Thang đo được dùng trong bản câu hỏi chủ yếu là thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo Likert 5 điểm được dùng để đo lường cho các biến quan sát của các biến độc lập và biến phụ thuộc. Thang đo Likert thường gồm 2 phần, phần khoảng mục và phần đánh giá. Phần khoảng mục liên quan đến ý kiến, thái độ về các đặc tính một sản phẩm, một sự kiện cần đánh giá. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trả lời. Thông thường, phần đánh giá được thiết kế từ 5 đến 9 hạng trả lời, đi từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Tác giả sử dụng thang đo Likert vì đây là thang đo được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhất là ở Việt Nam. Để đơn giản và dễ hiểu cho người trả lời nên tác giả chọn sử dụng thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Tạm đồng ý; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý.
Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng dựa trên thang đo Trần Thị Anh Đào (2011); Trương Sơn Tùng (2013), Nguyễn Thành Long và cộng sự (2017), sau đó được điều chỉnh cho phù hợp với tại ngân hàng Kiên Long thông qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm. Thang đo sau khi điều chỉnh, bổ sung, thang đo chính thức được trình bày trong các bảng dưới đây.
Thang đo lường trong nghiên cứu này bao gồm 6 yếu tố: Chính sách tín dụng, Quy trình tín dụng, Thông tin tín dụng, Hệ thống xếp hạn tín dụng, Nhân tố thuộc về khách hàng, Nhân tố khách quan.
Sáu nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng được hình thành gồm 27 biến quan sát, trong đó có 04 biến đo lường về Chính sách tín dụng, 04 biến đo lường về Quy trình tín dụng, 03 biến đo lường về Thông tin tín dụng, 04 biến đo lường về Hệ thống xếp hạng tín dụng, 04 biến đo lường Chất lượng nguồn nhân lực, 04 biến đo lường về nhân tố môi trường bên ngoài. Biến phụ thuộc: Quản trị rủi ro tín dụng gồm 04 biến đo lường.
Bảng 3.1. Thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng
Nhân tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn
Chính sách tín dụng (CSTD)
CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể CSTD1
Trương Sơn Tùng (2013); Nguyễn Thành Long và cộng sự (2017) CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay CSTD2 CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với
tình hình kinh tế CSTD3
CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng
ban có liên quan, từng nhân viên tín dụng CSTD4 Quy trình
cấp tín dụng (QTCTD)
QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1 QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2 QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3 QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ, …) QTCTD4 Thông tin tín dụng (TTTD) TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy TTTD1 Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng
tín dụng TTTD2
Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín
dụng TTTD3
Hệ thống xếp hạng
Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ XHTD1 Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu
tín dụng (HT XHTD)
HT XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách
hàng và đưa ra quyết định cho vay hợp lý XHTD3 HT XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các
khoản vay XHTD4 Nhân tố thuộc về khách hàng Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích NTKH1 Trần Thị Anh Đào (2011) Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và
không thiện chí trả nợ vay NTKH2 Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng
lực kinh doanh kém NTKH3
Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch NTKH4
Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế không ổn định NTKQ1 Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay thay đổi,
không thống nhất NTKQ2
Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu trữ tại
ngân hàng không đầy đủ, chính xác NTKQ3 Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẽo, thiếu
chia sẽ thông tin dẫn đến quyết định sai lầm khi
cấp tín dụng cho khách hàng NTKQ4
Quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD)
NH có biện pháp nhận diện, đo lường, cảnh báo rủi ro tín dụng QTRRTD1 Trương Sơn Tùng (2013); Nguyễn Thành Long (2017) NH quy định tỷ lệ nợ xấu cho phép tương ứng với
chỉ tiêu thu nhập lãi từ cho vay QTRRTD2 NH có biện pháp xử lý và kiểm soát những khoản
nợ xấu QTRRTD3
NH đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và cho
vay QTRRTD4
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)