Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 98 - 104)

. Khái niệm, vai trò, đặc điểm về quản lýthị trường

3. Quan điểm về công tác quản lý nguồn nhân lực trong lực lượng quản lýthị

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất

đạo đức

3.2.4.1 Nâng ca chất lượng đầu và của cán ộ tr ng lực lượng QLTT

Như đã phân tích ở phần trên, chất lượng đầu vào của cán bộ Cục QLTT chưa cao, mục tiêu nhiệm vụ của lực lượng trong thời gian tới đòi hỏi nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ Cục QLTT mới đảm đương được công việc.

Thực tế, trong thời gian qua khâu tuyển dụng đầu vào của Cục QLTT có bất cập: khi là đối tượng tuyển mới thì chủ yếu là con em cán bộ trong ngành hoặc có quen biết, tốt nghiệp đại học chính quy đạt loại khá trở lên, biết ngoại ngữ, tin học cơ bản. Cán bộ được điều động. thuyên chuyển từ cơ quan, đơn vị khác hoặc từ cơ sở lên cũng đã cố gắng bố trí phù hợp với ngành nghề đào tạo nhưng còn ít chủ yếu từ các ngành khác sang, chưa đáp ứng hoàn toàn với công việc dẫn tới hiệu quả hoạt động của đơn vị chưa cao. Từ nay đến năm 2020, chất lượng NNL Cục QLTT đứng trước sức ép phát triển tổ chức theo phương thức mới. Điều này gây nên tình trạng nguồn lao động đầu vào chưa đủ chất lượng, chưa được trang bị kỹ năng làm việc cơ bản. Do đó, nâng cao chất lượng đầu vào của cán bộ Cục QLTT tỉnh Phú Thọ là nhiệm vụ cấp thiết, cần sớm được thực hiện.

- Đảm bảo thực hiện mục tiêu của đơn vị mà ngành và cấp trên giao cho.

- Đảm bảo chất lượng cán bộ về băng cấp chuyên môn, về cơ cấu độ tuổi, về cơ cấu giới tính, tâm huyết với nghề, có kỹ năng tối thiểu khi vào ngành.

+ Nâng cao tỷ lệ lựa chọn số người được tuyển/số hồ sơ nộp. Trình độ đầu vào cao hơn, yêu ngành nghề hơn, học vấn, bằng cấp phù hợp.

+ Đảm bảo đầy đủ và cân đối nguồn cán bộ Cục QLTT tỉnh Phú Thọ theo mục tiêu đến năm 2020.

+ Chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho cán bộ trong ngành trước khi họ bắt đầu công việc thực sự.

động hướng vào thu hút NNL, hoạt động tuyển dụng nâng cao lựa chọn, trình độ cá nhân, tính cơ cấu độ tuổi vùng miền, cụ thể là:

- Quảng bá hình ảnh của lực lượng QLTT trước công chúng, sinh viên nhất là đối tượng trẻ, có năng lực, yêu ngành, yêu nghề không có sức ép tâm lý khi làm việc. - Xây dựng các kênh cung cấp NNL đa dạng để huy động nhân lực từ các nguồn khác nhau.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa chỉ tiêu tuyển dụng lên các trang mạng, trang mạng ngành. Ngay chính trong nội bộ ngành, huy động sự tìm kiếm, giới thiệu người mới từ chính các cán bộ hiện tại của ngành. Thêm nữa, có kênh đặc biệt thu hút chuyên gia là người đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

- Triển khai các chương trình phối hợp với các trường đại học chuyên ngành phù hợp để tuyển dụng sinh viên giỏi. Thu hút sinh viên xuất sắc đến thực tập, làm việc. Để các em thấy đây là nơi các em được thể hiện sức sáng tạo, được đào tạo những lĩnh vực mới, được tham gia vào sự phát triển của đất nước, của tỉnh nhà,... ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Cục QLTT tổ chức buổi phỏng vấn, thi tuyển dành riêng cho sinh viên khá giỏi sắp và vừa tốt nghiệp. Lựa chọn thi tuyển các cán bộ thuyên chuyển, điều động. Các yêu cầu tuyển dụng được đưa về trực tiếp các trường, học viện, cơ quan, đơn vị, địa phương. - Cục QLTT cần có cán bộ chuyên trách về tuyển dụng, đào tạo. Để thực hiện thường xuyên các biện pháp được đề cập ở trên, cần có người thực hiện chuyên môn hoá công việc đó. Hiện tại, cán bộ nhân sự của Cục QLTT chưa chuyên môn hoá rõ rệt theo từng mảng công việc, mới chỉ giải quyết sự vụ, kiêm nhiệm, chưa chuyên biệt một cách hệ thống.

- Xây dựng được hệ thống vệ tinh cung cấp thông tin về NNL. - Xây dựng trung tâm đào tạo nội bộ.

Trong phần phân tích trên, CBCC lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ có tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ chung với đặc thù công việc hành chính thuộc các cơ quan nhà nước và theo tiêu chí chung, thì còn nhiều tiêu chí là điểm yếu của CBCC lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ kể cả năng lực tư duy, chuyên môn và kỹ năng thực hành.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn năng lực riêng cho CBCC lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Đây là căn cứ để tuyển dụng, đào tạo, đánh giá và thăng tiến cho CBCC lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ.

- Làm tốt công tác dự báo: tình hình kinh tế thị trường.

- Xây dựng khung năng lực cho CBCC lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. - Có cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị liên quan.

- Tổ chức trinh sát, điều tra về sự cần thiết của các tiêu chí năng lực cho CB,CC lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Định kỳ phân tích và cập nhật.

3.2.4.3 ca năng lực ch lãnh đạ quản lý

Hiện tại, đội ngũ lãnh đạo của lực lượng QLTT còn nhiều điểm yếu (hiểu biết quản lý hướng về mục tiêu, quản lý nhân sự, nghiên cứu phân tích khoa học kỹ năng đánh giá, giám sát, dự báo, kỹ năng khuyến khích,...). Ngoài ra họ chưa đủ khả năng và chưa có kinh nghiệm quản lý trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới.

Vấn đề phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo có đủ năng lực quản lý trong môi trường mới. - Đào tạo đội ngũ lãnh đạo có đủ khả năng đảm nhiệm mọi cấp độ công việc theo yêu cầu mới.

- Đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế về mô hình phát triển khả năng lãnh đạo.

- Xác định lộ trình đào tạo cán bộ lãnh đạo theo quy trình quản lý con người theo chuẩn quốc tế.

Kinh nghiệm của một số cơ quan, đơn vị thành công đó là, họ có chiến lược đầu tư về con người:

+ Họ đã thay đổi cách suy nghĩ về NNL. Họ thay đổi từ tư tưởng “Khai thác NNL” thành “nuôi dưỡng và khuyến khích tài năng”.

+ Để theo lộ trình, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ cần có quy trình quản lý NNL riêng, có những cách thức nâng cao quy trình quản lý NNL.

- Xây dựng các chương trình đào tạo kết hợp với thực hành các kỹ năng quản lý cho cán bộ lãnh đạo. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản lý nhân lực, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng diễn đạt vấn đề,...

Bài học cách đào tạo hướng về thực hành và quản lý kết quả với những lĩnh vực mới. - Quá trình đào tạo cán bộ quản lý phải được xác định lộ trình lớn, từ trang bị kiến thức đến giai đoạn thử thách trong thực tế.

- Trong quá trình đào tạo kiến thức, học theo phương pháp xử lý tình huống. - Một số nội dung quản lý cơ bản cần được đào tạo, bổ sung như:

+ Quản lý NNL

+ Kiết thức tư duy logic và khoa học + Kiến thức về tin học

+ Kỹ năng diễn đạt vấn đề (kỹ năng thuyết trình) + Kỹ năng khuyến khích

+ Kỹ năng làm việc nhóm

+ Cần có khoá học đào tạo quản lý theo kết quả, hiệu quả công việc, hiệu quả của lực lượng.

- Đào tạo bổ sung cho cán bộ lãnh đạo hiện tại:

Nội dung đào tạo bổ sung xuất phát từ nhu cầu thực tế có một số lãnh đạo quản lý cần được bổ sung kiến thức, kỹ năng. Theo phân tích ở trên, đó chính là do lãnh đạo quản lý ít kinh nghiệm, chưa học kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý nhân sự hoặc mới về làm tại Cục QLTT tỉnh Phú Thọ.

Với cán bộ lãnh đạo ít kinh nghiệm (làm công tác quản lý dưới 5 năm), nội dung cần đào tạo bổ sung là kiến thức về các mục tiêu dài hạn của lực lượng, kiến thức về lập kế hoạch, đánh giá, giải quyết vấn đề, kỹ năng dự báo, kỹ năng khuyến khích,... Đây là các kỹ năng thực hành, vì vậy, hình thức đào tạo nên dưới dạng các buổi thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm.

Với cán bộ lãnh đạo chưa học quản lý nhà nước, chính trị, quản lý nhân sự, phát triển NNL cần bố trí để họ tham gia các khoá học.

Với cán bộ lãnh đạo mới về làm việc tại Cục QLTT tỉnh Phú Thọ (thuộc phòng, đội trực thuộc) kiến thức cần bổ sung là hệ thống các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị phụ trách, kiến thức chuyên môn, quản lý hướng về mục tiêu kế hoạch, kiến thức phân tích tình hình.

- Xây dựng lộ trình phát triển cán bộ lãnh đạo quy hoạch rõ ràng.

Thay đổi cách giảng và học trong các khoá đào tạo cán bộ lãnh đạo, chú trọng phương pháp thảo luận, trao đổi, giải quyết tình huống. Sự thay đổi này phải ở cả giáo viên hướng dẫn và học viên.

3.2.4 4 Nâng ca năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ QLTT ch KSV lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ

KSV Cục QLTT tỉnh Phú Thọ là lực lượng chính đảm nhiệm công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng. Hiện tại, năng lực của KSV chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu về năng lực trong thực hiện nhiệm vụ giai đoạn mới, khi mà yêu cầu công việc đòi hỏi cao hơn, cộng với lộ trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế (Chưa hiểu nhiều về hội nhập WTO, tiếng Anh còn ở mức độ thấp). Đến năm 2020, tầm phát triển và hiệu quả hoạt động của tổ chức cần đội ngũ KSV chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo hơn nhiều.

- Trang bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức thực hiện công việc, các kỹ năng liên quan đến nhiệm vụ và kỹ năng liên quan đến mối quan hệ với con người nói chung cho KSV Cục QLTT tỉnh Phú Thọ.

- Nâng cao phong cách làm việc chuyên nghiệp của KSV lực lượng QLTT. - Đào tạo kiến thức, nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ với KSV.

+ Kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc. + Kiến thức, kỹ năng làm việc

+ Phong cách làm việc chuyên nghiệp

Các khoá học quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc là cần thiết bắt buộc đối với mỗi KSV để đảm bảo tính khoa học, tiến độ. Hiện tại chỉ có một số khoá học của ngành về kiến thức, kỹ năng làm việc và chưa được tổ chức định kỳ mang tính hệ thống và tổng thể về kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công việc.

Tổ chức khoá đào tạo kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ và khoá đào tạo kiến thức, kỹ năng làm việc định kỳ. Hiện tại, các khoá học này chỉ được tổ chức khi có yêu cầu. Khi xử lý tình huống gặp trở ngại vấp váp hoặc có người mới thì tự đào tạo, thường mất thời gian nghiên cứu. Nếu định kỳ có các khoá học nâng cao kiến thức quy trình chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức, kỹ năng làm việc thì khả năng chuyên môn của KSV được nâng cao hơn nhiều.

Quy định tổ chức khoá học có thể giao cho bộ phận phụ trách đào tạo của phòng tổ chức hành chính kết hợp với các phòng ban chuyên môn hoặc đề nghị các phòng ban, đơn vị tổ chức theo nhóm chuyên đề của ngành.

- Tổ chức định kỳ khoá học về kỹ năng thực hành công việc, xử lý tình huống. Các khoá học cần tổ chức:

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện

+ Biết tìm giải pháp cho vấn đề khó khăn + Kỹ năng làm việc theo nhóm

Trình độ chuyên nghiệp của các KSV. Trong quá trình làm việc, mô hình làm việc, cách làm việc, giao tiếp theo khung chuẩn của ngành và chuẩn quốc tế.

- Tổ chức hội thảo về kiến thức thực hành.

Hiện nay, lực lượng QLTT chưa có tổ chức định kỳ các buổi hội thảo, bài học, kinh nghiệm về các kỹ năng tổ chức thực hiện công việc. Các buổi tập huấn của ngành có đan xen nội dung này, tuy nhiên cũng chỉ được một số ít người tham gia và nội dung chưa được đầy đủ, phong phú.

+ Đưa các hoạt động hội thảo thành hoạt động định kỳ. Giao cho Ban tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề này và tìm người thuyết trình hoặc phân bổ nhân lực về các phòng ban đơn vị theo chuyên môn.

+ Có chính sách tổ chức, tham gia hội thảo ở các phòng ban, đơn vị. Các phòng ban, đơn vị sẽ chịu trách nhiệm trình bày hội thảo theo định kỳ. Quy định này sẽ tạo điều kiện nhiều người cùng tham gia hội thảo.

Các hội thảo cần tổ chức:

+ Chuyên đề về kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng, ngành hàng + Phong cách làm việc chuyên nghiệp

+ Bài học, kinh nghiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ

- Có chính sách nâng cao vai trò đào tạo cho KSV trong cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn nhân lực tại chi cục quản lý thị trường tỉnh phú thọ (Trang 98 - 104)