Nội dung thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

1.2.5.1 Hình thức các khoản thu

Để biến nguồn thu ngân sách thành thu nhập của NSNN cần phải có các hình thức thu thích hợp. Những hình thức đó được coi như những công cụ, phương tiện biến nguồn thu thành thu nhập của NSNN. Hình thức thu ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Trong những cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì cơ cấu các hình thức thu cũng khác nhau.

Hiện nay có những hình thức thu cơ bản sau đây:

- Thu thuế: Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hóa dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thể nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế bằng hệ thống pháp luật.

Nhà nước là người đại diện cho người dân, Nhà nước thay mặt cho xã hội cung cấp cho mọi người dân hàng hóa và dịch vụ công cộng thuần túy nên Nhà nước với quyền lực chính trị của mình quy định thuế để coi phần nộp mà người dân trích một phần thu nhập của mình không mua hàng hóa phục vụ cho cá nhân mà coi như trả hàng hóa dịch vụ công cộng của Nhà nước. Nhà nước thu thuế không phải nô dịch, bóc lột công dân, mà thực chất là người đại diện cho xã hội, được xã hội giao phó cho việc cung ứng hàng hóa dịch vụ công cộng mà thuế là nguồn lực tạo ra hàng hóa dịch vụ công cộng đó.

- Thu phí và lệ phí: Trong điều kiện kinh tế thị trường, đối với hàng hóa dịch vụ tư nhân, khi người dân muốn nhận một sản phẩm hàng hóa dịch vụ nào đó thì buộc họ phải đưa ra một lượng giá trị tương ứng để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Còn khi thụ hưởng hàng hóa dịch vụ công cộng thì việc trả các chi phí phức tạp hơn. Cụ thể:

+ Hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp thì việc thu hồi chi phí thực hiện theo giá quy định của Nhà nước; giá này thường ít bị chi phối bởi quy luật thị trường.

+ Đối với dịch vụ công cộng vô hình do Nhà nước cung cấp, việc lượng hóa chi phí cụ thể để từng người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ này theo nguyên tắc ngang giá là rất khó thực hiện, nên việc thu hồi chi phí trực tiếp cũng rất khó khăn. Do vậy, nhiều nước trên thế giới đều dùng công cụ thuế (chủ yếu là thuế gián thu để thu hồi các chi phí này).

+ Đối với dịch vụ công cộng hữu hình do Nhà nước cung cấp, thì Nhà nước cũng phải xác định “giá phí” mà người thụ hưởng phải thanh toán. Tuy nhiên “giá phí” này thường không hoàn toàn vì mục đích kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, xã hội.... Do đó, chúng phổ biến là không tính đủ chi phí đầu tư cung cấp dịch vụ công cộng hữu hình cho xã hội, đồng thời cũng là các khoản chi phí mà người dân phải trả khi thụ hưởng các dịch vụ công cộng đó.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, một số cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước còn cung cấp các dịch vụ hành chính pháp lý cụ thể cho dân chúng. Người dân thụ hưởng dịch vụ này cũng phải trả một phần chi phí. Tuy thế, việc thu khoản tiền này hoàn toàn không có ý nghĩa là thu hồi một phần chi phí do cơ quan của bộ máy Nhà nước bỏ ra, ở đây không phải là thu phí, không phải là giá dịch vụ mà khoản thu này chủ yếu để phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước. Người dân thụ hưởng dịch vụ này có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước một khoản tiền. Đây chính là các khoản lệ phí. Như vậy, lệ phí là khoản thu phát sinh ở các cơ quan của bộ máy chính quyền Nhà nước có cung cấp dịch vụ công cộng về hành chính, pháp lý cho dân chúng. Lệ phí thường là khoản thu nhỏ, rải rác, chủ yếu phát sinh ở các địa phương.

Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chi tiêu của Nhà nước ở các lĩnh vực tạo ra hàng hóa dịch vụ công cộng, hành chính, pháp lý, góp phần thực hiện công bằng xã hội khi thụ hưởng các hàng hóa dịch vụ công cộng của dân chúng. Đồng thời, qua việc thu phí và lệ phí Nhà nước thực hiện việc quản lý và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật, giúp cho người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng xã hội.

Thu thuế, phí và lệ phí là những khoản thu thường xuyên, chiếm từ 90 - 95% trong số thu NSNN.

- Ngoài những khoản thu thường xuyên, chúng ta còn có những khoản thu không thường xuyên:

+ Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước (như thu hồi vốn, chia lãi góp vốn, thu hồi tiền vay, phụ thu, thu chênh lệch giá,...);

+ Thu sự nghiệp: là khoản thu gắn liền với hoạt động sự nghiệp; + Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước;

+ Thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất;

+ Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;

+ Tiền bán tài sản, cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Các di sản Nhà nước được hưởng;

+ Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản đóng góp thường mang tính chất nhân đạo;

+ Thu tiền kết dư ngân sách năm trước; + Thu tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu;

+ Thu viện trợ bằng tiền, bằng hiện vật của Chính phủ các nước, các tổ chức và các cá nhân nước ngoài;

+ Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ để bù đắp bội chi ngân sách và các khoản huy động vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Các khoản thu khác theo pháp luật quy định: Là những khoản thu không quy định ở trên như: thu về hợp tác lao động với nước ngoài, thu hồi tiền thừa năm trước. [3]

Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Thời gian lập dự toán được quy định từ 10/6 hàng năm. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên. Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách các cơ quan trung ương, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Chính phủ. Được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra. - Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách.

- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách Nhà nước.

Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình, đảm bảo dự toán ngân sách cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước.

1.2.5.3 Tổ chức thực hiện thu ngân sách

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cơ quan tài chính vào cuối quý trước.

Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí,...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc nhà nước.

Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế,

phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.

1.2.5.4 Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách địa phương Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp quận, huyện

Theo quy định của Luật, quận (huyện) là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương và là một cấp ngân sách hoàn chỉnh thuộc Ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện là người điều hành ngân sách cấp mình.

Nguồn thu 100% của quận (huyện) bao gồm: Thuế môn bài (trừ thuế môn bài thu từ các cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ ở xã, thị trấn); các khoản phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan thuộc cấp quận, huyện quản lý; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp quận, huyện quản lý; viện trợ không hoàn lại của pháp luật; đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định; đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp quận, huyện; thu kết dư ngân sách cấp quận, huyện; bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp quận (huyện) và ngân sách cấp xã gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; lệ phí trước bạ; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước và một số khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia với ngân sách cấp tỉnh theo tỷ lệ phần trăm khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà đất phát sinh trên địa bàn do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định nhưng không dưới 50%.

Phân định nhiệm vụ thu đối với ngân sách cấp xã, phường, thị trấn

Nguồn thu 100% gồm: Thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ; các khoản phí, lệ phí và đóng góp thu cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật; thu hoa lợi công sản khác; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; các khoản đoán góp tự nguyện cho xã, thị trấn; viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho các xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; bổ sung từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Nguồn thu điều tiết gồm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuất trong nước. Tỷ lệ phân chia các nguồn thu này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không dưới 70%. [3]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)