Những bài học rút ra cho huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

8. Các công trình khoa học công bố có liên quan

1.6.2 Những bài học rút ra cho huyện Yên Dũng

Qua nghiên cứu, xem xét một số bài học kinh nghiệm trong quản lý NSNN ở một số huyện trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý NSNN tại huyện Yên Dũng như sau:

Một là, các địa phương khác nhau có trình độ phát triển kinh tế -xã hội khác nhau, có

trong lĩnh vực quản lý ngân sách, nhất là cải cách thể chế, cơ chế quản lý chi ngân sách cho phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý chi ngân sách ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dưỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.

Hai là, các địa phương rất coi trọng công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến chi ngân sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tượng; chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của nhà nước).

Ba là, các địa phươngđều thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý nhiệm vụ đi đôi với phân cấp quản lý chi ngân sách cho các cấp chính quyền cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Bốn là, các địa phương đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả chi ngân sách nhà nước trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách (từ khâu lập dự

toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN).

Năm là, việc triển khai các hoạt động quản lý chi ngân sách địa phương phải xuất phát từ điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội trên địa bàn và phải liên tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngân sách theo mức độ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Bằng các cơ chế đặc thù, chính quyền địa phương có thể quyết định những vấn đề riêng có của mình, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển chung của địa phương.

ngân sách, các biện pháp quản lý thuế trong một số lĩnh vực như: đất đai, xây dựng cơ bản; khai thác tài nguyên…..

Song song với đó, phổ biến quán triệt kịp thời và đầy đủ những chính sách thuế bổ sung sửa đổi tới đội ngũ cán bộ cũng như người nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan từ huyện đến xã bám sát địa bàn để quản lý tốt các nguồn thu, không để bỏ sót các nguồn thu phát sinh như thuế tiền sử dụng đất, thuế từ các khoản thu XDCB, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mặt khác Chi cục thuế huyện cũng đã tăng cường công tác quản lý cán bộ, tăng cường công tác kỷ cương, kỷ luật lao động, gắn hiệu quả năng suất lao động vào thi đua hàng tháng, hàng quý và cả năm. Chú trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, tư vấn pháp luật về thuế….

Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế -xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương, từng quốc gia khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phảisáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc.

Kết luận chương 1

Việc quản lý NSNN là một việc rất quan trọng để nhà nước thực hiện các chức năng của mình trong điều tiết, phát triển KTXH. Trong phạm vi địa phương, ngân sách địa phương tồn tại như một tất yếu khách quan, là công cụ tài chính của các cấp chính

quyền tương ứng và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế -xã hội của các cấp chính

quyền đã được phân công quản lý.

Quản lý NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để tác động đến quá trình thu-chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản thu-chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đã được Nhà nước quy định, phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN là một vấn đề các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm,

nhất là trong điều kiện hiện nay, việc bố trí nguồn vốn NSNN cho các lĩnh vực chi còn dàn trải, tính bao cấp chưa được xoá bỏ triệt để, hiệu quả đầu tư còn thấp; việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi tiêu ngân sách còn nhiều thất thoát, lãng

phí; chi tiêu hành chính và chi ngân sách cho một số lĩnh vực như y tế, giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết, tình trạng chi ngoài dự toán, chi vượt dự toán không

đúng thẩm quyền, sai quy định của Luật NSNN ...đang trở thành thách thức, cản trở lớn cho quá trình phát triển của huyện Yên Dũng.

Với những cơ sở lý luận cơ bản mang tính khoa học đã trình bày ở Chương I, sẽ giúp hiểu sâu hơn về NSNN, những khái niệm,đặc điểm, vai trò của quản lý ngân sách nhà

nước, những nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệuquả quản lý NSNN, để làm căn cứ đánh giá tình hình quản lý, sử dụng NSNN của huyện Yên Dũng, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN được trình bày ở các chương

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚCHUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)