Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 92 - 96)

. Khái niệm, vai trò, đặc điểm về quản lýthị trường

3. Quan điểm về công tác quản lý nguồn nhân lực trong lực lượng quản lýthị

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý

3.2.1.1 H àn thiện cơ cấu, tổ chức ộ máy chuyên trách tr ng công tác QLTT trên địa àn tỉnh Phú Thọ

Thứ nhất, về xây dựng mô hình tổ chức bộ máy QLTT. Xây dựng mô hình tổ chức

theo hướng tự quản của chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ và thực hiện phân quyền hành chính trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm có thể được tiến hành xây dựng từng bước cho phù hợp. Thực hiện chức năng QLTT theo hướng “nguyên tắc tự quản” và cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường tách ra khỏi cơ cấu tổ chức của Sở Công thương hình thành nên một hệ thống ngành dọc, cơ quan độc lập trong hệ thống cơ quan hành pháp ở địa phương.

Đối với HĐND và UBND tỉnh Phú Thọ thực hiện vai trò tự quản về các lĩnh vực, trong đó có quản lý Nhà nước về thị trường và thực hiện các nhiệm vụ Trung ương giao. Theo đó, các cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý chuyên môn do ngành dọc tổ chức, biên chế, cơ cấu và trả lương. Cơ quan QLTT tại địa phương thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, trong việc tổ chức thực hiện các định hướng, mục tiêu phát triển thị trường. Chẳng hạn như, nhiệm vụ phát triển cơ sở hạ tầng về hệ thống chợ, siêu thị nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thị trường. Tuy nhiên, lúc đầu chỉ nên thực hiện một số

nhiệm vụ nhất định trong nội dung QLTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo hướng tự quản, khi có đủ điều kiện sẽ tổ chức theo quy định của Luật về thị trường.

Đối với công tác bảo vệ thị trường như kiểm tra, kiểm soát thị trường không nên để như hiện nay (thuộc Sở Công Thương) mà tách ra thành hệ thống cơ quan hành chính độc lập thực hiện theo cơ chế “phân quyền hành chính” từ Trung ương xuống địa phương. Ở mỗi cấp đơn vị hành chính lãnh thổ sẽ tổ chức cơ quan QLTT theo cấp và thực hiện chức năng được ủy quyền hành chính cụ thể. Bên cạnh đó, ở các chợ, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu chế xuất,... thành lập Ban quản lý. Các cơ quan này không phụ thuộc vào UBND tỉnh mà phụ thuộc vào cơ quan hành chính cấp trên (ở Trung ương) về biên chế, tổ chức và thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, giữa nhiệm vụ định hướng, quy hoạch, điều tiết, thực hiện các công cụ và biện pháp QLTT tỉnh Phú Thọ do HĐND và UBND thực hiện theo cơ chế tự quản, còn chức năng bảo vệ thị trường do cơ quan hành chính độc lập thực hiện. Việc tách ra như vậy, nhăm đảm bảo phát huy vai trò quản lý Nhà nước về thị trường và có điều kiện để tổ chức, thực thi công tác bảo vệ thị trường có hiệu quả.

Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác QLTT theo mô hình tổ

chức trên. Đối với đội ngũ CBCC tham gia trong bộ máy chính quyền tỉnh Phú Thọ vẫn giữ nguyên cơ cấu như hiện hành nhưng có sự sắp xếp lại cho phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn theo các chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền do pháp luật quy định. Đối với cơ quan làm công tác bảo vệ thị trường (Cục, Đội QLTT) khi tách ra cần thực hiện biên chế tổ chức thực hiện theo hai loại. Loại biên chế chính thức các CBCC và điều tra viên, KSV theo chuyên môn nghiệp vụ quản lý (cơ cấu cứng) và loại cộng tác viên (trưng tập theo yêu cầu khi cần thiết). Nếu biên chế cứng được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì cơ cấu mềm (cộng tác viên) được trả thù lao theo hợp đồng (hợp đồng theo từng vụ việc, từng thời hạn) của Thủ trưởng cơ quan QLTT có thẩm quyền.

3.2.1.2 H àn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng, cơ quan tham gia QLTT trên địa àn tỉnh Phú Thọ

Thời gian qua Chi cục QLTT nay là Cục QLTT tỉnh Phú Thọ hoạt động theo mệnh lệnh hành chính hai đầu (UBND và cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên). Do vậy,

hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Để khắc phục các nhược điểm này và phù hợp với mô hình tổ chức trên, cơ quan quản lý (Tổng cục, Cục, Đội QLTT) và thực hiện sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiến hành như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý cơ quan thực hiện chức năng kiểm soát thị trường.

Hoàn thiện cơ chế quản lý tức là khắc phục những nhược điểm hiện có để có được một cơ chế đồng bộ và hiệu quả hơn. Đối với hệ thống cơ quan QLTT (Tổng Cục, Cục, Đội QLTT) khi tách ra thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát độc lập các vi phạm về thị trường có thể được tiến hành theo hướng sau:

Một là, phân định chức năng, nhiệm vụ QLTT theo cấp hệ thống cơ quan, tổ chức cơ

quan QLTT được tổ chức từ Trung ương đến địa phương theo các cấp đơn vị hành chính tương đương. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ bảo vệ thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường theo cấp đơn vị hành chính lãnh thổ. Chẳng hạn như, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng ở các chợ, siêu thị thì trao quyền cho Đội QLTT thực hiện phối hợp với Ban quản lý chợ, siêu thị. Do vậy, cần thiết phải có sự phân định theo tiêu chí khoa học về thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát và thẩm quyền xử lý VPHC (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự). Chẳng hạn, đối với kiểm tra, kiểm soát buôn lậu tất cả các cơ quan QLTT ở các cấp đơn vị hành chính lãnh thổ đều có quyền, kiểm tra, kiểm soát các vi phạm về thị trường. Nhưng, đối với thẩm quyền xử lý sẽ phân theo tính chất, mức độ của vi phạm để giao cho cơ quan tương ứng ra quyết định xử lý. Như vậy, sẽ hình thành nên một hệ thống cơ quan chuyên làm nhiệm vụ kiểm soát thị trường vừa đảm bảo phát hiện, kiểm tra, kiểm soát vừa đảm bảo xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hai là, hoàn thiện cơ chế phối hợp nội bộ khi thực hiện chức năng kiểm soát thị

trường. Để cho chức năng, nhiệm vụ trên được hoạt động có hiệu quả cần xây dựng cơ chế để giám sát tính minh mạch, đúng pháp luật, dân chủ, công khai của các cơ quan trong hệ thống cơ quan bảo vệ thị trường. Do vậy, cần xây dựng và hoàn thiện các cơ chế như: cơ chế độc lập phát hiện kiểm tra, kiểm soát theo pháp luật (pháp luật về thị trường) sử dụng cơ chế Thanh tra hành chính (Thanh tra chuyên ngành QLTT) khi có dấu hiệu vi phạm hay khiếu nại, tố cáo của công dân về hành vi hành chính, quyết định

hành chính (theo Luật Khiếu nại và tố cáo) của cơ quan QLTT và người có thẩm quyền xây dựng quy chế hoạt động công vụ QLTT trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan ... Như vậy, cơ chế này sẽ đảm bảo tính trung thực, khách quan và trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ của cơ quan QLTT các cấp.

Thứ hai, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa cơ quan QLTT với các cơ quan khác trong

hệ thống cơ quan Nhà nước. Nội dung này đòi hỏi phải có sự phối hợp cụ thể theo các mối quan hệ sau:

Một là, mối quan hệ với Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 trong việc tham mưu cho UBND ban

hành các văn bản quan trọng trong công tác QLTT. BCĐ 389 Trung ương, tỉnh và BCĐ 389 cấp huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, cơ quan QLTT với chức năng là cơ quan thường trực của BCĐ 389 trên địa bàn cần xây dựng mối quan hệ giữa lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, điều phối và là cầu nối giữa cơ quan QLTT với UBND cùng cấp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn được phân công.

Hai là, mối quan hệ với UBND cùng cấp. Mối quan hệ giữa UBND cùng cấp với cơ

quan QLTT chỉ là mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ QLTT trên địa bàn. Do đó, chỉ là sự phối hợp trao đổi thông tin nhằm đảm bảo cho chức năng quản lý của mỗi hệ thống cơ quan.

Ba là, mối quan hệ với cơ quan, công an, kiểm sát và xét xử. Mối quan hệ này chỉ ra

tính phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan. Ví dụ như, sự phối hợp giữa cơ quan QLTT với công an,... trong việc truy đuổi, bắt giữ, tịch thu phương tiện, tang vật vận chuyển buôn lậu, gian lận thương mại hay trong mối quan hệ với cơ quan điều tra để đưa các vụ việc có dấu hiệu hình sự ra truy cứu trách nhiệm hình sự,.

Bốn là, mối quan hệ với các cơ quan giám định,... ở các trung tâm, viện nghiên cứu.

Đây là mối quan hệ cơ bản giữa cơ quan QLTT và các kỹ sư, kỹ thuật viên nhằm giám định các loại hàng hóa, nhãn hiệu,... theo yêu cầu của cơ quan QLTT. Mối quan hệ này được thực hiện thông qua dạng hợp đồng theo từng vụ việc cần trưng tập giám định viên cụ thể.

Năm là, mối quan hệ với tổ chức chính trị, chính trị xã hội. Nhằm đảm bảo công tác

QLTT, yếu tố tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nguồn tin tố giác của quần chúng có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, việc phối hợp giữa cơ quan QLTT với các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội các đoàn thể quần chúng để phát huy vai trò này là không thể thiếu trong việc nâng cao hoạt động QLTT trên địa bàn tỉnh.

Tóm lại, việc hoàn thiện cơ chế theo mô hình tổ chức mới sẽ đảm bảo việc xác định tốt nhiệm vụ bảo vệ thị trường theo từng giai đoạn để từ đó có thể kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ cấu nhân lực hợp lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác QLTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 92 - 96)