8. Các công trình khoa học công bố có liên quan
2.3.2 Công tác chấp hành dự toán Ngân sách nhà nước
- Công tác thu ngân sách
Công tác chỉ đạo, điều hành chấp hành dự toán các nguồn thu được củng cố và có nhiều đổi mới, Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đúng mức: Nhìn chung lực lượng được giao thu NS đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các
xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu.
Công tác quản lý và khai thác nguồn thu có nhiều tiến bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc tăng cường chỉ đạo tập trung thu các nguồn thu trong dự
toán và các nguồn thu mới.
Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoặc trốn lậu thuế.
Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốt theo quy định của NN, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu cao.
Công tác tuyên truyền về quản lý tài chính NS được chú trọng đã tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảođúng chính sách chế độ nhà nước quy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu.
Với công tác quản lý nguồn thu trên địa bàn được thực hiện khá tốt nên nhìn chung các khoản thu đều vượt quá dự toán NS đề ra.
Bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách từ 2014-2016 ở huyện Yên Dũng
Đơn vị: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2014Kế Năm 2015 Năm 2016
hoạch Thực hiện TH/K H % Kế hoạch Thực hiện TH/K H % TĐTT % Kế hoạch Thực hiện TH/K H % TĐTT % Tổng thu NS (A+B+C+D) 278251 367771.1 132.2 296778 424528.434 143 115.4 322424.5 462197.300 143.3 109 A Thu bổ sung từ NS cấp trên 219910 230067.562 104.6 224320 242461.248 108.1 105.3 231524 259699.871 112.1 107.1 B Thu trên địa bàn 58341 104303.10 178.8 72458 141938.119 195.9 136.1 90900.5 164647.2 181.1 90.4
I Thu kinh tế quốc doanh, ngoài quốc
doanh 14151 15422.54 109 20508 26588.98 129.6 172.4 21886 22156.81 101.2 83.3
1 Thuế GTGT 13182 14078.518 106.8 19968 25061.612 125.5 178.01 20676 18797.518 90.9 75.01 2 Thuế TNDN 612 866.804 141.6 300 543.164 181.1 62.6 500 1259.929 251.9 231.9 3 Thuế tài nguyên 70 143.358 204.8 80 647.297 809.1 451.5 520 1412.627 271.6 218.2 4 Thuế môn bài 227 252 111 130 261 200.7 103.6 140 360.5 257.5 138.1
5 Thu khác 60 81.861 136 30 75.909 253.03 92.7 50 326.238 652.4 429.7
II Lệ phí trước bạ 6000 6210.924 130.5 6700 6809.016 101.6 109.6 9800 9934.672 101.3 145.9 III Thuế SD đất phi NN 165 184.652 112 220 193.753 88.1 104.9 238 119.108 50.04 61.4 IV Phí và lệ phí 1250 3838.144 307 880 4681.417 531.9 121.9 976.5 4981.361 510.1 106.4
V Thu tiền sử dụng đất 35000 64374.770 184 41350 75517.063 182.6 117.3 54300 123523.683 227.4 163.5 VI Thu khác ngân sách 1500 3970.694 264.7 2300 3622.997 157.5 91.2 2850 2685.561 74.1
VII Thu tiền cho thuê, bán tài sản khác
(Bao gồm cả cho thuê Ki ốt chợ Neo) - 9710.307 - - 23285.170 - 239.7 - - - -
Qua bảng 2.1: Tình hình thu ngân sách ở huyện Yên Dũng từ 2014-2016 ta thấy:
* Về thu ngân sách trên địa bàn:Huyện Yên Dũng luôn là đơn vị đạt kế hoạch và hoàn thành kế hoạch và ổn định năm 2014 đạt 132.2% kế hoạch, năm 2015 đạt 143% kế hoạch, năm 2016 đạt 143.3 % kế hoạch được giao. Như vậy có thể nói về cơ bản thu ngân sách huyện Yên Dũng đã đạt kế hoạch tỉnh giao, số thu thực hiện năm sau cao hơn năm trước với con số tuyệt đối cụ thể qua các năm 2014, 2015, 2016 là: 367771.1
triệu đồng, 424528.4 triệu đồng, 462197.3 triệu đồng. Nguồn thu tăng chủ yếu là nguồn thu từ tiền sử dụng đất, cụ thể năm 2014 thu 64374.77 triệu đồng, năm 2015 thu 75517.063 triệu đồng, năm 2016 thu 123523.683 triệu đồng do huyện đã tập trung vào đấu giá các dự án đã có quyết định thu hồi đất đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh giao hằng năm. Nếu nhìn từ góc độ về tốc độ tăng thu, lấy năm 2014 làm mốc thì tốc độ tăng thu qua các năm 2015, 2016 là 115.4% và 109% điều đó chứng tỏ nền kinh tế của huyện Yên Dũng đã từng bước ổn định và giữ mức tăng trưởng. Hình 2.1
thể hiện sự tăng trưởng thu ngân sách huyện từ năm 2014-2016:
Hình 2.1: Sự tăng trưởng thu ngân sách huyện Yên Dũng 2014-2016
(Nguồn: Số liệu của Phòng tài chính huyện)
Từ đó có thể đánh giá chung về ưu điểm và hạn chế của khâu tổ chức thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang như sau:
+ Đa số huyện đã chú trọng khai thác triệt để được các khoản thu lớn và ổn định như:
thuế các loại, thu hoa lợi công sản, phí và lệ phí. Đội thuế ở cấp xã đã từng bước phát huy vai trò trong việc tham mưu cho UBND xã về các biện pháp để tiến hành thu. + Huyện đãtriển khaivà phổ biếntốt dự toán thu, nhiệm vụ thu hàng nămđối với cấp cơ sở, từ đó đáp ứng được các chỉ tiêu cấp tỉnhgiao cho về thu ngân sách huyện. - Hạn chế:
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và UBND huyện trong công tác thu
thể hiện ở chỗ một số khoản thu trên địa bàn huyện chưa đựơc khai thác triệt để như
phí, lệ phí, và các khoản thuế ngoài quốc doanh vẫn còn hiện tượng không lập sổ bộ thuế kịp thời....
+ Chưa có những chế tài cụ thể và xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện đúng các quy định về quản lý thu đặc biệt là hiện tượng đấu thầu dài hạn đất công ích
của huyệnthu tiền một lần để xây dựng.
+ Chưa có cơ chế đồng bộ phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý nguồn thu của huyện đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa ngành thuế, địa chính, tài chính và UBND huyện trong việc quản lý đất công và những nguồn thu từ đất công.
- Trong các khoản thu kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, khoản thu tăng vượt mức so với kế hoạch đã được bàn giaolà khoản thu từ thuế tài nguyên. Năm 2014 thực thu là 143.358 triệu đồng đạt 204.8% kế hoạch, năm 2015 thực thu là 647.297 triệu đồng đạt 809.1% kế hoạch, năm 2016 thực thu là 1412.627 triệu đồng đạt 271.6% kế hoạch. - Một trong những khoản thu chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần trong các năm gần đây là khoản thu tiền sử dụng đất.
- Trong những năm gần đây, số lượng các dự án đô thị, khu dân cư mới, dự án sân golf được xây dựng triển khai trên những khu đất nông nghiệp trước đây. Đặc biệt, các dự án khu đô thị mới nhận được sự quan tâm rất nhiều từ phía người dân. Điều này dẫn đến khoản thu tiền sử dụng đất tăng vọt. Năm 2014 thực thu là 64374.770 triệu đồng đạt 112% so với kế hoạch, năm 2015 thực thu là 75517.063 triệu đồng đạt 182.6% so với kế hoạch, năm 2016 thực thu là 123523.683 triệu đồng đạt 227.4% so với kế
Bảng 2.2: Nguồn thu tiền sử dụng đất ở huyện Yên Dũng qua các năm 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Nội Năm dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%)
Thu trên địa bàn 104303.1 100 141938.2 100 164647.2 100 Thu tiền sử dụng đất 64374.8 61.7 75517.1 53.2 123523.7 75.1 Thu khác trên địa bàn 39928.3 38.3 66421.1 46.8 41123.5 24.9
(Nguồn: Phòng Tài chính huyện Yên Dũng)
Hình 2.2: Tỷ trọng nguồn thu tiền sử dụng đất huyện Yên Dũng từ 2014-2016
(Nguồn:số liệu của Phòng tài chính huyện)
+ Khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NS huyện. Toàn huyện có khoảng 1.500 ha đất công ích; trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp và trồng cây lâu năm khoảng 1.000 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 500 ha cho số thu khoảng khá ổn định mỗi năm.
+ Một số xã trên địa bàn huyện làm tốt việc để lại từ 5% đến 10% tổng số diện tích đất canh tác để đưa vào diện tích đất công ích để thu NS hàng năm; nhiều xã quản lý tốt
+ Việc đấu thầu và khoán thu đối với diện tích đất công ích, diện tích hoa lợi công sản những năm gần đây đã được chú trọng. Số thu hoa lợi công sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và tăng dần qua từng năm. Số thu này tăng là do huyện đã đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
+ Một số địa phương đã khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, mặt nước, ao, hồ, đầm nên giữ vững mức thu cao từ khoản thu này như xã Trí Yên, Đức Giang, Yên Lư...
+ Tuy nhiên mặc dù tỉnh đã quy định việc bố trí từ 5% - 10% quỹ đất canh tác tập trung gọn vào một số khu nhưng thức tế nhiều xãtrong huyệncòn để rải rác không tập trung nên khó quản lý. Bên cạnh đó do việc mở rộng các cụm công nghiệp, dãn khu dân cư trên địa bàn huyện vì vậy diện tích đất công ích của huyệnngày càng bị thu hẹp lại, số thu có chiều hướng giảm.
+ Hiện nay, huyện thường áp dụng đấu thầu, khoán cho tư nhân quản lý khai thác nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp xã. Tuy
nhiên, huyện chưa có biện pháp quản lý tốt đã để tư nhân khai thác triệt để mà không đầu tư bồi đắp, nuôi dưỡng nguồn thu, dần làm cạn kiệt nguồn thu này.
- Khoản thu mang chiều hướng triển vọng đó là phí, lệ phí. Việc thu phí, lệ phí nếu thu triệt để sẽ là một khoản thu đáng kể góp vào tổng thu ngân sách trên địa bàn, năm
2014 số thực hiện là 3838.144 triệu đồng, năm 2015 là 4681.417 triệuđồng, năm 2016 là 4981.361 triệu đồng; Khoản thu này được bổ sung vào ngân sách huyện 100% và đượcđầu tư trở lại phục vụ chính địa điểm thu phí, lệ phí.
Huyện đã cơ bản thực hiên tốt pháp lệnh phí và lệ phí, ban hành những khoản thu phí
và lệ phí theo đúng thẩm quyền theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 19/7/2007 của HĐND tỉnh Bắc Giang Quy định mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí, lệ phí của tỉnh Bắc Giang.
Các khoản thu phí, lệ phí, đặc biệt là lệ phí chợ và lệ phí đò đã được khai thác triệt để. Hầu hết huyện dùng đấu thầu và khoán thu. Huyện đã ra chỉ đạo cho các xã, thị trấn
Hình 2.3: Sự tăng thu phí và lệ phí từ năm 2014-2016.
(Nguồn: số liệu của Phòng tài chính huyện)
+ Tuy nhiên việc khai thác, quản lý nguồn thu tại huyện, nhất là khai thác các nguồn thu phí, lệ phí, thu khoán hàng quán... chưa được chú trọng ở một số nơi. Giữa đội
thuế với Ban Tài chính huyện chưa có sự phối hợp, ăn khớp chặt chẽ cũng là nguyên nhân làm giảm tiến độ hoàn thành kế hoạch thu của huyện. Việc thu phí đò, phí chợ hiện tại thực hiệnkhoán đầu thầu cho tư nhân thu nhưng chưa có chế tài cụ thể dễ dẫn đến việc thực hiện mức thu không theo đúng các quy định của tỉnh.
Kết luận: Qua phân tích trên ta thấy thu ngân sách của Huyện Yên Dũng từ năm 2014 đến 2016 mặc dù về giá trị tuyệt đối còn thấp song với số thu đó cũng thể hiện sự quyết tâm, cố gắng của UBND huyện, các ban, ngành và ý thức chấp hành tốt của nhân dân huyện Yên Dũng.
- Công tác chi ngân sách:
Trong những năm qua nhờ có sự tăng nguồn thu NS trên địa bàn Huyện cùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn NS của Tỉnh cho Huyện, do vậy công tác thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng, chi tiêu thường xuyên được nâng lên, tăng được các khoản chi hoạt động, chi đảm bảo kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo…cũng được Huyện
quan tâm chú ý.
Là một trong bốn huyện, thành phố trọng điểm phát triển của tỉnh Bắc Giang trong tầm nhìn đến năm 2020, những năm qua, Yên Dũng đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi
thế riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cùng chính quyền tỉnh đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chỉ số cạnh tranh.Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Yên Dũng đã tập trung cao chỉ đạo công tác tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo sự thân thiện đối với nhà đầu tư. Huyện cũng vận dụng linh hoạt các chính sách, thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, nhân dân về vai trò quan trọng của công tác thu hút đầu tư, để mọi người đồng thuận ủng hộ và dành quỹ đất giải phóng mặt bằng. Bên cạnh việc quan tâm thu hút đầu tư, huyện luôn quan tâm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch nhất là du lịch tâm linh, phát triển văn hóa xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Tình hình thực hiện chi ngân sách Huyện Yên Dũng từ năm 2014 đến năm 2016; Nếu lấy năm 2014 làm gốc thì tốc độ tăng chi tương đối cao năm 2015 là 115.1% và năm
2016 là 108.9%. Dựa theo bảng 2.3, ta có bảng 2.4 thể hiện tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi NSNN năm 2016, để thấy rõ khoản chi nào được Huyện Yên Dũng tập trung chú trọng vào nhiều nhất:
Bảng 2.3: Tình hình chi ngân sách từ năm 2014-2016 ở huyện Yên Dũng
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính huyện Yên Dũng)
STT Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch Thực hiện TH/K H % Kế hoạch Thực hiện TH/K H % TĐT % Kế hoạch Thực hiện TH/K H % TĐT % Tổng chi 282205.8 367515.8 130.2 300981 423090.4 140.5 115.1 325364.2 460894.5 141.6 108.9 I Chi đầu tư XDCB 49013.6 49013.564 140.04 41350 88028.1 212.8 179.5 54300 92138.5 169.6 104.6 II Chi sự nghiệp kinh tế 22718.3 22718.266 130.8 23104.1 31728.9 137.3 139.6 19496.8 26396.2 135.3 83.1 III Chi sự nghiệp môi trường 1924 1924 90.03 2737 2553 93.2 132.6 2937 2417 82.2 94.6 IV Chi sự nghiệp văn xã 180020 180020.337 105.7 178111 193000.3 108.04 107.2 186055 198387.6 106.6 102.7 V Chi đảm bảo xã hội 22518.9 22518.983 131.4 17304 22843.4 132 101.4 21178 31814.9 150.2 139.2 VI Chi quản lý hành chính 32051.3 32051.27 101.3 29402 33382.4 113.53 104.1 31544.5 37772.5 119.7 113.1 VII Chi an ninh quốc phòng 2270 2270 163.5 1511 2659.6 176.01 117.1 1637 7963 486.4 299.4
VIII Chi khác ngân sách 11644.9 11644.923 506.6 1659.9 8045.1 484.67 69.08 2173.9 9930 456.7 123.4
IX Dự phòng ngân sách 4392.7 4392.68 87.81 5802 4249.9 73.24 96.7 6042
X Chi chuyển nguồn 39873.7 39873.74 36295.9 91.02 53778.8 148.1 XI Chi nộp NS cấp trên 1088 1088 303.6 27.9 296 97.5
Bảng 2.4: Tỷ trọng từng khoản chi NSNN ở huyện Yên Dũng từ 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng
Nội dung
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016