Kiến nghị hoàn thiện quá trình thực hiện pháp luật về dạy nghề

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 96 - 115)

nghề đối với người khuyết tật

Khi xây dựng luật về NKT và các chính sách để đƣa các luật này vào thực tiễn cuộc sống cần đặc biệt chú ý đến khả năng thực hiện sao cho mọi vấn đề liên quan đến thực hiện đều đƣợc tính đến và có thế giải quyết đƣợc một cách dễ dàng. Hiệu lực của pháp luật và chính sách về khuyến khích dạy nghề đối với NKT sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những biện pháp đƣợc áp dụng để thực hiện những quy định của pháp luật.

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, gia đình, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh việc ban hành các chính sách cụ thể,

Nhà nƣớc phải kiểm tra, giám sát quá trình thực thi các quy định của mình trên thực tế để kịp thời khắc phục những tồn tại, tạo cơ hội tối đa cho NKT có thể đƣợc học nghề, nâng cao tay nghề, hòa nhập xã hội. Cần giám sát một cách minh bạch và tạo ra các kênh đền bù có thể tiếp cận đƣợc trong trƣờng hợp xảy ra vi phạm. Ở đây bao hàm cần có một bộ máy của Chính phủ nhƣ thanh tra hoặc ủy ban quyền con ngƣời quốc gia, một cơ quan bao gồm cả Chính phủ và các tổ chức xã hội để giám sát quá trình thực hiện. Có thể kết hợp với các cơ quan tƣ pháp để dễ tiếp cận và có khả năng giải quyết vấn đề. Các cơ quan nhà nƣớc có thể cấp kinh phí hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề dƣới hình thức khoản tiền trợ cấp hoặc khuyến khích về thuế để trang trải các khoản phát sinh thêm liên quan đến đào tạo nghề cho NKT…

Các biện pháp hỗ trợ đào tạo nghề có thể đƣợc áp dụng cho cơ sở dạy nghề, NKT có thể thể hiện dƣới các hình thức nhƣ: Khuyến khích về tài chính

90

(trợ cấp hoặc giảm thuế); Lợi ích bằng hiện vật, ví dụ cho mƣợn hoặc tặng thiết bị dạy nghề cho NKT, hỗ trợ nguyên liệu cho thực hành...Dịch vụ tƣ vấn hoặc cung cấp thông tin về các cơ sở dạy nghề và nhu cầu của ngƣời học nghề. Trong đó, dƣới hình thức hỗ trợ tài chính, số tiền trợ giúp có thể dùng vào việc trang trải cho những chi phí liên quan đến vấn đề học nghề của NKT, ví dụ các chi phí liên quan đến tạo môi trƣờng học nghề phù hợp; khuyến khích vật chất cho NKT hoặc thƣờng thấy hơn cả là cho chính doanh nghiệp, những khuyến khích nhƣ vậy có thể đƣợc coi nhƣ những phần thƣởng cho doanh nghiệp và tuyệt đối không đƣợc tính trừ vào phần các chi phí thêm do việc nhận NKT. Bên cạnh đó, xã hội, gia đình cũng cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NKT tham gia học nghề, không đƣợc hạn chế khả năng của họ. Về phía các cơ sở dạy nghề cần nâng cao chất lƣợng dạy nghề, tìm hiểu thông tin thị trƣờng việc làm để sau khi hoàn thành khóa học NKT có thể tìm đƣợc việc làm một cách dễ dàng.

Việc thực hiện thành công các sáng kiến đào tạo nghề đảm bảo cơ hội bình đẳng và đƣa NKT hòa nhập với cộng đồng đòi hỏi có sự hợp tác của tất cả các ngành, cơ quan, tổ chức trong xã hội nhƣ: Các cấp có thẩm quyền ở địa phƣơng hoặc các cơ quan liên quan nhƣ Sở lao động ở tỉnh; Các liên đoàn lao động và doanh nghiệp có NKT làm việc; Các cơ sở đào tạo nghề cho NKT; và các cơ quan địa phƣơng nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các tổ chức tự lực và các tổ chức của NKT.

Thứ hai, tăng cường nhận thức cho cộng đồng, xã hội và của chính bản thân NKT. Thực tiễn cho thấy những chính sách quy định trong pháp luật dù

thế nào cũng không thể giải quyết đƣợc toàn bộ các vấn đề đang đặt ra đối với NKT. Trở ngại lớn nhất đối với phần đông những NKT chính là cách nhìn nhận và thái độ của xã hội đối với họ. Vấn đề giáo dục nhận thức của gia đình và xã hội mang ý nghĩa quan trọng thông qua việc hiểu biết về quyền của NKT, xây

91

dựng ý thức tôn trọng NKT trong hệ thống giáo dục các cấp, kế thừa truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, thay đổi thái độ phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật, nhìn nhận và động viên sự đóng góp của NKT…Những vấn đề này cùng với luật pháp sẽ góp phần tạo nên sự hỗ trợ thiết thực để thúc đầy NKT tham gia tốt hơn vào đời sống xã hội. Đối với cộng đồng, cần nâng cao nhận thức về NKT, đối xử với họ trƣớc hết bằng lòng tôn trọng nhƣ những ngƣời khác, sau đó là sự thấu hiểu và sẻ chia với những khó khăn họ gặp phải trong cuộc sống, ủng hộ, động viên họ vƣợt lên trên hoàn cảnh để khẳng định bản thân, hòa nhập vào cộng đồng, tổ chức các hoạt động nhƣ các ngày hội giao lƣu trao đổi để mọi ngƣời hiểu rõ hơn về NKT. Thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả năng làm việc của NKT, thay đổi định kiến cho rằng NKT không đảm bảo sức khỏe làm việc, nhận NKT thêm phiền phức, tốn kém, kinh doanh không có lãi. Cần hiểu rằng khuyết tật không chỉ là phải những khiếm khuyết về thể chất và tâm sinh lý mà còn do thái độ của xã hội, các hành động ứng xử và gạt bỏ tạo ra một môi trƣờng làm tăng thêm những khuyết tật này. Tránh các định kiến văn hóa tiêu cực, phân chia NKT thành những ngƣời phải chịu hậu quả của cái gọi là số phận, sự trừng phạt của thần thánh hoặc tiền định. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng lao động NKT, cần phải nhận thức đây cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Vì nếu không đƣợc làm việc thì NKT sẽ phải sống phụ thuộc, gánh nặng gia đình và cộng đồng.

Đối với NKT, tất cả những nỗ lực của Nhà nƣớc và pháp luật cũng nhƣ của cộng đồng sẽ không có ý nghĩa gì nếu chính NKT không tự ý thức đƣợc giá trị của bản thân, không có ý chí vƣợt lên trên khó khăn, thử thách, ỷ lại vào gia đình, xã hội hay tự ty, thu mình lại. Chính NKT hơn ai hết phải tìm hiểu, nắm bắt đƣợc pháp luật và chính sách về mình, tận dụng quyền của mình, sự trợ giúp của nhà nƣớc, cộng đồng, gia đình để khắc phục khó khăn, khẳng định bản thân, sống hòa nhập, cống hiến cho đất nƣớc nhƣ tất cả mọi

92

thành viên trong xã hội. Để NKT đƣợc học nghề không chỉ trông chờ vào các chính sách xã hội hay tình thƣơng. Về phía NKT cũng phải tìm cách tiếp cận thông tin từ các cơ sở dạy nghề để lựa chọn nghề phù hợp với khả năng của mình, đồng thời NKT phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đƣơng đƣợc công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định đƣợc mình là những ngƣời “tàn mà không phế”. Đã đến lúc, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm của ngƣời quản lý. Có nhƣ vậy, NKT mới đƣợc hƣởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý nhƣ những ngƣời học nghề bình thƣờng khác, góp phần đƣa ƣớc nguyện “hãy đƣa chúng tôi hòa nhập với cộng đồng” của NKT trở thành hiện thực.

Để nâng cao nhận thức cộng đồng, nhận thức của NKT về vấn đề khuyết tật nói chung, về học nghề của NKT nói riêng, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội) - đơn vị quản lý nhà nƣớc về vấn đề NKT chỉ đạo Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội xây dựng kế hoạch của địa phƣơng triển khai việc phổ biến, tuyên truyền Luật Ngƣời khuyết tật. Các Bộ, ngành khác xây dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến NKT trong phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc, tập trung vào khu vực nông thôn, miền núi. Đồng thời yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp có cam kết về thực hiện tuyên truyền phổ biến Luật Ngƣời khuyết tật. Ngân sách nhà nƣớc và ngân sách địa phƣơng cần phân bổ tài chính cho hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật NKT.

Thứ ba, phát triển hệ thống thông tin phản hồi của NKT: Việt Nam đã xây dựng và vận hành thí điểm hệ thống thông tin phản hồi của NKT. Tháng 6/2010, Văn phòng Điều phối các hoạt động ngƣời tàn tật (NCCD) đã khai trƣơng hệ thống thông tin phản hồi về chính sách, công tác NKT. Hệ thống ra đời nhằm tạo cơ hội cho NKT thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của mình,

93

đồng thời giúp NCCD thu thập, xử lý thông tin về những bất cập nảy sinh trong công tác hỗ trợ NKT, những vi phạm trong quá trình triển khai Luật NKT và các chính sách liên quan... Kết quả thử nghiệm cho thấy, đây là một hƣớng đi đúng, rất hữu ích cho các cơ quan hữu quan cũng nhƣ bản thân NKT trong quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ NKT.

Tuy nhiên trên thực tế, số lƣợng những trƣờng hợp liên hệ và phản hồi thông tin rất ít. Theo báo cáo thƣờng niên của NCCD, hết năm 2010, có tới gần 35% số NKT không biết chữ, 21% NKT chƣa tốt nghiệp tiểu học. Lớp may công nghiệp của Trung tâm dạy nghề cho ngƣời khuyết tật và trẻ mồ côi Thành phố Hồ Chí Minh. Việc phản hồi thông tin của NKT rất đặc thù, khi hầu hết họ phải có sự trợ giúp của những ngƣời thân, trong khi gia đình của phần lớn NKT đang gặp nhiều khó khăn. Hầu hết NKT sống trong những gia đình nghèo. Nhiều ngƣời khiếm thính còn mù chữ hoặc chỉ học đến tiểu học, nhận thức của NKT rất hạn chế khi tiếp cận với các thông tin về văn bản chính sách pháp luật. Ngay cả khi vào đƣợc trang web của NCCD, họ vẫn cần có ngƣời giải thích các nội dung đó bằng ngôn ngữ ký hiệu thì mới hiểu đƣợc. Hiện nay một hệ thống chỉ với một địa chỉ thƣ điện tử và 3 số điện thoại liên hệ, trong khi đội ngũ cán bộ tại văn phòng còn ít nhƣng đảm nhiệm quá nhiều công việc.

Nếu những vấn đề của NKT có thể đƣợc giải quyết ngay tại địa phƣơng thì sẽ tốt hơn, nhanh chóng hơn là phải thông qua các hình thức phản hồi nhƣ viết đơn kiến nghị, điện thoại... theo đúng quy trình xử lý NCCD đƣa ra. Để đảm bảo những kiến nghị của NKT đƣợc giải quyết triệt để, để NKT tin tƣởng vào hệ thống phản hồi, cần có sự kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả phản hồi. Luật NKT đã có hiệu lực từ 1/1/2011 với nhiều điểm tiến bộ so với pháp lệnh về ngƣời tàn tật. Nhƣng để Luật thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo cho NKT biết và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách hiệu quả nhất,

94

thực tế cho thấy, cần đa dạng hơn nữa kênh thông tin phản hồi để những ngƣời mắc phải các dạng khuyết tật khác nhau có thể tiếp cận và góp tiếng nói của mình, để NKT từng bƣớc cải thiện chất lƣợng cuộc sống. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc triển khai hệ thống thông tin phản hồi nhằm tăng cƣờng sự tham gia của NKT và các tổ chức của NKT trong việc giám sát thực hiện chính sách liên quan đến đào tạo nghề cho NKT tại Việt Nam, từ đó các cơ quan hữu quan nắm bắt đƣợc nhu cầu và nguyện vọng đƣợc học nghề của NKT cũng nhƣ của các cơ sở dạy nghề.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo nghề phù hợp với khả năng của NKT và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động. Nên tách

dạy nghề cho NKT ra khỏi cƣờng công tác giám sát và chế tài đối với doanh nghiệp về thực hiện quy các chƣơng trình dạy nghề, không nên gắn chung một số chƣơng trình hiện nay, xã hội hóa công tác dạy nghề cho NKT; có chính sách ƣu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc tham gia dạy nghề gắn với việc làm tại chỗ cho NKT; tăng cƣờng chính sách hỗ trợ, khuyến khích dạy nghề tạo việc làm tại chỗ cho NKT; tăng định nhận NKT vào làm việc; khuyến khích các đơn vị dịch vụ việc làm xây dựng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT, và hỗ trợ tăng cƣờng sự hợp tác giữa các đơn vị liên quan trong việc cung cấp, kết nối các dịch vụ việc làm cho NKT; xây dựng cơ sở dữ liệu, thống kê về việc làm của NKT, bao gồm tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ học nghề, có việc làm sau học nghề, tỷ lệ duy trì đƣợc công việc bền vững. Trong tƣơng lai ngƣời ta ngày càng chú trọng tới cơ hội việc làm mở, Công ƣớc do Liên hợp quốc ban hành về quyền của NKT cũng có đề cập đến việc mở ra thị trƣờng mở cho NKT. Tuy nhiên nhiều NKT cũng có thể gặp khó khăn để chuyển từ môi trƣờng làm việc đƣợc bảo trợ sang thị trƣờng lao động mở. Để làm cho phƣơng pháp thị trƣờng lao động mở hoạt động, cần thiết phải có các chƣơng trình đổi mới để hỗ trợ bắc cầu từ việc làm đƣợc bảo trợ sang thị trƣờng mở

95

bao gồm cả dạy việc, đào tạo nghề tại chỗ, các chƣơng trình lấy kinh nghiệm làm việc và thực tập phi chính thức. Ngoài ra, cần quy định về ngành nghề dành riêng cho NKT, chặt chẽ hơn trong các quy định về tổ chức dạy nghề cho NKT nhƣ: Giáo án phù hợp, chính sách thỏa đáng cho giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề, phiên dịch cho ngƣời khiếm thính. Thời gian học nghề đối với NKT cần phải linh hoạt, tăng thêm thời gian so với ngƣời không khuyết tật. Vì hiện nay, NKT đã có mặt và tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nên lồng ghép vấn đề dạy nghề cho NKT vào các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc trợ giúp về dạy nghề, giáo dục văn hóa, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho lao động khuyết tật. Tăng cƣờng khả năng tiếp cận và cung cấp các dịch vụ việc làm cho họ.

Bên cạnh đó, có biện pháp tổ chức thực hiện tốt các quy định về tiếp cận cho NKT, các công trình xây dựng và giao thông công cộng đƣợc thiết kế mới và xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo phải theo quy định hiện hành để phù hợp với việc tiếp cận của NKT, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT dễ dàng đi lại, tiếp cận các hoạt động xã hội, học nghề và làm việc. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào công tác tuyển dụng và hỗ trợ tạo việc làm cho NKT. Tập trung chỉ đạo các địa phƣơng thành lập quỹ việc làm cho NKT. Cần phát huy hơn nữa hiệu quả của quỹ đất này và cần thực hiện nghiêm túc chế độ thƣởng phạt doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của nhà nƣớc về việc tuyển dụng lao động là NKT.

Ðể tạo cơ hội cho NKT hòa nhập cộng đồng, cần có sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các ngành hữu quan và sự quan tâm của cộng đồng, cần tổ chức phổ cập và nâng cao trình độ văn hóa cho NKT, tạo điều kiện cho NKT học tập; đào tạo nghề cho NKT thực hiện ở mọi trình độ văn hóa, gắn dạy nghề với tạo việc làm có thu nhập.

96

Chú trọng công tác can thiệp sớm, phục hồi chức năng cho NKT ngay từ khi còn nhỏ, qua đó góp phần giảm khó khăn trong học nghề và tìm việc làm sau này. Cụ thể, thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những khuyếm khuyết ở trẻ trƣớc khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên truyền, tƣ vấn và cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, triển khai thực chƣơng trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp ngƣời khuyết tật, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Đồng thời thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 96 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)