Nhân tố Xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh vũng tàu (Trang 64 - 66)

Bảng 5.4. Thống kê mô tả nhân tố xếp hạng tín dụng

Biến quan sát Giá trị trung bình

Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ 2.91 Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế 3.08 Hệ thống XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đưa

ra quyết định cho vay hợp lý 2.96

Hệ thống XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay 2.94 (Nguồn: Kết quả xử lý)

Kết quả nghiên cứu cho thấy “xếp hạng tín dụng” là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thứ 4 (β = 0.154) đến quản trị rủi ro tín dụng trong nhóm 06 nhân tố tác động trong phạm vi nghiên cứu đề tài. Để cãi thiện nhân tố này, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:

Biến quan sát “Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ” có giá trị trung bình là 2.91, và Biến quan sát “Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế” có giá trị trung bình là 3.08. Để cãi thiện 2 biến quan sát này, ngân hàng cần bổ sung nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II, nhất là việc tính toán các thước đo rủi ro xác xuất vỡ nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD), tổng dư nợ tại thời điểm KH trả được nợ (EAD) của KH đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của NHTM.

Biến quan sát “Hệ thống XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hợp lý” có giá trị trung bình là 2.96, để cãi thiện yếu tố này, ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành nhằm phản ánh trung thực và minh bạch chất lượng nợ của Chi nhánh, kịp thời phát hiện và nhanh chóng xử lý những khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro, hạn chế tối đa những phát sinh nợ có vấn đề mới. Công tác kiểm tra việc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cũng cần phải được tiến hành thường xuyên tránh tình trạng một số Chi nhánh cố tình làm sai vì thành tích.

Biến quan sát “Hệ thống XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay” có giá trị trung bình là 2.96, để cãi thiện yếu tố này, ngân hàng cần phải thực hiện cơ chế giám sát rủi ro theo xếp hạng tín dụng KH. Xếp hạng tín dụng KH không chỉ giúp NH phân loại rủi ro theo từng khoản vay và đối tượng KH mà còn giúp NH theo dõi và điều chỉnh quan hệ tín dụng phù hợp thông qua điều chỉnh lãi suất, giới hạn tín dụng, biện pháp xử lý khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh vũng tàu (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)