Tăng cường công tác quản lý và sử dụng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 104 - 106)

. Khái niệm, vai trò, đặc điểm về quản lýthị trường

3. Quan điểm về công tác quản lý nguồn nhân lực trong lực lượng quản lýthị

3.2.5 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng nhân lực

3.2.5.1 Tăng cường công tác quản trị sắp xếp công việc

Hoàn thiện quy chế công vụ trong hoạt động quản lý Nhà nước về thị trường. Quy chế công vụ là văn bản quy định hệ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động quản lý Nhà nước của CBCC, thanh tra viên, kiểm tra viên, KSV trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xây dựng quy chuẩn đạo đức công vụ cho đội ngũ CBCC này. Để đánh giá tốt hiệu quả hoạt động của từng nhân sự cơ quan QLTT tỉnh cần xây dựng quy chế theo các hệ tiêu chí sau:

- Xây dựng hệ tiêu chí cho đội ngũ CBCC thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường. Nếu xét trong biên chế, tổ chức của cơ quan QLTT mà luận văn nêu lên thì bao gồm có CBCC có vai trò lãnh đạo (Thủ trưởng cơ quan), KSV và nhân viên. Như vậy, xác định trách nhiệm của người đứng đầu theo hệ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Đây chính là cơ sở để xác định trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo tháng, quý và năm. Song, việc xây dựng hệ tiêu chí này phải sát với nhiệm vụ của hoạt động quản lý theo cấp và địa bàn cụ thể.

- Hoàn thiện hệ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của KSV trong thực hiện nhiệm vụ QLTT được giao. Đây là vấn đề khó, cần có sự đầu tư nghiên cứu. Nhưng, ban đầu có thể khắc phục cách đánh giá CBCC hiện hành theo tiêu chí số lượng các vụ việc được phát hiện.

Như vậy, xây dựng hệ tiêu chí công vụ đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ là cơ sở pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc sắp xếp công việc đạt hiệu quả cao.

3.2.5.2 Tăng cường công tác quản trị tr ng đề ạt, ổ nhiệm thuyên chuyển

- Đề ạt và ổ nhiệm là sắp xếp, bố trí cán bộ lên chức vụ cao hơn, hoặc giao cho họ

những nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng hơn.

Xác định cụ thể, rõ ràng những cơ sở tiêu chuẩn có tính nguyên tắc như dựa trên cơ sở phân tích công việc, thành tích, tiềm năng. Những người thực hiện được mục đích quản lý của tổ chức: khuyến khích được những người lãnh đạo có năng lực, những bậc thang thăng tiến được xác định ranh giới trách nhiệm. Công tác quản trị nhân lực cần áp dụng phương pháp đề bạt mang tính tích cực, chẳng hạn việc đánh giá cán bộ được giới thiệu vào chức vụ mới có thể dùng một tập thể bỏ phiếu đánh giá tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn này là những chuẩn mực phải có ở cán bộ trong một vị trí công tác cụ thể sắp được giao phó.

Khuyến khích, đãi ngộ những lao động cao tuổi đang công tác tại các bộ phận phòng, đội, bởi họ là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn lâu năm. CBCC không phải giỏi ở bằng cấp mà qua thực tiễn công việc tích lũy được kinh nghiệm. Chính vì vậy, lực lượng lao động này sẽ là người hướng dẫn, truyền đạt những kinh

nghiệm cho thế hệ trẻ kỹ năng, nghiệp vụ phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, Công tác quản trị nhân lực nên có chế độ ưu đãi, đề bạt đúng người, đúng vị trí, không nên áp dụng máy móc quy chế luân chuyển, đề bạt, nhất là đối với lao động nữ.

- Chuyển công tác là bố trí cán bộ sang làm một vị trí, nhiệm vụ khác phù hợp với khả

năng của họ.

Thực hiện công tác thuyên chuyển cán bộ nhằm kích thích khả năng giỏi nghề nghiệp và linh hoạt trong lĩnh vực hoạt động để thực hiện mục tiêu của tổ chức, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong công việc đào tạo cán bộ toàn năng (giỏi một việc, tiến tới giỏi nhiều việc) tạo cho cán bộ có sự năng động, tránh lối mòn trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)