Các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

Việc nghiên cứu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các cơ quan trung ương và địa phương như:

“Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN” (2005), Đặng Văn Thanh, NXB Chính trị Quốc gia. Tác giả đã phân tích một số vấn đề về quản lý Ngân sách nhà nước trong thời gian từ 2005 trở về trước, đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế trong quản lý; đề xuất một số định hướng trong quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước hiệu quả trong thời gian tới. [6]

“Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 và định hướng giai đoạn 2006 – 2010” của tác giả Đặng Văn Thanh trên Tạp chí Cộng sản số 19 tháng 10/2005. Bài viết đã nêu rõ công cuộc đổi mới trong lĩnh vực tài chính sau gần 20 năm đổi mới, những thành tự đạt được của hoạt động tài chính, cũng như những hạn chế yếu kém cần khắc phục. Quán triệt quan điểm tài chính là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò thúc đẩy, mở đường cho phát triển kinh tế xã hội bền vững, xác định nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.

“Quản lý thu chi ngân sách ở các tỉnh duyên hải miền Trung”, của tác giả Nguyễn Văn Tranh, Tạp chí Thuế số tháng 3/2005. Bài viết đã làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về thu chi ngân sách nhà nước. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu chi ngân sách tại các tỉnh duyên hải miền trung. Tác giả đã đưa ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp tích cực nhằm tăng cường quản lý thu chi ngân sách cho các tỉnh duyên hải miền trung. Tác giả đã kế thừa từ luận văn này một số cơ sở lý luận về thu ngân sách nhà nước nói chung, một số phương pháp nghiên cứu, một số giải pháp quản lý cho quá trình nghiên cứu của mình. [7]

Tạp chí Tài chính số 2/2015 “Thành tựu tài chính ngân sách qua 30 năm đổi mới” của viện nghiên cứu chiến lược và chính sách tài chính theo đó phân định rõ về nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc lập, phê chuẩn và quyết toán NSNN; thực hiện thay đổi một cách căn bản phương thức quản lý NSNN.

Tiếp đó, việc hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách thuế, hải quan, kho bạc đã được chú trọng, làm đòn bẩy kích thích và hướng dẫn sản xuất, kinh doanh; bảo đảm nguồn thu ngân sách và điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội; xây dựng bộ máy và phương thức thu ngân sách có hiệu lực, hiệu quả; đánh giá đúng và khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài nguyên quốc gia, nâng dần tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách. Đặc biệt, cải cách hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách đã thể hiện tính tiên phong đi đầu trong quá trình đổi mới. Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hệ thống chính sách thuế đã được quy định khá đầy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch, bao quát hết các nguồn thu chủ yếu của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và đảm bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển KTXH.

“Giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2013: nhìn từ bài học năm 2012” TS. Vũ Sỹ Cường - Học Viện tài chính. Tạp chí tài chính ngày 06/3/2013 Bài viết nhìn lại một số nét khái quát về tình hình thu ngân sách năm 2012, đề xuất những bài học và giải pháp cho thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013. Bài viết đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về tăng thu ngân sách năm 2013 của cả nước. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu giải pháp cụ thể của địa bàn Huyện áp dụng trong thời gian nghiên cứu thực tế. [8]

Hội thảo khoa học bàn về vấn đề Ngân sách nhà nước như: “Nâng cao hiệu quả và tăng trưởng bền vững” (Hà nội ngày 30 - 31/10/2013 tại Hà Nội, Viện Chiến lược phát triển (Viện CLPT) thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam phối hợp với Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) tổ chức Hội nghị khu vực Châu Á trong khuôn khổ chương trình chia sẻ tri thức năm 2013). Các ý kiến trong hội nghị chỉ ra hiệu quả công tác đầu tư công tại Việt nam trong thời gian qua; Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc quản lý đầu tư công được đánh giá là gần gũi và phù hợp với nhiều

nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Các tài liệu sử dụng trong hội thảo với phạm vi nghiên cứu rộng bao gồm thu, chi NSNN; quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, an ninh quốc phòng, xã hội.

Ngoài ra, còn có các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này như:

Đề tài “Phương hướng hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách địa phương theo đặc điểm của mỗi cấp chính quyền ở Việt Nam” (2002), Luận án tiến sĩ kinh tế của Hoàng Công Uẩn, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Công trình này đã nghiên cứu cơ chế phân cấp quản lý NSNN từ trung ương trở xuống. Tuy nhiên chưa nghiên cứu cụ thể cơ chế phân cấp quản lý NSNN giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện, đặc biệt tại một địa bàn cụ thể. Ở công trình này tác giả đã kế thừa về mặt cơ sở lý luận của cơ chế phân cấp quản lý NSNN áp dụng vào cơ chế phân cấp quản lý NSNN cấp tỉnh và cấp huyện cho luận văn của mình. [9]

Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ” (2011) luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Cẩm Liêm, trường Đại học Đà Nẵng.

Đề tài “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”

(2002), luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phạm Đức Hồng. Ở đề tài này tác giả cũng đã nghiên cứu lý luận về phân cấp ngân sách, trong đó có phân cấp ngân sách địa phương và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện ngân sách địa phương. Nhìn từ đề tài này tác giả kế thừa được những nét tinh tú của ngân sách địa phương, đưa vào cụ thể địaphương mình trực tiếp nghiên cứu về mặt lý luận và mặt giải pháp. [10]

Đề tài “Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” (2012) luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Bùi Minh Thành trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh năm 2012.

Đề tài “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên” năm 2007, luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Hà Việt Hoàng. Đề tài này gần sát với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Tuy nhiên phạm vi rộng hơn, nói về công tác quản lý ngân sách cấp huyện nói chung, ở cả hai mảng thu chi ngân sách nhà nước. Qua đề tài này tác giả kế thừa được những cơ sở lí luận về

quản lý thu ngân sách nhà nước, đồng thời căn cứ vào thực trạng nghiên cứu để đưa ra giải pháp phù hợp cho luận văn của mình. [11]

Đề tài “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” (2006), luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Hoài Phương. Luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau: Khái quát lại những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý thu, chi ngân sách; Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2001; Nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác thu, chi ngân sách để làm cơ sở đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu có tính thực thi nhằm hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của Thành phố Nha Trang trong thời gian tới. Công trình này mặc dù cũng nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể tuy nhiên thời gian nghiên cứu đã lâu, tác giả đã nghiên cứu đồng thời cả mảng thu và chi ngân sách. Qua đây tác giả kế thừa được một số nội dung trong công tác thu ngân sách và một số giải pháp trên một địa bàn nghiên cứu cụ thể cho luận văn của mình. [12]

Đề tài "Giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" (2009), luận văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Tuấn, Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nhà nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho đề tài. Đánh giá thực trạng từng khoản thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn, xác định nguồn thu chủ yếu là từ cấp quyền sử dụng đất, nguồn thu tiềm năng là thu CTN – NQD. Trên cơ sở xu hướng biến động qua từng năm để đánh giá những kết quả đạt được, rút ra những tồn tại và chỉ rõ nguyên nhân để có cơ sở cho việc đề ra các giải pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Trên cơ sở lý luận chung về NS và thu NSNN, thực trạng công tác quản lý thu trong cân đối ngân sách, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cơ bản; trong mỗi nhóm đề ra những giải pháp cụ thể để tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách. Ðây là những giải pháp có tính khả thi, phù hợp. [13]

Nhìn chung các luận án, đề tài này đã tiếp cận và đi vào nghiên cứu sâu về từng vấn đề như: quản lý chi NSNN, quản lý thu chi trên nhiều địa bàn

(các tỉnh duyên hải miền trung) (dự toán, kiểm soát chi, quản lý định mức chi tiêu). Các luận án, đề tài đã đưa ra những kết luận, kiến nghị chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc, những nhiệm vụ cụ thể của giai đoạn trước năm 2010. Điều có thể nhận thấy rõ nhất là hầu như các công trình nghiên cứu, các luận án, đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý thu, chi NSNN cho các tỉnh nói chung. Phần lớn các tác giả đều xuất phát từ mục tiêu tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu của NSNN cho các hoạt động sự nghiệp, nên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu chưa thật sự thoát ra khỏi tư duy bao cấp, chỉ mới nghiên cứu để tháo gỡ những vấn đề bất cập trong thực tế mà thôi; Chưa có một luận văn, đề tài nào đề cập đến nghiên cứu về giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn một huyện cụ thể.

Riêng đối với đề tài giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước của huyện Đoan Hùng đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ có một số bài báo của tỉnh, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể nội dung nói trên. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra, vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của huyện để quản lý thu, chi ngân sách có hiệu quả hơn, đồng thời có những giải pháp cụ thể, thiết thực, hữu ích để tăng thu NSNN trên địa bàn huyện.

Kết luận chương 1

Chương 1 tác giả đã hệ thống hoá đầy đủ, rõ ràng các vấn đề lý luận về NSNN, thu NSNN, nội dung và các hình thức thu NSNN. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu NSNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm về thu NSNN dựa trên kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số địa phương trên cả nước. Đó chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu NSNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện đoan hùng tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)