Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi qui, độ tin cậy cần thiết, phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, v.v..). Chúng ta đã biết kích thước mẫu càng lớn càng tốt nhưng lại tốn chi phí và thời gian điều tra nên các nhà nghiên cứu xác định kích
thước mẫu cần thiết thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Cũng cần chú ý là trong một nghiên cứu khoa học chúng ta thường dùng nhiều phương pháp xử lý khác nhau.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng sử dụng thang đo gồm 27 biến quan sát. Số lượng bảng khảo sát tối thiểu cho phân tích nghiên cứu này là: 27 x 5 = 135 bảng khảo sát (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Tuy nhiên để thu thập được nhiều đánh giá và ý kiến khách quan hơn thì nhóm khảo sát với số lượng bảng nhiều hơn 135. Đối tượng khảo sát là các bộ, nhân viên tín dụng tại tại các văn phòng giao dịch, chi nhánh Kiên Long. Đảm bảo số lượng cỡ mẫu là 135, tác giả sẽ phát ra tăng thêm 60% cỡ mẫu tối tiểu vì trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ phải loại bỏ những bảng khảo sát không đạt yêu cầu. Vậy số phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát 135*1.6 = 216 phiếu. Kết quả thu về 207 phiếu và có 9 phiếu không hợp lệ, còn lại 198 phiếu dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức, với tỷ lệ 92%.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, mô tả quy trình nghiên cứu, điều chỉnh thang đo đồng thời trình bày phương pháp phân tích dữ liệu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, qua bước nghiên cứu này, các thang đo đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát với cỡ mẫu là 198 phiếu khảo sát, sử dụng công cụ SPSS để phân tích như: thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích tương quan, hồi quy bội.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu
Thành phần tham gia khảo sát tập trung vào cấp lãnh đạo và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tín dụng và thẩm định tín dụng, ngoài ra còn sự đóng góp của nhân viên kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH. Việc chọn lựa đối tượng tham gia khảo sát nhằm đảm bảo khách quan và cái nhìn toàn diện trong việc đánh giá việc quản trị rủi ro tín dụng của Kiên Long.
Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chức vụ Tần số Tỷ trọng
Quản trị điều hành 22 11%
Phụ trách kinh doanh tín dụng 88 44%
Trực tiếp thẩm định cho vay 53 27%
Kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ 35 18%
Tổng cộng 198 100%
Kinh nghiệm làm việc Tần số Tỷ trọng
Dưới 3 năm 44 22% Từ 3 - 5 năm 81 41% Từ 5 - 10 năm 49 25% Trên 10 năm 24 12% Tổng cộng 198 100% (Nguồn: kết quả xử lý, 2017) Tổng cộng có 198 bảng khảo sát được gửi đi đến các bộ phận đã chọn, dùng làm mẫu trong nghiên cứu này. Cơ cấu thành phần tham gia khảo sát gồm có 22 đáp viên ở vị trí Quản trị điều hành gồm Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc Chi nhánh và các trưởng phó phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp và Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng 11% mẫu nghiên cứu; 88 nhân viên Phụ trách kinh doanh tín dụng ở cả hai phòng Khách hàng cá nhân và phòng Khách hàng doanh nghiệp tham gia chiếm tỷ trọng lớn nhất là 44% mẫu nghiên cứu; 53 nhân viên Thẩm định tín dụng chiếm tỷ trọng 27% mẫu nghiên cứu và 35 nhân viên Kiểm tra kiểm soát nội bộ chiếm tỷ trọng 18%.
chiếm tỷ trọng cao nhất là 41% mẫu; Từ 5 – 10 năm có 49 đáp viên tham gia chiếm tỷ trọng 25%; Trên 10 năm có 24 đáp viên chiếm tỷ trọng 12% mẫu. Nhìn chung, đa số đáp viên là nhân viên phụ trách kinh doanh tín dụng với kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm chiếm đa số ở phòng Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp. Việc đa dạng hoá khảo sát theo kinh nghiệm của đáp viên nhằm thu thập những ý kiến đánh giá hợp lý cho kết quả khảo sát.
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Kiểm định thang đo Cronbach Alpha
Bảng 4.2. Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến này Quy trình cấp tín dụng (QTCTD), alpha =0.874 QTCTD1 10.02 10.878 .729 .839 QTCTD2 9.97 10.222 .742 .833 QTCTD3 9.93 10.529 .755 .828 QTCTD4 9.99 10.528 .693 .853 Chính sách tín dụng (CSTD), alpha = 0.862 CSTD1 10.40 9.734 .640 .851 CSTD2 10.60 8.333 .750 .806 CSTD3 10.54 8.920 .740 .812 CSTD4 10.40 7.947 .722 .822
Nhân tố khách quan (YTKQ), alpha = 0.851
NTKQ1 9.96 10.684 .686 .814 NTKQ 2 9.98 9.736 .748 .786 NTKQ 3 9.92 10.359 .757 .784 NTKQ 4 9.94 11.377 .583 .855 Xếp hạng tín dụng (XHTD), alpha = 0.862 XHTD1 8.98 12.441 .654 .846 XHTD2 8.82 11.967 .679 .836 XHTD3 8.93 10.894 .753 .806 XHTD4 8.96 11.146 .754 .805
Nhân tố khách hàng (YTKH), alpha = 0.839
NTKH 1 9.87 9.292 .692 .788
NTKH 3 9.90 8.778 .673 .795
NTKH 4 9.84 8.996 .643 .808
Thông tin tín dụng (TTTD), alpha = 0.844
TTTD1 6.64 5.471 .649 .839
TTTD2 6.61 4.940 .759 .735
TTTD3 6.68 4.849 .726 .768
Quản trị rủi ro tín dụng (Y - QTRRTD), alpha = 0.883
QTRRTD1 9.62 14.268 .701 .869
QTRRTD2 9.57 12.714 .699 .870
QTRRTD3 9.57 12.166 .806 .827
QTRRTD4 9.53 12.139 .793 .832
(Nguồn: kết quả xử lý, 2017)
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quy trình cấp tín dụng
Thang đo quy trình cấp tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (QTCTD1 – QTCTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.874 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)
đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo quy trình cấp tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo chính sách tín dụng
Thang đo chính sách tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (CSTD1 – CSTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.862 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều
lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo quy trình cấp tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Nhân tố khách quan
Thang đo yếu tố khách quan là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (YTKQ1 – YTKQ4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.851> 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)
đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo này đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Thang đo xếp hạng tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (XHTD1 – XHTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.862> 0.6
và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo xếp hạng tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố khách hàng
Thang đo nhân tố khách hàng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (YTKH1 – YTKH4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.839 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation) đều
lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo này đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo thông tin tín dụng
Thang đo chất lượng nguồn nhân lực là một thang đo đơn hướng bao gồm 3 biến quan sát (TTTD1 – TTTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.844 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)
đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo thông tin tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
❖ Kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo quản trị rủi ro tín dụng
Thang đo quản trị rủi ro tín dụng là một thang đo đơn hướng bao gồm 4 biến quan sát (QTRRTD1 – QTRRTD4). Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha = 0.883 > 0.6 và các hệ số tương quan biến tổng (Corrected item- Total Corelation)
đều lớn hơn 0.3. Kết quả cho thấy thang đo quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo đủ độ tin cậy để đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha thì kết quả thang đo được xác định thì kết quả có 7 thang đo được xác định, thang đo quy trình cấp tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo chính sách tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo yếu tố khách quab có 4 biến quan sát, thang đo xếp hạng tín dụng có 4 biến quan sát, thang đo yếu tố khách hàng có 4 biến quan sát, thang đo thông tin tín dụng có 3 biến quan sát và thang đo quản trị rủi ro tín dụng có 4 biến quan sát.
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập
Bảng 4.3. KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 2359.952
df 253
Sig. .000
(nguồn: kết quả xử lý, 2017) Kết quả phân tích EFA cho thấy 23 biến quan sát được gom thành 6 nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO= 0.784 > 0.5 nhỏ hơn 1 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và hệ số
Sig.(Bartlett’s Test of Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Bảng 4.4. Rotated Component Matrix
Component 1 2 3 4 5 6 CSTD1 .833 CSTD2 .845 CSTD3 .836 CSTD4 .782 QTCTD1 .770 QTCTD2 .872 QTCTD3 .861 QTCTD4 .837 TTTD1 .851 TTTD2 .863 TTTD3 .804 XHTD1 .778 XHTD2 .743 XHTD3 .842 XHTD4 .850 YTKH1 .803 YTKH2 .778 YTKH3 .833 YTKH4 .778
YTKQ1 .838 YTKQ2 .866 YTKQ3 .844 YTKQ4 .691 Eigenvalue 5.38 3.10 2.58 2.26 1.99 1.29 Phương sai trích 23.41 13.50 11.21 9.82 8.65 5.59 (nguồn: kết quả xử lý, 2017) Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích ra (Total Variance Explained): Hệ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố
(Eigenvalues) =1.286 > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất, chứng tỏ thang đo được chấp nhận. Tổng phương sai trích (Rotation Sum of Squared Loadings) của 6 nhân tố là 72.172 % > 50% điều này chứng tỏ 72.233% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 nhân tố.
Nhân tố 1 (X1): được đặt lại tên “chính sách tín dụng” bao gồm 4 biến quan sát:
Nhân tố Biến quan sát Mã
hóa Chính sách tín dụng (CSTD)
CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể CSTD1 CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực
cho vay CSTD2
CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh tế CSTD3 CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên
quan, từng nhân viên tín dụng CSTD4
Nhân tố 2 (X2): được đặt lại tên “xếp hạng tín dụng” bao gồm 4 biến quan sát:
Xếp hạng tín dụng (XHTD) QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1 QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2 QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3 QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ
phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ,
Nhân tố 3 (X3): được đặt lại tên “Quy trình cấp tín dụng” bao gồm 4 biến quan sát: Quy trình cấp tín dụng (QTCTD) QTCTD của ngân hàng rõ ràng, cụ thể QTCTD1 QTCTD tuân thủ các quy định của pháp luật QTCTD2 QTCTD phù hợp với năng lực trình độ nhân sự QTCTD3 QTCTD có sự tách bạch giữa các bộ phận có liên quan (bộ
phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận hỗ trợ,) QTCTD4
Nhân tố 4 (X4): được đặt lại tên “nhân tố khách quan” bao gồm 4 biến quan sát: Nhân tố khách quan (YTKQ)
Môi trường kinh tế không ổn định NTKQ1 Hệ thống pháp lý Nhà nước rườm rà, hay thay đổi, không thống
nhất NTKQ2
Thông tin về uy tính khách hàng vay lưu trữ tại ngân hàng không
đầy đủ, chính xác NTKQ3
Sự hợp tác giữa các ngân hàng còn lỏng lẽo, thiếu chia sẽ thông
tin dẫn đến quyết định sai lầm khi cấp tín dụng cho khách hàng NTKQ4
Nhân tố 5 (X5): được đặt lại tên “nhân tố khách hàng” bao gồm 4 biến quan sát: Nhân tố thuộc về khách hàng (YTKH) Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích NTKH1 Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và không
thiện chí trả nợ vay NTKH2
Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh
doanh kém NTKH3
Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch NTKH4
Nhân tố 6 (X6): được đặt lại tên “thông tin tín dụng” bao gồm 4 biến quan sát:
Thông tin tín dụng (TTTD)
TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy TTTD1 Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng TTTD2 Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng TTTD3
(nguồn: kết quả xử lý, 2017)
Bảng 4.5. KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .829 Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 434.730
df 6
4.2.2.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy 4 biến quan sát được gom thành 1 nhân tố, với hệ số mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố KMO=0.829 > 0.5 nên phân tích nhân tố hoàn toàn phù hợp, đáng tin cậy và Sig.(Bartlett’s Test of Sphericity)=0.000 (sig.<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau tổng thể.
Bảng kiểm định mức ý nghĩa của các nhân tố rút trích ra (Total Variance Explained): Hệ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích cho mỗi nhân tố
(Eigenvalues) = 2.975 > 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất, chứng tỏ thang đo được chấp nhận. Tổng phương sai trích (Rotation Sum of Squared Loadings) là 74.368% > 50%. Kết quả cho thấy, tất cả các biến số có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5 cho nên không có biến nào bị loại.
Bảng 4.6. Component Matrix Quản trị rủi ro tín dụng QTRRTD1 .830 QTRRTD2 .826 QTRRTD3 .898 QTRRTD4 .892 Phương sai trích 74.368% Giá trị Eigenvalue 2.975 (nguồn: kết quả xử lý, 2017) Với tất cả kết quả phân tích EFA trên cho chúng ta kết luận rằng các thang đo đã đạt giá trị hội tụ. Hay nói cách khác, các biến quan sát đã đại diện được cho các khái niệm nghiên cứu cần phải đo.
4.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu chính thức Điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa xếp hạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa quy trình cấp tín dụngtín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố khách quan và quản trị rủi ro tín dụng
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố về phía khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa thông tin tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng Chính sách tín dụng Xếp hạng tín dụng Quy trình cấp tín dụng