Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nn và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đoan hùng phú thọ ii (Trang 29)

Sự phát triển tín dụng cá nhân ở một NHT chủ yếu do chính nội lực của ngân hàng đó quyết định. Trong đó phải kể đến các nhân tố sau:

* Định hướng phát triển của ngân hàng

Tín dụng cá nhân là một phần quan trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ, vì vậy định hướng chiến lược hoạt động của ngân hàng là ch tập trung bán buôn, ch tập trung bán lẻ hay phát triển bán buôn đi đôi với bán lẻ sẽ quyết định khả năng phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng đó. Do vậy, đây là điều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động

cho vay cá nhân. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm đến hoạt động cho vay cá nhân thì các khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng sẽ không được quan tâm. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển cho vay cá nhân thì sẽ đưa ra nh ng chiến lược cụ thể thu hút đối tượng khách hàng cá nhân. Khi đó cung cầu sẽ có điều kiện thuận lợi để g p nhau nghĩa là cho vay cá nhân sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

* Năng lực tài chính của ngân hàng

Đây là một trong các yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra các quyết định cho vay. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở h u, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản. Nếu ngân hàng có vốn chủ sở h u lớn, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận lớn, nợ quá hạn thấp, tài sản thanh khoản lớn, khả năng huy động vốn cao thì trong thời gian ngắn có thể coi là có sức mạnh về tài chính. Khi một ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì hoạt động cho vay cá nhân có cơ hội phát triển.

*Cơ chế, chính sách tín dụng của Ngân hàng

Là một hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Chính sách tín dụng gồm: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay, quy định về tài sản bảo đảm, kỳ hạn,....Cơ chế, chính sách tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tín dụng ngân hàng. ột cơ chế, chính sách tín dụng hợp lý, đúng đắn sẽ giúp ngân hàng mở rộng được thị trường, thu hút nhiều khách hàng, tăng trưởng dư nợ, hạn chế rủi ro tín dụng, không nh ng thế điều này còn thể hiện được tầm nhìn chiến lược đúng đắn của nhà lãnh đạo ngân hàng.

* Con người

Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động. Do đó, khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cá nhân không thể không nhắc đến yếu tố con người, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, là cách giao tiếp ứng xử với khách hàng

trong công việc, là kỹ năng xử lý các thắc mắc của khách hàng, kỹ năng đàm phán với khách hàng, là đạo đức nghề nghiệp.

* Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng:

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển dụng cá nhân tại mỗi ngân hàng . Nếu ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại, đồng thời có sự quản lý ch t chẽ thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng nhờ bán chéo các sản phẩm dịch vụ. Công nghệ hiện đại sẽ giúp quá trình xử lý thông tin được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt áp lực làm việc cho con người, góp phần hạn chế sai sót.

Cơ sở thực tiễn về hoạt động tín dụng cá nhân của một số Ngân hàng

1.5

Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của một số Ngân hàng thương mại

1.5.1

Trên thế giới, tín dụng cá nhân đã xuất hiện từ lâu và phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam tín dụng cá nhân ch mới phát triển gần một thập niên trở lại đây kể từ khi Việt Nam cam kết gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Theo đó hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, NHT nhà nước, NHT cổ phần đang cạnh tranh gay gắt để phát triển mảng tín dụng cá nhân. Với kinh nghiệm tích lũy được từ các thị trường lớn, các Ngân hàng nước ngoài đã có chiến lược đúng đắn và phù hợp để thâm nhập vào thị trường Việt nam trong khi các Ngân hàng trong nước chưa có kinh nghiệm.

Theo thống kê của một bài viết trên báo tạp chí ngân hàng, thì trong số các Ngân hàng đang động tại Việt nam có rất ít các ngân hàng trong nước đoạt giải ngân hàng bán lẻ tốt nhất. Tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial arket Review (GF ) công bố trao t ng cho Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong các năm 2010, 2014 (Best Retail Bank Vietnam), Ngân hàng ANZ Việt Nam trong các năm 2011, 2013, Ngân hàng HSBC 2006, 2009 và 2012. Giải thưởng của Global Financial arket Review do Hội đồng bình chọn bao gồm nh ng chuyên gia uy tín trong ngành tài

chính - ngân hàng thế giới vinh danh các tổ chức và doanh nghiệp có nh ng thành tựu xuất sắc trong kết quả hoạt động kinh doanh và đã trở thành một tiêu chuẩn đánh giá quan trọng về độ tin cậy, chất lượng, bảo mật trong cộng đồng tài chính toàn cầu. Bên cạnh giải thưởng trên, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cũng được Tạp chí Global Brands agazine (GB ) - tạp chí quốc tế có trụ sở tại London (Vương quốc Anh) bình chọn và trao t ng giải thưởng “Thương hiệu Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014” (Best Consumer Banking Brand Vietnam 2014). Đây là tạp chí chuyên cung cấp thông tin về nghiên cứu thị trường, khảo sát và phân tích chiến lược truyền thông của tất cả các thương hiệu thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau trên toàn thế giới. Ngân hàng ANZ Việt Nam vừa được trao giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2016 của tạp chí Asian Banker.

Vậy các ngân hàng nước ngoài như ANZ, Standard Chartered Việt Nam và HSBC đạt được thành công vậy là do đâu?

Ngân hàng ANZ Việt Nam:

Ngân hàng này vừa được trao giải “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam” trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2016 của tạp chí Asian Banker. ANZ Việt Nam nhận được giải thưởng này dựa trên kết quả kinh doanh vượt trội của phân khúc ngân hàng bán lẻ. Thành tích này đạt được nhờ vào thành công của việc nâng cao doanh số bán hàng và hiệu quả hoạt động, đồng thời kiểm soát tốt chi phí và rủi ro Ngân hàng ANZ đ c biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích có lãi suất hấp dẫn với chất lượng dịch vụ được nâng cao, thời gia thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng chi tiết điều này đã giúp ngân hàng ANZ được đánh gái là có khả năng xử lý công việc ưu việt hơn so các ngân hàng nội địa.

Ngân hàng ANZ Việt Nam vừa được trao giải ‘Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam’ trong hạng mục Giải thưởng dành cho các Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc năm 2016 của tạp chí Asian Banker nhờ sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm cho

vay mua nhà. Sản phẩm này là hình thức tái vay vốn- hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó trong gói mua nhà của mình thông qua các thủ tục đơn giản, nhánh chóng, lãi suất hấp dẫn tính trên số tiền vay giảm dần, thời hạn vay lên tới 10 năm, Số tiền được vay lên tới 60% giá trị thẩm định của tài sản thế chấp.

Ngân hàng Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam

Tạp chí chuyên ngành tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới Global Financial arket Review (GF ) công bố trao t ng cho Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam giải thưởngNgân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong, 2014 (Best Retail Bank Vietnam 2014). Bên cạnh giải thưởng trên, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cũng được Tạp chí Global Brands agazine (GB ) - tạp chí quốc tế có trụ sở tại London (Vương quốc Anh) bình chọn và trao t ng giải thưởng “Thương hiệu Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014”(Best Consumer Banking Brand Vietnam 2014). Thành công của Standard Chartered Bank Việt Nam là chuyển từ đối tượng phục vụ là người nước ngoài sang phục vụ đối tượng là người Việt với thông điệp là Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương.Với chiến lược thay đổi khách hàng mục tiêu và lập ra đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp. Ngân hàng này được đánh giá vượt trội khả năng bán hàng và khả năng giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt nam, đ c biệt là là cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân

Với khoản vay tiêu dùng tín chấp từ Standard Chartered, khả năng chi tiêu của khách hàng sẽ được nâng lên tầm mới, khách hàng nhận được khoản vay lên tới 400 triệu VNĐ để th a mãn mọi nhu cầu chi tiêu cần thiết mà không tài sản đảm bảo và bảo lãnh công ty, thời hạn vay từ 12 đến 60 tháng, lãi suất cạnh tranh theo dư nợ giảm dần, số tiền thanh toán đều theo tháng, dịch vụ khách hàng tận nơi - nhận Đơn vay và mang Hợp đồng vay đến tận nhà.

Nhờ chính sách cho vay khôn khéo áp dụng cho khách hàng cá nhân, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam đưa ra cho khách hàng sự lựa chọn phương thức hoàn trả linh hoạt trên cơ sở lãi vay tính trên dư nợ gốc ban đầu ho c trên dư nợ giảm dần.

Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng cá nhân cho Ngân hàng TM Việt

1.5.2

Nam

Sang năm 2015, hàng loạt các hiệp định tự do thương mại và kinh tế có hiệu lực ho c được ký kết như AEC, Việt Nam - EU, ASEAN + 6, RCEP, TPP, tiếp tục thực hiện theo lộ trình cam kết với WTO... Cùng với đó, các ngân hàng nước ngoài, nhất là các ngân hàng trong khu vực sẽ tập trung nhiều hơn vào Việt Nam. Thực tế thời gian qua, khá nhiều ngân hàng nước ngoài vì có m t tại Việt Nam lâu năm nên đã thiết lập mối quan hệ khá tốt với khách hàng nội địa để đẩy mạnh phát triển ngân hàn bán lẻ như ANZ, HSBC,… Nhóm khách hàng mà các ngân hàng này hướng đến chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp có nhu cầu dịch vụ đa dạng, nhất là dịch vụ tư vấn của các ngân hàng ngoại rất được khách hàng nội tin tưởng bởi tính tuân thủ chính sách cao, sản phẩm đa dạng, tiện dụng, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng. Chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHT Việt nam thông qua việc xem xét cách thức mà các ngân hàng nước ngoài đã làm được như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tín dụng sát với hoàn cảnh thực tế và nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân.

Thứ hai: Cần cập nhật thông tin thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản... các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước để kịp thời điều ch nh phương hướng hoạt động. Cần chú trọng hơn n a đến mảng thị trường cho vay cá nhân vì hiện nay hầu hết các NHT trên thế giới đều rất quan tâm, chú trọng hoạt động này.

Thứ ba: Tùy theo năng lực tài chính của mình, tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất và phí).

Thứ tư: Việc phát triển tín dụng cá nhân cần có sự giám sát ch t chẽ và quản lý rủi ro vì các món vay cá nhân thường nh , có thời hạn dài và phụ thuộc nhiều vào tư cách đạo đức, thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như sự thay đổi nguồn thu nhập của khách hàng trong tương lai.

Thứ năm: Có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng thông thạo pháp luật, chuyên môn trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng để tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng và nhạy bén.

Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.6

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu và phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại như:

- Luận văn của tác giả Vân Hà Quỳnh Giao năm 2015 với đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng ACB- chi nhánh An Sương. Trong luận văn, tác giả cũng đã khái quát và làm rõ nh ng vấn đề cơ bản về sự cần thiết của hoạt động tín dụng cá nhân trên địa bàn và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động tín dụng cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Nhưng trong đề tài tác giả đánh giá hoạt động tín dụng ch mang tính chất chung chung chưa cụ thể. Các giải phát tác giả đưa ra còn sơ sài rất khó áp dụng.

- Luận văn của tác giả Từ Công Hoan năm 2015 với đề tài: Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng T CP Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Đà Nẵng. Đề tài này tác giả đã làm rõ khái niệm, vai trò của tín dụng cá nhân trong hoạt động của ngân hàng. Nội dung này tác giả đã đánh giá đúng được thực trạng của hoạt động phát triển tín dụng cá nhân tuy nhiên các giải pháp đưa ra lại chưa cụ thể, rõ ràng.

- Luận văn của tác giả Vương Hồng Hà năm 2016 với đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Giang. Luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng của hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng và ch ra được các nguyên nhân về việc phát triển hoạt động cá nhân chưa hiệu quả và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng được. Tuy nhiên các giải pháp còn khá sơ sài chưa đủ tính thuyết phục

Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn nhiều công trình nghiên cứu khác.Tuy nhiên cho đến hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II trong giai đoạn hiện nay vì vậy nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết để đảm bảo cho ngân hàng có được sự phát triển nhanh và bền v ng trong tương lai.

Kết luận chương 1

Từ nh ng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động tín dụng cá nhân trình bày trên, tác giả rút ra nh ng điều cơ bản sau:

Việc lựa chọn đề tài: “giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại AGRIBANK chi nhánh huyện Đoan Hùng Phú Thọ II” có thể khẳng định mang tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn

Để phân tích và đánh giá được thực trạng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng cần đi sâu vào nghiên cứu kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong giai đoạn 2015-2018 để có thể đánh giá nh ng kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của nó

Để để xuất được giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân có tính thực tiễn và khả thi nhằm phát triển hoạt động tín dụng có hiệu quả cần dựa vào bài học kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng nn và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đoan hùng phú thọ ii (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)