vay đối với nhu cầu này. Như đã phân tích ở phần thực trạng, đối tượng chủ yếu mà AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II cần hướng đến là các hộ kinh doanh cá thể, các tiểu thương, các hộ
nông dân đang cần vốn để bổ sung vốn tạm thời cho sản xuất. Tuy nhiên, các khách hàng này lại có tâm lý không muốn đi vay ngân hàng vì ngại thủ tục phiền hà. Do vậy, cán bộ tín dụng cần chủ động, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để có thể nắm bắt nhu cầu và đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Với đối tượng khách hàng này, cán bộ tín dụng của ngân hàng có thể liên hệ phối hợp với ban quản lý các chợ, tổ chức các buổi g p gỡ với các tiểu thương, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của họ. Qua đó, giới thiệu các sản phẩm, tiện ích của sản phẩm và các dịch vụ của ngân hàng tới khách hàng, giải thích thủ tục vay vốn nhanh gọn.
Với cho vay để mua sắm phương tiện đi lại: mua ô tô, xe máy... (tỷ trọng cho vay lĩnh vực này hiện đang thấp từ 0.37% đến 1.26% giai đoạn 2015-2018) thì AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II có thể triển khai hình thức cho vay gián tiếp. Ngân hàng kết hợp với các hãng sản xuất, các cửa hàng, hay nh ng nhà môi giới có kinh nghiệm liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Các công ty bán lẻ mà ngân hàng có thể liên kết, ký hợp đồng như là doanh nghiệp bán lẻ ôtô Toyota, Honda, Deawoo, xe máy Honda, Yamaha các siêu thị bán hàng điện gia dụng, các doanh nghiệp bán đồ nội thất... Sau khi xác định được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, đồng thời có các thông tin về khả năng chi trả của họ, các công ty bán hàng sẽ hướng dẫn khách làm thủ tục, hồ sơ để vay vốn ngân hàng. Ngân hàng được cung cấp các thông tin cần thiết sẽ tiến hành thẩm định và xét duyệt cho vay. Việc cho vay như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng, mang lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng mua được hàng hoá trong khi chưa đủ phương tiện thanh toán, công ty bán được hàng, ngân hàng mở rộng được tín dụng. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn các công ty có uy tín, nghiệp vụ bán hàng chuyên nghiệp, khả năng tài chính tốt, và xây dựng hợp đồng liên kết ch t chẽ, phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thu hồi nợ, và thanh lý hợp đồng cũng như khi khách hàng không trả được nợ.
Đối với cho vay du học, đối tượng đi du học phần lớn là các học sinh chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông trung học và các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Để mở rộng được hình thức cho vay này, ngân hàng có thể phối hợp với các công ty tư vấn du học và các trường phổ thông trung học, các trường đại học mở các cuộc hội thảo tại các trường học, giải đáp các thắc mắc của các học sinh cũng như phụ huynh về thủ tục vay
vốn, hồ sơ giấy tờ, số tiền vay và tài sản đảm bảo... Đây là một cách tiếp cận rất tốt có thể thu hút được số lượng lớn khách hàng đồng thời quảng bá được hình ảnh ngân hàng.
Song song với việc cho vay, AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II cần kết hợp việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ đi kèm như:
Liên kết mô hình kênh phân phối Bancassurance cung cấp cho khách hàng sản phẩm Bảo an tín dụng khi khách hàng tham gia vay vốn tại Agribank (theo đó khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người vay vốn (thuộc phạm vi bảo hiểm) và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng thì ABIC thay m t người vay trả cho ngân hàng số tiền tương ứng với dư nợ được bảo hiểm và lãi vay phát sinh, số tiền còn lại (nếu có) sẽ được chuyển cho người được bảo hiểm ho c người thụ hưởng hợp pháp).
Thông qua Mobile-banking-Dịch vụ Ngân hàng di động: Khi cá nhân vay vốn, AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II bán chéo sản phẩm Dịch vụ nhắc nợ gốc lãi tiền vay khi đến hạn; Dịch vụ chuyển khoản trả nợ gốc lãi tiền vay. Khi khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp là phương tiện cơ giới như ô tô,xe máy, tàu thuyền AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II kết hợp bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tự nguyện.
Giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng