Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 80)

8. Các công trình khoa học công bố có liên quan

2.4.1 Những kết quả đạt được

Quản lý ngân sách thực chất là quản lý dự toán thu, chi ngân sách nhà nước. Để thực hiện thắng lợi dự toán thu chi ngân sách, hàng năm uỷ ban nhân dân huyện đã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và dự toán ngân sách của uỷ ban nhân dân tỉnh giao để xây dựng và ban hành Cơ chế điều hành ngân sách; trên cơ sở cơ chế điều hành đó đã tăng cường, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các xã và thị trấn và đề ra các kế hoạch, giải pháp trong việc tăng thu, tiết kiệm chi ở từng cơ quan đơn vị và các xã, thị trấn đạt hiệu quả cao nhất.

2.4.1.1 Về công tác quản lý thu

Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện dự toán thu được củng cố và có nhiều đổi mới.

- Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đúng mức; lực lượng thu đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản

xuất kinh doanh; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, có kế hoạch triển khai thu ngay các khoản thu mới phát sinh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu, do vậy đã chủ động tiến hành rà soát lại, đưa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh, hàng tháng tập trung thu dóc số thuế mới phát sinh trong bộ thuế, không để tồn đọng, nhằm hạn chế thấp nhất thất thu cho ngân sách;

- Công tác chỉ đạo và quản lý nguồn thu được củng cố và tăng cường, thực hiện công khai thủ tục kê khai nộp thuế, công khai mức thuế khoán ấn định, quản lý chặt chẽ chế độ hoá đơn chứng từ... tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảo đúng chính sách chế độ nhà nước quy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu.

- Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốt theo quy định của nhà nước, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu tăng so với khi chưa sử dụng hoá đơn. Củng cố lại ban quản lý chợ, tăng cường công tác quản lý chợ, sắp xếp lại chỗ kinh doanh theo vị trí, ngành hàng, góp phần lưu thông hàng hoá tăng thu ngân sách nhà

nước. Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoăc trốn lậu thuế.

2.4.1.2 Công tác chi ngân sách được quản lý chặt chẽ

Hàng năm huyện đã chỉ đạo quyết liệt đã chủ động trong việc cân đối ngân sách, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng ngân sách huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt

Trong quá trình chấp hành ngân sách tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chửa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tàichính hiện hành của nhà nước.

2.4.2 Những hạn chế

- Về công tác lập dự toán thu chi ngân sách:

Nhược điểm chính là dự toán nhiều khi xuất phát từ yêu cầu chính đáng của cơ sở nhưng nhiều khi không hợp lý bởi không tính toán được chính xác nguồn thu tổng thể, mỗi địa phương sẽ có chất lượng dự toán không đồng đều, nhiều trường hợp địa phương cố tình làm tăng dự toán cho địa phương khiến chất lượng dự toán NS không được cao, gây ra sự khó kiểm soát cho cấp trên.

Mặt khác, do nhận thức về công tác quản lý NS của cán bộ làm NS còn đơn giản, dẫn đến việc coi nhẹ, làm lấy lệ khiến cho việc lập dự toán ở một số đơn vị không sát với thực tế, không phù hợp với yêu cầu, nhiều khoản chi không được tính toán kỹ dẫn đến tình trạng bổ sung nhiều lần. Hơn nữa, do trình độ của một số cán bộ phòng Tài chính-

kế hoạch còn hạn chế về chuyên môn, nhiều khi việc điều hành, chỉ dẫn còn chưa chủ động cộng thêm trình độ chuyên môn tài chính của một số đơn vị dự toán cấp xã còn

yếu kém, chưa theo kịp nhịp độ triển khai NS của huyện. Nên việc lập dự toán chi tiết của một số xã, thị trấn còn lúng túng, dẫn đến khó khăn trong việc lập dự toán.

Bảng 2.10 : Chất lượng lập dự toán ngân sách nhà nước huyện Yên Dũng

Thời gian Số đơn vị

Lập dự toán đúng nội dung và biểu

mẫu Lập dự toán không đúng nội dung và biểu mẫu Lập dự toán đúng thời gian quy định Lập dự toán không đúng thời gian quy

định SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2014 111 85 76,58 26 23,42 90 81,08 11 18,92 2015 111 92 82,90 19 17,10 102 91,20 9 8,80 2016 111 104 93,70 7 6,30 109 98,20 2 1,80

(Nguồn: Theo Phòng Tài chính- kế hoạch huyện Yên Dũng)

Năm 2014, tỷ lệ đơn vị lập dự toán đúng nội dung và biểu mẫu là 76.58% thì đến năm 2016 là 93,7%, tăng 17,12%. Theođó tỷ lệ đơn vị lập dự toán không đúng nội dung và

biểu mẫu cũng giảm đi đáng kể, năm 2016 chỉ còn 6,3%. Ngoài ra tỷ lệ đơn vị lập dự toán đúng thời gian quy định qua các năm cũng tăng lên, đến năm 2016 là 98,20% gần như là tuyệt đối. Tỷ lệ đơn vị lập dự toán không đúng quy định năm 2015 là 8,8%, đến năm 2016 chỉ còn 1,8%, giảm 7%.

- Về công tác tổ chức quản lý NSNN

Về thu NS vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là các khoản thu sự nghiệp, thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ...

Việc áp dụng hình thức khoán thu đối với một số khoản: Lệ phí chợ, lê phí đò, lệ phí bến bãi.... tuy đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt nhưng các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khoán, còn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu

không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...

Về chi NS còn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán và khả năng NS dẫn đến các khoản nợ chi thường.

Luật thuế đã được áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao, năng lực trình độ quản lý thuế

còn có những điểm chưa đáp ứng được so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ.

Chưa phân biệt rõ ràng trách nhiệm, vai trò của các cấp trong quảnlý ngân sách huyện. Việc kiểm soát chi theo dự toán là tương đối chặt chẽ, tuy nhiên do đặc thù riêng nhiều khoản thu và nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất không lường hết ngay từ đầu năm. Do vậy nếu không điều chỉnh bổ sung dự toán kịp thời dễ gây ra tình trạng ách tắc trong khâu kiểm soát chi tại kho bạc nhà nước.

Trong việc chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều công trình XDCB gắn với dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tuân theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các

Bảng 2.11: Đánh giá công tác thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2016 ĐVT: % STT Chỉ tiêu Không Mức độ Thuận lợi Khó khăn Cao Thấp 1 Công tác thu, nộp NS 69.13 30,87 2 Việc nợ đọng thuế 100 62 38 3 Thất thu thuế 100 23 77 4 Hiệu quả bộ máy quản lý thu 72,52 27,48

5 Đầu tư công nghệ 100 92 8

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016)

Qua bảng 2.11 ta thấy công tác thu, nộp NS vẫn còn khó khăn, nợ đóng thuế chiếm khá cao 62%, và vẫn còn tình trạng thất thu thuế. Hiệu quả bộ máy thu thu NS vẫn còn tồn tại yếu kém, có 27,48% đánh giá bộ máy quản lý thu hoạt động không có hiệu quả.

Công tác chi vẫn còn một số đơn vị chi chưa đúng mục đích, chế độ, định mức trong thanh toán cấp phát vốn thường dồn cuối năm, còn để xảy ra tình trạng lãng phí trong chi tiêu Ngân sách. Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn giải ngân còn rất chậm.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước đã được chú trọng, tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đạt ra. Cán bộ chuyên quản ở

phòng Tài chính - Kế hoạch huyện khá mỏng, mỗi người phải phụ trách nhiều đơn vị, do đó khôngcó điều kiện đi từng cơ sở và làm thường xuyên theo quý, 6 tháng mà mỗi đơn vị chỉ có thể thẩm tra, quyết toán 1 lần và cũng rất ít thời gian nên việc thẩm tra còn chưa sâu sát, chưa nêu ra được các thiếu sót, khuyết điểm để các đơn vị khắc phục,

rút kinh nghiệm.

Mặt khác, vẫn còn sự chống chéo, trùng lặp giữa các cơ quan Thanh tra tài chính, Thanh tra Nhà nước, Ủy ban kiểm tra dẫn đến việc gây ra những khó khăn, phiền phức cho một số đơn vị được thanh tra, kiểm tra.

Ngoài ra, công tác thi đua khen thưởngtại một số cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, cách thức đánh giá kết quả thi đua tuy có đổi mới nhưng còn chậm so với những thay đổi trong hoạt động tài chính, một số đơn vị chưa có ý thức thi đua lành mạnh, phấn đấu cùng phát triển suy giảm ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng.

Mặc dù công tác tổ chức bộ máy quản lý NS đã được củng cố và tăng cường song việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban tài chính cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ban tài chính cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết; làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở.

2.4.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Do trong khâu lập dự toán còn chưa đi sát tại các đơn vị dự toán, chưa quan tâm tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế, trượt giá ...Việc giao kế hoạch còn chưa căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị.

Trong công tác thu và khai thác thu còn bỏ sót, chưa khai thác triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các đối tượng trốn lậu thuế và các khoản đóng góp khác. Ngoài ra, việc để nợ đọng thuế từ năm này qua năm khác vẫn nổi cộm.

Trong công tác quản lý chi Ngân sách còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua KBNN

còn chưa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối tượng, nhiệm vụ được giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bước đầu đã được cải thiện đáng kể nhưng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chưa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa có hồ sơ hoàn công.

Việc thực hiện Luật ngân sách nhà nước, các chế độ, chính sách, Pháp lệnh kế toán thống kê đôi khi còn sai lệch.

Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về thuế chưa sâu rộng và

thường xuyên, cán bộ làm công tác tuyên truyền và khả năng hướng dẫn, truyền đạt còn hạn chế,chưa giải thích, làm cho các đối tượng nộp thuế thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế.

Trình độ, năng lực ý thức trách nhiệm công việc của hầu hết cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu ở các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế

Đội ngũ cán bộ thuế còn yếu cả về năng lực, một số còn thiếu tinh thần trách nhiệm, chư nắm chắc địa bàn, nắm chắc tình hình biến động của các hộ sản xuất kinh doanh. Việc tham mưu cho chi cục thuế điều chỉnh thuế định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh chưa kịp thời, gây thất thu về thuế.

Công tác báo cáo định kỳ tháng quý cuả các đội thuế còn chậm, nội dung báo cáo chưa phản ánh hết tình hình quản lý nguồn thu trên địa bàn. Nên không tham mưu đầy đủ, kịp thời cho các cấp uỷ, chính quyền để đề ra các giải pháp tăng thu, và chống thất thu thuế.

Công tác kiểm tra các đối tượng nộp thuế chưa thường xuyên, liên tục nhằm giúp đỡ, phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vần còn xảy ra.

2.4.2.2 Nguyên nhân khách quan

Những bất cập trong phân cấp quản lý Ngân sách còn tồn tại nhiều. Cơ chế phân cấp này đã làm cho Ngân sách huyện ở thế bị động. Những khoản thu phải chuyển giao cho cấp trên còn nhiều, các khoản thu trong điều tiết còn nhỏ. Điều này, dẫn đến các khoản bổ sung từ Ngân sách cấp trên nhiều làm cho việc thực hiện chi chậm trễ không kịp thời.

Có thể nói, cơ chế phân cấp hiện tại không tạo ra được thế chủ động trong công tác quản lý Ngân sách huyện.

Hệ thống các chỉ tiêu, định mức còn mang tính cứng nhắc, lạc hậu so với thực tế. Nhu cầu chi thường xuyên cho một loại dịch vụ bằng cách chi cho một đối tượng thụ hưởng tiềm năng và có tính đến hệ số khác biệt về chi phí. Chi đầu tư bảo dưỡng phải xác định bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật cho những cơ sở hạ tầng hiện có như đường bộ, nhà xưởng.

Các quy trình thu còn rườm rà, chưa gọn nhẹ, chưa tạo ra cho đối tượng thu sự tự giác

trong việc tự tính, tự nộp.

Các quy định về hoá đơn chứng từ, sổ sách ghi chép có một số chi tiết đã không phù hợp với hiện tại.

Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh đối tượng nộp thuế chưa cao, tình trạng chây ỳ nộp thuế vẫn còn diễn ra.

Mức trích thù lao cho cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu của các xã, thị trấn còn quá thấp ( 8% trên tổng số thu được). Vì hầu hết các xã nguồn thu ít nên số thu hàng năm quá nhỏ, số thu của các xã thấp nhất trong 1 năm là 10 triệu/xã, cao nhất là 125 triệu /xã; thì 8% trên tổng số thu là quá thấp không đủ chi phí và khuyến khích cán bộ uỷ nhiệm thu hoàn công việc.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn 2014-2016, thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa cải cách kinh tế của Đảng, Nhà nước, tình hình KTXH cả tỉnh Bắc Giang nói chung, và huyện Yên Dũng nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực, thu NSNN trên địa bàn tỉnh tăng đều hàng năm với tốc độ cao, đã góp phần cân đối nguồn lực cho địaphương để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)