Những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dạy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 90)

Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992 và mới đây nhất là Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đều khẳng định NKT là công dân, thành viên của xã hội, có quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, đƣợc chung hƣởng thành quả xã hội. Vì khuyết tật, NKT có quyền đƣợc xã hội trợ giúp để thực hiện quyền bình đẳng và tham gia tích cực vào đời sống xã hội, đồng thời vì khuyết tật họ đƣợc miễn trừ một số nghĩa vụ công dân. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X quy định: “Người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”; “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa và học nghề phù hợp” [33]. Đồng thời khẳng định mọi thành viên, bao gồm cả NKT đều đƣợc nhà nƣớc bảo đảm quyền công dân nhƣ nhau và đều đƣợc hƣởng các thành quả chung của sự phát triển xã hội.

Có thể thấy rằng ngay từ những văn bản pháp lý đầu tiên, Đảng và Nhà nƣớc ta đã hƣớng tới việc xây dựng những chủ trƣơng, chính sách về NKT nói chung và dạy nghề cho NKT nói riêng hƣớng đến một tinh thần nhất quán là tạo điều kiện tối đa cho NKT để họ có thể hòa nhập cộng đồng, đóng góp sức mình cho xã hội, tạo điều kiện tối đa về cơ hội việc học nghề, tạo việc làm không rào cản đối với NKT.

3.2. Những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về dạy nghề đối với ngƣời khuyết tật đối với ngƣời khuyết tật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)