Nâng cao hiệuquả công tác quản lý chi ngân sách huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 94 - 98)

8. Các công trình khoa học công bố có liên quan

3.4.3 Nâng cao hiệuquả công tác quản lý chi ngân sách huyện

Kiểm soát các khoản chi để sử dụng hiệu quả đồng vốn NS là một đòi hỏi tất yếu. Trong tình trạng nguồn thu đang eo hẹp thì chi NS cũng phải thực thi tiết kiệm đúng mực vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội vừa thực hiện chủ trương tiết kiệm chống lãng phí. Vì vậy bên cạnh tăng cường kiểm soát nguồn thu cần tăng cường kiểm soát các nhiệm vụ chi đặc biệt là trong nhữngkhâu chi còn thể hiện sự yếu kém.

- Đối với quản lý chi đầu tư phát triển:

Như đã phân tích ở Chương 2, hạn chế trong quản lý chi đầu tư phát triển nằm ở khâu lập dự án đầu tư chưa khả thi cho nên việc phân tích các lợi ích kinh tế, xã hội mà dự án đầu tư đem lại đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác phân tích hiệu quả trong lập dự án là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư.

Việc phân tích hiệu quả dự án chủ yếu dựa vào sự nghiên cứu và đánh giá của các cán bộ, chuyên viên trực tiếp thực hiện công tác này do đó chất lượng của công tác này phụ thuộc phần lớn ở năng lực, trình độ chuyên môn của những người làm công tác

phân tích. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác phân tích, cần thường xuyên cho cán bộ, chuyên viên được tập huấn các văn bản liên quan, cử đi học tập kiến thức và kinh nghiệm từ các quân có công tác phân tích hiệu quả đồng thời thường xuyên cập nhật và hệ thốnghóa các văn bản pháp luật mới. Khi đó các tham mưu đề xuất để đưa ra các quyết định đầu tư mới đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách.

Mặt khác, do các dự án thường kéo dài trong nhiều năm mà nhân viên phụ trách có thể thay đổi công tác khi dự án chưa hoàn thành, hoặc dự án đã hoàn thành nhưng giao

cho nhân viên mới tiếp nhận, khi đó việc quản lý hồ sơ, đặc biệt là việc cung cấp hồ sơ khi có yêu cầu sẽgặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần thiết phải sắp xếp, lưutrữ hồ sơ đầu tư các dự án một cách khoa học, đối với những dự án đã hoàn thành thì từng dự án phải có danh mục các tài liệu kèm theo hồ sơ, đối với các dự án chưa hoàn thành thì ghi nhận tiến độ của dự án đó kèm theo hồ sơ để đảm bảo bất kỳ nhân viên nào cũng có thể theo dõi được hồ sơ dự án vào bất kỳ thời điểm nào.

Đồng thời với chấn chỉnh, củng cố công tác đầu tư từ khâu khảo sát, phê duyệt, quyết định các dự án để đảm bảo tính khả thi của các dự án, phải tăng cường trách nhiệm của

chủ đầu tư trong theo dõi việc thực hiện dự án đảm bảo xuyên suốt, khắc phục triệt để tình trạng điều chỉnh thiết kế hoặc đơn vị thi công kéo dài thời gian làm chậm tiến độ cũng như có văn bản nhắc nhở, phê bình những chủ đầu tư sử dụng lãng phí vốn đầu tư như cố ý thanh quyết toán hết kinh phí đầu tư được giao trong năm vì e ngại không sử dụng hết kinh phí sẽ bị cắt giảm. Đặc biệt cần kiên quyết không phê duyệt, không điều chỉnh dự án, nội dung đầu tư khi chủ đầu tư chưa làm rõ hiệu quả và tính khả thi hoặc khi chưa có phân tích kỹ các yếu tố, điều kiện thay đổi.

Mặt khác, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong công tác nghiệm thu công trình đảm bảo đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, nâng cao chất lượng thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Ngoài ra, trong quá trình thanh quyết toán công trình, phải tăng cường các biện pháp

sau:

+ Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các kế hoạch đầu tư như: các dự án đầu tư phải xác định hoàn thành bước đầu sau đó mới tiếp tục ghi kế hoạch cho bước tiếp theo, quy định cụ thể về thời gian hoàn thành từng bước đối với chủ đầu tư để thúc đẩy công tác nghiệm thu và hoàn tất thủ tục thanh toán.

+ Rà soát, kiểm tra thường xuyên các khoản nợ đọng vốn làm cơ sở bố trí nguồn vốn, cố gắng thanh toán dứt điểm đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán.

+ Theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư chủ động xây dựng kế hoạch.

+ Đảm bảo tiến độ thanh toán vốn từ đầu năm, tránh tình trạng tập trung thanh toán vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho công tác giải ngân vốn tại kho bạc nhà nước.

+ Luật NSNN và các văn bản có liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã quy định đầy đủ về quy trình quản lý đầu tư từ khâu lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp phát quản lý vốn và quyết toán. Tuy nhiên, không thể xác định là không xảy ra tiêu cực, do đó công tác kiểm tra, giám sát là hoàn toàn cần thiết. Cụ thể:

hoạch dự toán đầu tư, trong quản lý chất lượng đầu tư, chống tiêu cực trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư đồng thời thúc đẩy việc khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi.

 Có kế hoạch giám sát ngay từ khâu bố trí vốn đầu tư đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Thực hiện giám sát việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Theo đó, không cấp phát vốn đầu tư khi chưa có sự giám sát chặt chẽ việc thực hiện đầu tư.

 Tăng cường tổ chức thanh tra đối với hoạt động đầu tư từ NSNN, kết hợp thanh tra thường xuyên với thanh tra đột xuất, thanh tra toàn diện với thanh tra cục bộ và cần phải có thái độkiên quyết, trung thực trong công tác thanh tra.

- Đối với công tác quản lý chi thường xuyên

Để khắc phục hạn chế trong lĩnh vực chi thường xuyên đối với tiền điện đèn chiếu sáng dân lập, cần tăng cường trách nhiệm của UBND các xã, thị trấn trong việc kiểm tra thời gian phát sáng đèn đường cũng như phối hợp với Công ty Điện lực để kiểm tra về khối lượng điện sử dụng. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên và báo cáo kịp thời về UBND huyện để không gây lãng phí ngân sách trong việc thanh toán tiền điện vì lý do không có biện pháp quản lý việc thực hiện trong thực tế.

+ Trong công tác quản lý các khoản chi NSNN, để nguồn tài chính có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu quản lý theo đúng đường lối, chính sách đòi hỏi huyệnphải xác lập thứ tự ưu tiên trong quản lý chi.

Vì vây, tiếp tục ưu tiên chi thường xuyên trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo y tế, đảm bảo xã hội kết hợp với thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Đồng thời mở rộng xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực để huy động

được mọi nguồn lực trong xã hội, giảm gánh nặng tài chính cho ngân sách. Cụ thể:

 Chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục theo hướng tiếp tục đảm bảo lương và các chế độ theo quy định cho công chức, viên chức, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường;

 Chi thường xuyên sự nghiệp đào tạo theo hướng tăng cường các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Huyện quản lý được học tập tại địa điểm trong Huyện, tiết kiệm thời gian và kinh phí so với việc cử cán bộ

 Chi thường xuyên đối vớisự nghiệp y tếtheo hướng từng bước trang bị trang thiết bị y tế, sửa chữa các trạm y tế xã kết hợp với tăng cường xã hội hóa trong lĩnh vực y tế;

 Chi thường xuyên đối với sự nghiệp xã hội theo hướng đảm bảo đầy đủ các chế độ theo quy định cho các đối tượng chính sách, đồng thời cân đối để thực hiện các khoản chi cứu tế khác như trợ cấp Tết cho người nghèo, người cao tuổi,... đảm bảo tốt nhất vấn đề an sinh xã hôi;

-Đối với chi quản lý Nhà nước: cần quy định cụ thể các nội dung chi từ chi phí chung

đồng thời công khai các nội dung này đến tất cả các cơ quan được trích chi phí chung.

+ Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng NS, tài sản công đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách.Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NS. Người phụ

trách công tác tài chính, kế toán các đơn vị sử dụng NS có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính- NS, chế độ kế toán NS, chế độ kiểm tra nội bộ, ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm. Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, việc mua sắm trang bị và sửa chữa các thiết bị tài sản trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trước khi mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị phải được cơ quan tài chính thẩm định về nhu cầu, giá cả theo đúng quy định hiện hành.

- Tăng cường kiểm soát chi qua KBNN bằng công tác chuyển khoản. KBNN thực hiện thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi cảu thủ trưởng đơn vị sử dụng NS và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng từ cần thiết khác theo quy định và có quyền từ chối các khoản chi NS không đủ điều kiện chi. Việc thanh toán vốn và kinh phí NS thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người được hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp, kho bạc tạm ứng cho đơn vị sử dụng

NS để đơn vị chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó thanh toán với kho bạc theo đúng quy định.

Bảng 3.3: Kế hoạch chi NS Huyện năm 2017

Đơn vị tính: Nghìn đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính cung cấp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)