Những quy định, tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

(ILO) về người khuyết tật và dạy nghề đối với người khuyết tật

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là tổ chức liên chính phủ đƣợc thành lập vào năm 1919 theo quyết định của Hội nghị hòa bình Pari họp tại Vecxay (Cộng hòa Pháp). Hoạt động chính của ILO là xác lập các tiêu chuẩn lao động thông qua việc ban hành các công ƣớc, khuyến nghị về các vấn đề trong lĩnh vực lao động. ILO đã đƣa quan điểm của mình về nhiều vấn đề trong lĩnh vực lao động nhƣ độ tuổi lao động tối thiểu, an toàn lao động vệ sinh lao động, an sinh xã hội, thƣơng lƣợng tập thể... Hƣớng nghiệp đào tạo nghề cũng là một trong những lĩnh vực mà ILO rất quan tâm bởi đây chính là nhân tố quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực. Trong 185 công ƣớc và 193 khuyến nghị mà ILO ban hành có tới khoảng gần một chục công ƣớc và nhiều khuyến nghị đã trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết đều đƣợc quy định chung với các công ƣớc và khuyến nghị về việc làm chỉ có hai công ƣớc quy định trực tiếp về vấn đề đào tạo nghề. Đó là Công ƣớc số 142 "Công ước về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc phát triển nguồn

nhân lực" đƣợc Hội nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế thông qua năm

1970 và có hiệu lực từ 19/7/1974 gồm 13 điều và công ƣớc số 159 "Công ước

về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật" đƣợc thông

qua ngày 20/6/1983 gồm 17 điều.

Các khuyến nghị quy định trực tiếp về đào tạo nghề bao gồm: Khuyến nghị về hƣớng nghiệp 1949, Khuyến nghị về đào tạo nghề 1962. Bên cạnh đó còn có 6 công ƣớc gián tiếp quy định về vấn đề đào tạo nghề. Trên cơ sở các công ƣớc và khuyến nghị đó, ILO đã đƣa ra quan điểm của mình về đào tạo nghề và khuyến cáo các nƣớc thành viên tuân thủ các quy định này. Tuy nhiên dạy nghề cho NKT chỉ đƣợc đề cập tại hai công ƣớc đó là Công ƣớc số 142 và Công ƣớc số 159.

38

Tại Điều 1 của Công ƣớc số 142 có quy định các chính sách về hƣớng nghiệp, đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia phải khuyến khích và giúp đỡ mọi ngƣời trên cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử. Sự phân biệt đối xử ở đây sẽ bao gồm giữa những lao động với nhau, giữa lao động nam và lao động nữ và đặc biệt là đối với lao động tàn tật. Đối với những NTT, triển vọng tìm đƣợc một việc làm thích hợp, cũng nhƣ triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp đều rất khó do sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Chính vì vậy, việc tái thích ứng nghề nghiệp cho ngƣời lao động tàn tật nhằm tránh sự phân biệt đối xử là một vấn đề cần thiết phải đặt ra đối với các quốc gia. ILO đã có Công ƣớc số 159 quy định về vấn đề này. Theo đó, ILO khuyến cáo các nƣớc thành viên phải coi mục đích tái thích ứng nghề nghiệp là làm cho NTT có thể tìm đƣợc và duy trì một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ đƣợc về mặt nghề nghiệp, và do đó đƣợc dễ dàng trong việc hòa nhập hoặc tái hòa nhập vào xã hội [48, Điều 1, Khoản 2].

Chính sách về tái thích ứng nghề nghiệp đối với NKT phải trong tầm sử dụng của mọi NKT và phải thúc đẩy đƣợc những cơ may có việc làm của NKT trên thị trƣờng lao động. Một trong những biện pháp đảm bảo tái thích ứng nghề nghiệp cho NKT mà các quốc gia phải thực hiện là cung ứng các dịch vụ hƣớng nghiệp, đào tạo nghề [46, Điều 7]. Đồng thời các quốc gia cần cố gắng đào tạo cho những cán bộ làm việc trong lĩnh vực tái thích ứng nghề nghiệp cho NKT có trình độ nghiệp vụ và kiến thực về hƣớng nghiệp, đào tạo nghề, sắp xếp việc làm.

39

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Ngƣời khuyết tật mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số trong xã hội nhƣng họ là một bộ phận dân cƣ cấu thành nên cộng đồng xã hội. Trong suốt một thời gian dài, có quan niệm cho rằng tình trạng bất lợi, thiệt thòi của ngƣời khuyết tật là hậu quả không tránh khỏi của sự sút kém về tinh thần, thể chất của ngƣời khuyết tật. Theo đó các chính sách và quy định của pháp luật thƣờng nghiêng nhiều về khía cạnh bảo trợ xã hội với đối tƣợng rủi ro, bất hạnh cần đƣợc nâng đỡ và trợ giúp. Các quy phạm pháp luật về ngƣời khuyết tật nằm rải rác ở nhiều loại văn bản pháp quy thuộc các lĩnh vực khác nhau (dân sự, lao động, hôn nhân gia đình, giáo dục, đào tạo…) Đến nay, cùng với sự thay đổi của cộng đồng quốc tế trong nhận thức và hành động, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định tƣơng thích có hiệu lực cao để đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngƣời khuyết tật dƣới góc độ quyền con ngƣời. Từ khi Luật Ngƣời khuyết tật 2010 ra đời, với sự ghi nhận một cách chính thức khái niệm "Ngƣời khuyết tật" so với khái niệm "ngƣời tàn tật" trong Pháp lệnh trƣớc đây đã thể hiện có bƣớc tiếp cận mới trong cách nhận thức về NKT, không chỉ đảm bảo tính nhân văn của Đảng và Nhà nƣớc, mà còn hàm chứa đầy đủ hơn đối tƣợng áp dụng cũng nhƣ tiếp cận phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế. Việc làm rõ đặc điểm, dạng tật, mức độ khuyết tật cũng nhƣ những đặc thù, ý nghĩa xã hội và sự cần thiết của pháp luật dạy nghề đối với NKT có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và các chính sách với NKT phù hợp với quan niệm mới của thời đại cũng nhƣ thông lệ quốc tế.

40

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DẠY NGHỀ ĐỐI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)