Nâng cao trình độ cán bộ quản lý Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 102 - 106)

8. Các công trình khoa học công bố có liên quan

3.4.7 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý Ngân sách nhà nước

Hiệu quả quản lý NSNN phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức bộ máy quản lý NSNN và

chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tài chính, KBNN và cán bộ kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý NSNN cần phải:

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của cơ quan tài chính các cấp theo hướng đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đọan mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi ngân sách thuộc quyền quản lý.

- Tiếp tục thực hiện tinh giản bộ máy quản lý: Chính quyền địa phương cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giản bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về NS để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rườm rà về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến kinhtế xã hội của địa phương.

- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan, đơn vị trong ngân sách huyện Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Tài chính và KBNN phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở các điều luật quy định. Phân định rõ ràng trách

nhiệm của từng đơn vị trong NS huyện sẽ tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong việc quản lý thu, chi ngân sách, đảm bảo NS huyện ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, phát hiện

và xử lý kịp thời những sai phạm trong NS huyện. Từ đó tạo điều kiện cho chính

quyền Nhà nước cấp huyện thực hiện tốt , điều hành NS của huyện, cụ thể chức năng

của từng đơn vị như sau:

+ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện:

 Ban hành văn bản hướng dẫn về điều hành NS huyện, tạo sự thống nhất trong quản lý, điều hành NS trên địa bàn.

 Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cấp xã thực hiện tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên, chế độ hạch toán kế toán theo chế độ kế toán nhà nước..

 Đề xuất, kiến nghị với UBND cấp huyện, Sở Tài chính những giải pháp cần thiết để tăng cường quản lý hoạt động tài chính xã trên địa bàn.

+ Đối với Chi cục thuế:

Chi cục thuế cấp huyện với chức năng, nhiệm vụ của mình tăng cường việc hướng dẫn, tuyên truyền, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Thuế, quy trình và nghiệp vụ quản lý thuế cho đối tượng nộp thuế, các cơ quan và chính quyền cấp dưới. Tập trung thu đúng, thu đủ nguồn thu vào NSNN, đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của các cấp chính quyền địa phương và đầu tư phát triển kinh tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật thuế, nghĩa vụ thuế tại các Chi cục thuế, đội thuế, chính quyền các cấp, đối tượng nộp thuế.

+ Đối với Kho bạc nhà nước cấp huyện:

 Tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động thanh toán và kiểm soát chi, kịp thời đảm bảo kinh phí hoạt động của huyệnnhưng vẫn tuân thủ theo đúng chế độ quy định. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định đối với hoạt động ngân sách huyện, đặc biệt là thu ngân sách, tạo điều kiện cho Ban tài chính huyệnhạch toán, theo dõi đầy đủ nội dung, thông tin liên quan đến thu, chi ngân sách huyện.

 Hướng dẫn, chấn chỉnh kỷ luật trong hoạt động thanh toán của Tài chính huyện.

Quy định định mức tồn quỹ tiền mặt tại các đơn vị phù hợp với tình cụ thể tại địa phương.

+ Hội đồng nhân dân các cấp:

HĐND huyện cần tăng cường hoạt động giám sát của mình đối với hoạt động tài chính, đặc biệt là giám sát việc được Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn quyết định,

giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ đối với các đối tượng đảm bảo xã hội, người có công, giám sát việc thực hiện các giải pháp tài chính để quản lý, điều hành các hoạt động tài chính xã, thị trấn, để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an

ninh tại địa phương.

+ Ban thanh tra nhân dân:

Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm. Thông qua Ban thanh tra nhân dân để thực hiện quyền giám sát của nhân dân. Cần tăng cường vai trò, nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân trong quản lý hoạt động tài chính, nhằm phòng ngừa, phát hiện những vi phạm đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với hoạt động tài chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách

nhiệm.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính theo hướng:

+ Thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế -xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý … và căn cứ vào kết quả rà soát để xây dựng,

thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người.

+ Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NSNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán, cán bộ tài chính xã, thị trấn để mọi người hiểu và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải được đặc biệt chú trọng để đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ những chủ trương, chính sách của nhà nước và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách tự

tin.

+ Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức vềquản lý nhà nước, về kinh tế thị trường, ngọai ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này sao cho họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý chi ngân sách và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi

ngân sách.

+ Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bố trí vào cáccông việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc.

+ Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

+ Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, xây dựng lực lượng cán bộ tin học theo hướng chuyênnghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài, coi đó là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng của hệ thống quản lý chi NSNN.

- Kế hoạch năm 2017, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện phối hợp cùng Sở Tài chính tỉnh thực hiện tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ tài chính, sử dụng phần mềm tài chính tới thủ trưởng các cơ quan và cán bộ tài chính kế toán của 111 đơn vị trong huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)