Nếu như nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò là nền tảng thì nghiệp vụ sử dụng vốn lại là hoạt động quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong cơ cấu doanh thu của ngân hàng, nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Với nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh cũng liên tục tăng.
Bảng 2. 2 Cơ cấu tín dụng của AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II giai đoạn 2015-2018 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Dư nợ trọng Tỷ Tổng dư nợ tín dụng 6628 100 7738 100 8359 100 9084 100
1. Theo loại tiền Đồng Việt Nam 6402 96,59 7546 97,52 8215 98,28 8826 97,16 Ngoại tệ quy đổi 226 3,41 192 2,48 144 1,72 258 2,84 2. Theo thời hạn cho vay Ngắn hạn 3646 55,01 4296 55,52 4651 55,64 5096 56,10 Trung và dài hạn 2982 44,99 3442 44,48 3708 44,36 3988 43,90 3. Theo thành phần kinh
tế
DN quốc doanh 261 3,94 176 2,27 178 2,13 206 2,27 DN ngoài quốc doanh 1452 21,91 1882 24,32 2200 26,32 2628 28,93 Cá nhân 4915 74,16 5680 73,40 5981 71,55 6250 68,80
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II)
Xét theo loại tiền cho vay, nhìn chung ngân hàng có xu hướng cho vay VNĐ cao hơn so với cho vay ngoại tệ. Trong giai đoạn 2015-2018 tỷ trọng cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng trên 96% trong tổng dư nợ tín dụng và có xu hướng tăng qua năm 2015 đến năm 2018. Điều này chứng t , các giao dịch kinh tế trong nước bằng đồng Việt Nam trở nên sôi động hơn. Đây cũng có thể là hệ quả của chính sách chống tình trạng Đôla hóa do ngân hàng Nhà nước đưa ra.
Theo thời hạn tín dụng, ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 55%) và có xu hướng tăng trong tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn và cho vay TH&DH tương đối cân bằng. Trong giai đoạn 2015-2018 m c dù tín dụng TH&DH liên tục tăng trưởng từ 2.982 tỷ đồng năm 2015 lên 3988 tỷ đồng năm 2018, nhưng xét trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng thì tỷ trọng của tín dụng TH&DH có xu hướng giảm dần từ 44.99% năm 2015 xuống còn 443.90% năm 2018. Điều này đồng nghĩa với việc tín dụng ngắn hạn tăng dần về số tuyệt đối và cả số tương đối. Bởi nhu cầu tín dụng ngắn hạn để đáp ứng sự thiếu vốn lưu động của các doanh nghiệp cũng như
nhu cầu chi tiêu của cá nhân ngày càng tăng. t khác, sự biến động của lãi suất trong nh ng năm vừa qua cũng là nguyên nhân của tình trạng này.
Xét theo thành phần kinh tế, dư nợ doanh nghiệp quốc doanh trong giai đoạn 2015-2018 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ tín dụng. Ngược lại, dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong giai đoạn 2015-2018: tăng từ 1.452 tỷ đồng năm 2015, chiếm tỷ trọng 21.91% tổng dư nợ lên 2.628 tỷ đồng năm 2018, chiếm tỷ trọng 28.93% tổng dư nợ.
Dư nợ tín dụng cá nhân ch tăng về số tuyệt đối từ 4.915 tỷ đồng năm 2015 lên 6250 tỷ đồng năm 2018, nhưng tỷ trọng giảm qua các năm: năm 2015 tỷ trọng cho vay cá nhân là 74.16% tổng dư nợ, năm 2016 chiếm tỷ trọng 73.40%, giảm 0.76%, năm 2017 chiếm tỷ trọng 71.55% giảm 1.8% so năm 2016 và giảm 2.6% so năm 2015, năm 2018 tỷ trọng dư cá nhân chiếm 68.80% giảm 2.75% so với năm 2017..
Hoạt động khác