Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh vũng tàu (Trang 56)

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhân tố là: Chính sách tín dụng (CSTD); Quy trình cấp tín dụng (XHTD); Thông tin tín dụng (TTTD); Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD); Nhân tố về phía khách hàng (YTKH); Nhân tố khách quan (YTKQ) ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là:

(1) Thông tin tín dụng (β = 0.389) (2) Chính sách tín dụng (β = 0.258) (3) Nhân tố khách hàng (β = 0.173)

(4) Xếp hạng tín dụng (β = 0.154) (5) Nhân tố khách quan (β = 0.128) (6) Quy trình cấp tín dụng (β = 0.097)

Bảng 4.12. Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị rủi ro tín dụng

Biến Hệ số hồi quy Trọng số ảnh hưởng Thứ tự ảnh hưởng CSTD 0.258 22% 2 XHTD 0.154 13% 4 QTCTD 0.097 8% 6 NTKQ 0.128 11% 5 NTKH 0.173 14% 3 TTTD 0.389 32% 1 Tổng 1.199

Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Biến Hệ số chuẩn hóa Sig

CSTD 0.258*** .000 XHTD 0.154*** .009 QTCTD 0.097* .060 NTKQ 0.128** .019 NTKH 0.173*** .002 TTTD 0.389*** .000 Hệ số xác định R2 52.8%

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định các giả thuyết

Nội dung Kì vọng

Kết

quả Kết luận Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa

chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H1 Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa

xếp hạng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H2 Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa

quy trình cấp tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H3

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa yếu tố khách quan và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H4 Giả thuyết H5: Có mối quan hệ dương giữa

yếu tố khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H5 Giả thuyết H6: Có mối quan hệ dương giữa

thông tin tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng

+ + Chấp nhận H6

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu, 2017)

Biến Chính sách tín dụng (CSTD) có giá trị sig bằng 0 < 1%, có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99% nên chấp nhận giả thuyết H1.

Biến Xếp hạng tín dụng (XHTD) có giá trị sig bằng 0.09 < 1%, có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99% nên chấp nhận giả thuyết H2.

Biến Quy trình cấp tín dụng (QTCTD) có giá trị sig bằng 0.06 < 5%, có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 95% nên chấp nhận giả thuyết H3.

Biến Nhân tố khách quan (YTKQ) có giá trị sig bằng 0.019 < 5%, có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 95% nên chấp nhận giả thuyết H4.

Biến Nhân tố khách hàng (YTKH) có giá trị sig bằng 0.02 < 5%, có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 95% nên chấp nhận giả thuyết H5.

Biến Thông tin tín dụng (TTTD) có giá trị sig bằng 0 < 1%, có ảnh hưởng cùng chiều đến quản trị rủi ro tín dụng tại độ tin cậy 99% nên chấp nhận giả thuyết H5.

Như vậy, kết quả mô hình hồi quy cho thấy 6 nhân tố là TTTD (Thông tin tín dụng); CSTD (Chính sách tín dụng); CLNL (Chất lượng nguồn nhân lực), XHTD (Xếp hạng tín dụng); MTBN (Môi trường bên ngoài) và QTCTD (Quy trình cấp tín dụng) ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên Long. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 như trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 đã trình bày thông tin về mẫu khảo sát, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, khảo sát các biến. Qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA, hồi quy đa biến cho thấy mô hình nghiên cứu lý thuyết là hoàn toàn phù hợp với dữ liệu. Trong đó, 6 nhân tố đều tác động đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Kiên Long là: Thông tin tín dụng (β = 0.389); Chính sách tín dụng (β = 0.258); Nhân tố khách hàng (β = 0.173); Xếp hạng tín dụng (β = 0.154); Nhân tố khách quan (β = 0.128); Quy trình cấp tín dụng (β = 0.097)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận

Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 198 phiếu. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau:

- Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0.6) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.

- Bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Enter, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát với cỡ mẫu 198 các lãnh đạo ngân hàng, cán bộ quản lý và nhân viên tại các chi nhánh, phòng giao dịch thuộc ngân hàng Kiên Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm hiện tại có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng dựa trên hệ số beta chuẩn hóa theo thứ tự ảnh hưởng là thông tin tín dụng với hệ số hồi quy Beta là 0.389; thứ hai là chính sách tín dụng với hệ số beta là 0.258, thứ ba là nhân tố khách hàng với hệ số hồi quy beta là 0.173; thứ tư là xếp hạng tín dụng với hệ số hồi quy là 0.154, nhân tố khách quan là 0.128 và cuối cùng là quy trình cấp tín dụng với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.097. Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 như trong mô hình nghiên cứu được chấp nhận.

- Mô hình hồi quy có hệ số R2 = 52.8%, chứng tỏ độ phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu là khá cao, giải thích được 52.8% cho bộ dữ liệu khảo sát.

5.2. Hàm ý quản trị nhằm cãi thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với ngân hàng Kiên Long ngân hàng Kiên Long

5.2.1. Nhân tố thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có hệ số beta chuẩn hóa (β = 0.389) là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thẩm định tín dụng từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đối tượng và giá trị khoản vay phù hợp với năng lực tài chính, kinh doanh của KH. Để cãi thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Kiên Long thông qua nhân tố thông tin tín dụng, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị sau:

Bảng 5.1. Thống kê mô tả nhân tố thông tin tín dụng

Biến quan sát Gía trị trung bình

TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy 3.32 Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 3.35 Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 3.28

(nguồn: kết quả xử lý)

Biến quan sát “TTTD là đầy đủ, khách quan, chính xác và đáng tin cậy” có giá trị trung bình 3.32. Để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng Kiên Long cần thông tin tín dụng kịp thời, chính xác và đầy đủ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NH.

Biến quan sát “Chất lượng TTTD tốt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng” có giá trị trung bình 3.35, Kiên Long cần thành lập bộ phận tổng hợp xử lý thông tin tín dụng nội bộ có trách nhiệm tổng hợp, lưu trữ thông tin từ các chi nhánh của tất cả các KH giúp các bộ phận có thông tin kịp thời và dễ dàng. Bộ phận tổng hợp xử thông tin tín dụng được xây dựng và bố trí ở Trụ Sở chính và theo từng khu vực hoạt động trong cả nước.

Biến quan sát “Ngân hàng có xây dựng hệ thống thông tin tín dụng”, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần phải được cung cấp từ nhiều nguồn đáng tin cậy và liên tục được cập nhật định kỳ, đáp ứng kịp thời cho việc rà soát tình hình hoạt động của danh mục vốn vay, nhất là các thông tin về tình hình tài chính của KH, nhằm tránh tình trạng lạc hậu về thông tin.

5.2.2. Nhân tố chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng có hệ số beta chuẩn hóa (β = 0.258), có mức độ ảnh hưởng thứ 2 đến quản trị rủi ro tín dụng. Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, phù hợp với năng lực quản trị và hoạt động của Kiên Long trong từng thời kỳ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng và hiệu quả. Bên cạnh đó chính sách tín dụng phải phù hợp với quy định của Nhà Nước và chính sách

quản lý kinh tế trong từng giai đoạn nhằm góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.

Bảng 5.2. Thống kê mô tả nhân tố chính sách tín dụng

Biến quan sát Giá trị

trung bình

CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể 3.29 CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho

vay 3.33

CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh tế 3.37 CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên quan,

từng nhân viên tín dụng 3.31

(Nguồn: Kết quả xử lý)

Biến quan sát “CSTD có định hướng, chiến lược cụ thể” có giá trị trung bình là 3.29, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng có định hướng chiến lược cụ thể trong thời gian hiện tại cũng như trong tương lai.

Biến quan sát “CSTD đa dạng về hình thức cấp tín dụng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay” có giá trị trung bình là 3.33, để cãi thiện cho biến quan sát này, Kiên Long cần xây dựng và duy trì danh mục đầu tư hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro, tránh việc đầu tư tập trung vào 1 KH hoặc 1 nhóm KH, một ngành nghề cụ thể để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Danh mục đầu tư tín dụng hợp lý phải phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, thế mạnh kinh tế của từng vùng, từng khu vực, từng đối tượng KH cụ thể trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách của Chính phủ và NHNN và có kết hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của NH. Dựa vào đó, Kiên Long lập kế hoạch cụ thể và chi tiết về tỷ trọng cấp tín dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh đảm bảo tính cân đối và phân tán rủi ro tín dụng như tỷ trọng cấp tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ, lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực kinh doanh BĐS, tiêu dùng cá nhân.

Biến quan sát “CSTD được xem xét, điều chỉnh lại phù hợp với tình hình kinh tế” có giá trị trung bình là 3.37, ngân hàng cần xây dựng chính sách giá khép kín, đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ của NH tạo thuận lợi cho việc bán chéo sản phẩm và dễ dàng cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho KH từ đó duy trì mối quan hệ với KH. Kiên Long cần phân nhóm hợp lý đối với tất cả các KH sử dụng sản phẩm, dịch vụ của NH để xây dựng và áp dụng chính sách ưu đãi phù hợp. Phân loại KH dựa vào dữ liệu quá khứ, hiện tại lẫn dự phòng trong tương lai các tiêu chí như tiền gửi thanh toán, chất lượng tín dụng, thu nhập mang lại cho NH, để áp dụng giá vốn phù hợp cho vay và huy động, ưu tiên khi giao dịch và các chính sách khác phù hợp với từng phân nhóm khách hàng.

Biến quan sát “CSTD được phổ biến đến từng chi nhánh, phòng ban có liên quan, từng nhân viên tín dụng” có giá trị trung bình là 3.31, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần đồng bộ chính sách tín dụng từng chi nhánh, phòng ban, các địa điểm giao dịch và đặc biệt nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ chính sách tín dụng để tư vấn cho khách hàng.

5.2.3. Nhân tố khách hàng

Kết quả nghiên cứu cho thấy “Nhân tố khách hàng” là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thứ 3 (β = 0.173) đến quản trị rủi ro tín dụng trong nhóm 06 nhân tố tác động trong phạm vi nghiên cứu đề tài.

Bảng 5.3. Thống kê mô tả nhân tố khách hàng

Biến quan sát Giá trị

trung bình

Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích 3.35

Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và không thiện chí

trả nợ vay 3.18

Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh doanh

kém 3.31

Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch 3.37 (Nguồn: Kết quả xử lý)

Biến quan sát “Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích” có giá trị trung bình 3.35, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ để tránh tình trạng khách sử dụng vốn sai mục đích. Khách hàng cung cấp thông tin mục đích vay vốn của mình là gì để trước khi ngân hàng cấp vốn.

Biến quan sát “Khách hàng gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng và không thiện chí trả nợ vay” có giá trị trung bình là 3.18, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng cần nắm rõ những khách hàng có hành vi gian lận, cố tình lừa đảo ngân hàng hoặc thậm chí không thiện chí trả nợ vay. Vì vậy, ngân hàng cần nắm rõ thông tin tín dụng về khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng.

Biến quan sát “Khách hàng vay kinh doanh không hiệu quả, năng lực kinh doanh kém” có giá trị trung bình là 3.31, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng tư vấn về việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả đối với một số trường hợp kế hoạch kinh doanh không thấy khả thi hoặc những khách hàng có năng lực kinh doanh còn yếu kém.

Biến quan sát “Tình hình tài chính kém thiếu minh bạch” có giá trị trung bình bằng 3.37, để cãi thiện biến quan sát này, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tài chính như tài sản thế chấp đối với khách hàng cá nhân hoặc báo cáo tài chính đối với khách hàng là tổ chức/doanh nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở đó, ngân hàng thẩm định trước khi cấp vốn.

5.2.4. Nhân tố Xếp hạng tín dụng

Bảng 5.4. Thống kê mô tả nhân tố xếp hạng tín dụng

Biến quan sát Giá trị trung bình

Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ 2.91 Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế 3.08 Hệ thống XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đưa

ra quyết định cho vay hợp lý 2.96

Hệ thống XHTD hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát các khoản vay 2.94 (Nguồn: Kết quả xử lý)

Kết quả nghiên cứu cho thấy “xếp hạng tín dụng” là nhân tố có mức độ ảnh hưởng thứ 4 (β = 0.154) đến quản trị rủi ro tín dụng trong nhóm 06 nhân tố tác động trong phạm vi nghiên cứu đề tài. Để cãi thiện nhân tố này, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:

Biến quan sát “Các chỉ tiêu đánh giá là hợp lý và đầy đủ” có giá trị trung bình là 2.91, và Biến quan sát “Cập nhật, điều chỉnh các chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế” có giá trị trung bình là 3.08. Để cãi thiện 2 biến quan sát này, ngân hàng cần bổ sung nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II, nhất là việc tính toán các thước đo rủi ro xác xuất vỡ nợ (PD), tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD), tổng dư nợ tại thời điểm KH trả được nợ (EAD) của KH đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia (đòi hỏi có cán bộ chuyên sâu, am hiểu về nghiệp vụ). Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của NHTM.

Biến quan sát “Hệ thống XHTD đánh giá tốt khả năng trả nợ của khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hợp lý” có giá trị trung bình là 2.96, để cãi thiện yếu tố này, ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành nhằm phản ánh trung thực và minh bạch chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh vũng tàu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)